Mydata - Bước đột phá nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng
![]() |
Toàn cảnh buổi tọa đàm |
Phát biểu khai mạc tọa đàm, ông Tạ Quốc Hùng – Chủ tịch Hội đồng Quản lý CIC cho rằng, trong thời đại công nghệ số và toàn cầu hóa sâu rộng, bên cạnh khái niệm thông tin tín dụng truyền thống, các thuật ngữ “Dữ liệu lớn" hay "Dữ liệu thay thế” dần trở nên phổ biến. Các nguồn dữ liệu này tồn tại ở nhiều tổ chức, nhiều hoạt động xã hội, nhiều lĩnh vực trong đời sống sinh hoạt và kinh tế. Nhiều nghiên cứu, giải pháp công nghệ nhằm khai thác và sử dụng các nguồn dữ liệu này đã chứng minh hiệu quả to lớn của các nguồn dữ liệu trong hỗ trợ công tác dự báo, thống kê, hoạch định chính sách, quản trị rủi ro, đánh giá khách hàng, tăng khả năng tiếp cận tín dụng…
Tuy nhiên, việc tập hợp được tất cả các nguồn dữ liệu truyền thống và phi truyền thống để hình thành nên một cở sở hay hệ thống dữ liệu phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau của nền kinh tế thật sự là một công việc khó khăn với không ít các quốc gia, trong đó có Việt Nam, từ việc hình thành khuôn khổ pháp lý về bảo vệ, chia sẻ dữ liệu cá nhân, đến phát triển nền tảng công nghệ để khai thác cơ sở dữ liệu hay xây dựng cơ chế chia sẻ dữ liệu giữa các đơn vị thành viên… Từ thực tế đó, việc xây dựng một hệ thống tập trung các dữ liệu về người tiêu dùng dịch vụ tài chính; hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp dễ dàng tra cứu và kiểm soát dữ liệu tài chính cá nhân từ nhiều tổ chức trong cùng một nền tảng như mô hình MyData của Hàn Quốc là một giải pháp đáng để Việt Nam nghiên cứu và học tập kinh nghiệm.
![]() |
Ông Tạ Quốc Hùng – Chủ tịch Hội đồng Quản lý CIC phát biểu khai mạc |
Theo ông ông Tạ Quốc Hùng, CIC luôn nhận được sự ủng hộ của Chính phủ Việt Nam, Ban Lãnh đạo NHNN trong các hoạt động hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng nói chung, đặc biệt là lĩnh vực thông tin tín dụng nói riêng giữa các quốc gia, các cơ quan thông tin tín dụng trong khu vực và trên toàn thế giới. Việc chia sẻ thông tin cởi mở về cơ sở hạ tầng MyData trong lĩnh vực tài chính và những ứng dụng của hệ thống MyData về xếp hạng tín dụng và cải thiện các dịch vụ tài chính dành cho khách hàng sẽ giúp ích cho Việt Nam trong xây dựng hệ thống dữ liệu mới. Từ đó hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tiếp cận và kiểm soát thông tin dữ liệu chặt chẽ hơn, giảm thiểu rủi ro mất an toàn bảo mật thông tin, hạn chế và ngăn chặn tình trạng lừa đảo, đánh cắp danh tính trong các giao dịch tài chính trên nền tảng số.
![]() |
Ông SoYoung Kim - Phó Chủ tịch Ủy ban Dịch vụ tài chính Hàn Quốc (FSC) |
Trong những năm qua, Ủy ban Dịch vụ tài chính Hàn Quốc và Cơ quan dịch vụ thông tin tín dụng Hàn Quốc đã rất nỗ lực và tâm huyết trong việc xây dựng hệ thống MyData đạt hiệu quả, mang tính thiết thực và gắn với đời sống để hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp tại Hàn Quốc. Ông SoYoung Kim - Phó Chủ tịch Ủy ban Dịch vụ tài chính Hàn Quốc (FSC) cho rằng, dữ liệu là nguồn nguyên liệu thô quan trọng trong ngành tài chính. Nhờ dữ liệu, xếp hạng tín dụng sẽ tạo ra những sự đổi mới trong lĩnh vực tài chính, phát triển các sản phẩm dịch vụ bảo hiểm, cho vay... Hệ thống Mydata của Hàn Quốc được coi là mô hình thành công, người dân có thể xem các thông tin của họ, xem các dịch vụ tài chính được xếp hạng và nâng xếp hạng tín dụng cá nhân của mình. "Số người dùng ngày càng tăng, đang có hơn 90 triệu người sử dụng Mydata. Hy vọng Mydata sẽ được ứng dụng vào ngành tài chính Việt Nam", ông SoYoung Kim chia sẻ thêm.
Trên thực tế, việc xây dựng cơ sở hạ tầng dữ liệu Mydata đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực tài chính. Theo Cơ quan Thông tin tín dụng Hàn Quốc (KCIS), cơ sở dữ liệu Mydata dần trở thành một lĩnh vực quan trọng, dẫn đầu xu hướng đổi mới kỹ thuật số. Các luật liên quan đến Mydata được Hàn Quốc sửa đổi từ năm 2020. Hiện có khoảng 720 danh mục dữ liệu trong Mydata tài chính được truyền qua 100 API. Có thể kể đến như thông tin về ngân hàng, thẻ, đầu tư, bảo hiểm, thông tin giao dịch trả góp, tài chính điện tử và các thông tin khác như thông tin viễn thông, kinh doanh tín dụng, bảo hiểm bảo lãnh, cho vay ngân hàng…
Kể từ tháng 7/2023, Hàn Quốc có 61/65 công ty thành viên Mydata được cấp phép đang vận hành dịch vụ. Phần lớn các công ty Mydata cung cấp dịch vụ quản lý tài chính cá nhân và một số công ty cung cáp dịch vụ quản lý tài chính doanh nghiệp mới xuất hiện. Tính đến tháng 4/2023 đã có 80 triệu lượt đăng ký và 220 tỷ lượt giao dịch qua API trong 17 tháng hoạt động. Trong tương lai, Mydata được nhận định sẽ trở thành xu hướng hiện đại và mở rộng trên mọi ngành, tạo ra sức mạnh tổng hợp và hệ sinh thái kinh doanh dữ liệu sôi động.
Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia, diễn giả của hai cơ quan CIC và KCIS cũng đã chia sẻ nhiều thông tin hữu ích cũng như vai trò Mydata của Hàn Quốc trong việc phát triển các dịch vụ tài chính; giới thiệu các giải pháp xây dựng, giải pháp và bảo vệ dữ liệu cá nhân của người tiêu dùng trong khu vực tài chính của Việt Nam...
![]() |
Các đại biểu tham dự Tọa đàm chụp ảnh lưu niệm |
Ông Cao Văn Bình – Tổng Giám đốc CIC cho biết, những thông tin, kinh nghiệm được chia sẻ, trao đổi trong buổi Tọa đàm sẽ là những gợi mở hữu ích cho Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam, các ngân hàng, tổ chức tài chính và cơ quan ban ngành của Việt Nam trong việc định hướng xây dựng một cơ sở dữ liệu đầy đủ các nguồn thông tin tín dụng và phi tín dụng, hình thành các khuôn khổ chia sẻ và khai thác thông tin một cách toàn diện, ứng dụng nền tảng công nghệ thông tin hiện đại… Từ đó phục vụ tốt hơn các nhiệm vụ, mục tiêu của hệ thống ngân hàng và mục tiêu tăng trưởng kinh tế an toàn, bền vững.
Tin liên quan
Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng
