Muốn xuất khẩu ổn định, phải hợp chuẩn
![]() | Nhập siêu 1,94 tỷ USD trong quý đầu năm |
![]() | Nhập siêu kéo tụt tăng trưởng |
![]() |
Ảnh minh họa |
Gặp khó với chuẩn quốc tế
“Các DN Việt Nam muốn xuất khẩu hàng hóa ổn định thì nhất thiết phải tuân thủ những quy chuẩn này” ông Ngọc nói.
Ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam là ngành truyền thống, và lực lượng lao động trẻ em là một phần thường có trong đó. Tuy nhiên, xu hướng hợp chuẩn quốc tế theo tiêu chuẩn BSCI được Mỹ và một số nước nhập khẩu khác chấp nhận, quy định về trách nhiệm xã hội với 11 quy tắc, trong đó có yêu cầu không được sử dụng lao động trẻ em. Tiêu chuẩn này được các nhà nhập khẩu Pháp dùng làm thước đo. Tương tự, tiêu chuẩn SEDEX được Anh chấp nhận cũng đưa ra quy chuẩn không sử dụng lao động trẻ em.
Theo Vietcraft, qua khảo sát với khách hàng nhập khẩu nước ngoài, thì có 50,5% khách hàng đánh giá DN Việt Nam thực hiện kém các hợp chuẩn về xã hội. 54,5% khách hàng cho rằng DN Việt đang cải thiện việc tuân thủ các yêu cầu về hợp chuẩn, trong khi vẫn còn đến 45,5% cho rằng việc tuân thủ chưa được cải thiện.
Hiện nay, xu hướng khách hàng nhập khẩu hàng có yêu cầu hợp chuẩn ngày càng tăng cao. Nếu như năm 2014 chỉ có 24,6% khách hàng nhập khẩu yêu cầu DN hợp chuẩn xã hội thì năm 2017, con số đã tăng lên 83%. Trong khi đó, với hợp chuẩn về chất lượng, năm 2014 chỉ có 31,9% khách hàng yêu cầu thì năm 2017, có đến 92%. Hai quy chuẩn quan trọng là hợp chuẩn về an ninh và hợp chuẩn về an toàn cháy nổ của các DN lần lượt chiếm tỷ lệ nhỏ, chưa tới 25%.
Nói về nguyên nhân của thực trạng trên, khá nhiều ý kiến cho rằng nhà cung cấp, DN Việt Nam khó khăn trong việc bố trí nhân sự phụ trách để áp dụng hợp chuẩn. Bên cạnh đó, các chi phí để duy trì hệ thống hợp chuẩn còn rất cao như khám sức khỏe định kỳ, đo môi trường, xử lý thải…
“Có DN cho rằng, chi phí cho hợp chuẩn tốn từ 80-100 triệu đồng/năm, thế nhưng nhiều khi khách hàng yêu cầu chỉ mua một lô hàng rồi “biến mất”. Vì chi phí lớn như vậy mà không có sự ổn định của đơn hàng làm giảm hiệu quả sản xuất, khiến DN mất hứng thú hợp chuẩn”, ông Ngọc cho biết.
Để nắm bắt cơ hội
Theo VietCraft, Trung Quốc trước đây là thủ phủ sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ của thế giới, hiện đã không còn là điểm đến được các nhà nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ lựa chọn vì quốc gia này “bất chấp hợp chuẩn xã hội”. Tuy nhiên, DN Việt Nam vẫn chưa nắm bắt được cơ hội tiềm năng này.
Ông Lê Bá Ngọc cho biết, đã có nhiều khách hàng chuyển đơn hàng có giá trị từ vài chục đến trăm triệu USD về Việt Nam, thế nhưng DN của Việt Nam đều không thể ký được hợp đồng. Nguyên nhân chính là những khó khăn từ khâu nguyên liệu, nhân công… đã làm cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam yếu thế cạnh tranh trên thị trường.
“Cụ thể mặt hàng lục bình khô (để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ) trước đây chỉ có 9.000 đồng/kg, nhưng hiện nay giá đã lên đến 26.000 đồng/kg. Giá tăng do nhiều nguyên nhân, nhưng sản phẩm làm ra đội giá làm sao cạnh tranh được hàng hóa của Trung Quốc”, ông Ngọc nói.
Trên thực tế, dù chỉ chiếm 1,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, với kim ngạch năm 2015 đạt 1,9 tỷ USD, xuất khẩu sang hơn 163 quốc gia trên thế giới, nhưng ngành thủ công mỹ nghệ lại có ý nghĩa xã hội lớn khi giải quyết hơn 11 triệu việc làm trên cả nước. Sự khác biệt của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam chính là dựa trên các yếu tố sản xuất bền vững trong toàn bộ chuỗi giá trị sản phẩm.
Ông Filip Graovac Phó trưởng đại diện Quỹ châu Á tại Việt Nam cho rằng, sản xuất thủ công mỹ nghệ của Việt Nam trước đây chỉ sản xuất nhỏ lẻ, phục vụ nhu cầu trong nước và một lượng nhỏ cho khách du lịch hay xuất khẩu.
Tuy nhiên, thời gian qua, nhu cầu của khách hàng tăng cao nên các DN Việt Nam phải thay đổi để đáp ứng. Được sự tài trợ của Chính phủ Úc, Quỹ châu Á và VietGraft đã khảo sát các nhà nhập khẩu hàng Việt Nam để có được khuyến cáo. Kết quả cho thấy, tất cả đều yêu cầu phải hợp chuẩn về an toàn sức khỏe lao động, môi trường…
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
