Mỹ thuật ứng dụng: Lập website riêng để liên kết, hợp tác
Kinh tế thị trường mở ra, hàng loạt công ty quảng cáo ra đời, nhiều nhà máy, xí nghiệp, nhà sản xuất hàng tiêu dùng có nhu cầu thiết kế mẫu mã mới. Đô thị hóa cũng giúp nghề trang trí nội ngoại thất, thiết kế thời trang trở nên sáng giá. Kỷ nguyên kỹ thuật số giúp nâng tầm vị thế mỹ thuật ứng dụng trong đời sống xã hội, trực tiếp phản ánh cụ thể những giá trị văn hóa - thẩm mỹ - nghệ thuật của đời sống đương đại.
Với đa dạng các loại hình gồm các thiết kế đồ họa, thiết kế mỹ thuật đa phương tiện, thiết kế trang trí nội thất, thiết kế sản phẩm, thiết kế đồ chơi, thiết kế thời trang và phụ kiện; sản phẩm trên các chất liệu như sơn mài, gốm, sứ, mây tre, chạm khắc vàng, bạc, đồng, gỗ, kim loại, vải, tổng hợp... Các sản phẩm của mỹ thuật ứng dụng được sáng tạo, sản xuất hàng loạt bằng phương tiện từ thủ công cho đến hiện đại, đã thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, phục vụ trực tiếp nhu cầu tiêu dùng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế sản xuất hàng hóa, đóng góp tích cực, có hiệu quả vào việc thẩm mỹ hóa xã hội cũng như thay đổi những thói quen, tập quán lỗi thời, gìn giữ truyền thống văn hóa dân tộc.
![]() |
Mỹ thuật ứng dụng thể hiện bản sắc văn hóa đặc trưng của mỗi quốc gia |
Đặt trong tương quan so sánh với mỹ thuật tạo hình, mỹ thuật ứng dụng được giới chuyên môn nhận định “có ưu thế mạnh và sâu rộng trong việc xâm nhập, tác động vào tất cả mọi lĩnh vực đời sống xã hội”.
Đồng tình với nhận định trên, theo Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, VH - TT & DL) Vi Kiến Thành, mỹ thuật ứng dụng là một lĩnh vực rất rộng, liên quan đến nhiều đối tượng, ngành nghề, do nhiều bộ, ngành cùng quản lý. Trong đó, Bộ VH - TTT & DL, cụ thể là Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm trong phạm vi, quyền hạn nhất định chỉ có thể thúc đẩy nâng cao thị hiếu thẩm mỹ, yếu tố văn hóa của các sản phẩm, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng; khuyến khích những sáng tạo, thiết kế mới, sản phẩm đẹp, có giá trị thẩm mỹ và văn hóa Việt Nam.
Một trong những điều kiện để phát triển mỹ thuật ứng dụng là nguồn nhân lực, trong đó cần có các chế độ đặc biệt, đãi ngộ với các nghệ nhân ở các nghề thủ công. Bởi thực tế số các nghệ nhân có tay nghề giỏi hiện nay vẫn chưa nhiều. Cùng với đó, công tác phát triển làng nghề truyền thống hiện nay còn nhiều bất cập. Hiện nay cả nước có gần 10 triệu người sống bằng nghề thủ công và đang góp phần không nhỏ trong lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam nhưng không được hưởng chính sách nào của Nhà nước. Thậm chí Nhà nước đầu từ trên 34 nghìn tỷ đồng cho các trường đào tạo của Tổng cục Dạy nghề nhưng lại không đầu tư cho làng nghề, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam Lưu Duy Dần cho hay.
Từ thực tế này, ông Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) nhìn nhận: mỹ thuật ứng dụng là một lĩnh vực rất rộng, liên quan đến nhiều đối tượng, nhiều ngành nghề, do nhiều bộ, ngành cùng quản lý. Trong đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cụ thể là Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm trong phạm vi, quyền hạn nhất định chỉ có thể thúc đẩy nâng cao thị hiếu thẩm mỹ, yếu tố văn hóa của các sản phẩm, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng; khuyến khích những sáng tạo, thiết kế mới, sản phẩm đẹp, có giá trị thẩm mỹ và văn hóa Việt Nam, còn Bộ Công thương – đơn vị có quyền phong tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công thì lại không có chuyên môn để định hướng thẩm mỹ và tay nghề cho nghệ nhân…
Cũng vì liên quan đến nhiều đối tượng, nhiều ngành nghề, nên mỹ thuật ứng dụng rất cần sự kết nối, chia sẻ, ủng hộ, liên kết để cùng phát triển, tạo ra những thiết kế sáng tạo, mẫu mã, sản phẩm có giá trị văn hóa, nghệ thuật, có tính ứng dụng, trở thành hàng hóa trong tiêu dùng và xuất khẩu. Theo đó, cần có sự liên kết, phân phối giữa người thiết kế và đơn vị sản xuất; giữa vùng nguyên liệu và nhà sản xuất, giữa sản xuất và tiêu thụ, giữa thị trường trong nước và quốc tế. Có thể nói liên kết, phân phối để cùng phát triển là điều kiện cực kỳ quan trọng của mỹ thuật ứng dụng.
Cũng theo ông Thành, ở thời điểm này để thành lập được một tổ chức, có một bộ máy làm công việc kết nối các mảng hoạt động trong lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng là điều kiện rất khó và không khả thi. Nên chăng các công ty, doanh nghiệp, làng nghề, các nhà thiết kế, nghệ nhân, thợ thủ công hãy cùng nhau thiết kế, thành lập một website mỹ thuật ứng dụng với hệ thống quản trị đáng tin cậy, biến nó trở thành chợ điện tử mỹ thuật ứng dụng, nơi giới thiệu, chào bán các thiết kế, mẫu mã sản phẩm; trao đổi thông tin, các hoạt động mỹ thuật ứng dụng, kết nối các doanh nghiệp, làng nghề, người thiết kế, người sản xuất, kết nối thị trường tiêu thụ ở trong nước và quốc tế.
Đồng thời với đó là việc thành lập Viện Nghiên cứu sơn mài, một chất liệu độc đáo với quy trình chế tác riêng biệt, sáng tạo của Việt Nam. Viện Nghiên cứu sơn mài sẽ là nơi nghiên cứu và hoạch định chính sách phát triển sơn mài Việt Nam nhằm đưa Việt Nam thành trung tâm phát triển sơn mài quốc tế. Thêm nữa, rất mong nhận được sự hỗ trợ, đầu tư của các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế cho sự phát triển của chất liệu Trúc chỉ ở Huế, một chất liệu giấy độc đáo khác lạ của Việt Nam có thể sử dụng, chế tác thành nhiều sản phẩm mỹ thuật thủ công độc đáo, thân thiện với môi trường rất hứa hẹn trong tương lai gần…
Nhiều chuyên gia kỳ vọng rằng, hiện các nghệ nhân Việt đã sử dụng phổ biến internet, website mỹ thuật ứng dụng ra đời sẽ kết nối được các nhà thiết kế tân tiến, các làng nghề cung cấp mẫu mã, sản phẩm đưa lên mạng vừa có thể đưa ra những sản phẩm phù hợp với đời sống hiện đại vừa có thể thương mại hóa sản phẩm tức thì, bền vững hơn.
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
