Mục đích một đằng, làm một nẻo
![]() | Nóng tình trạng nhập cảnh trái phép |
![]() | Du lịch... chui |
Núp bóng du lịch
Thời gian gần đây, ngày càng có nhiều du khách nước ngoài đến khu vực miền Trung, trong đó có TP. Đà Nẵng. Trong số đó, có những trường hợp đã nhập cảnh rồi thực hiện các công việc sai với mục đích đăng ký trong thị thực, gây bức xúc trong dư luận...
![]() |
Một cơ sở chuyên phục vụ khách du lịch nước ngoài tại Đà Nẵng |
Nguyễn Xuân Th. trú tại quận Sơn Trà (TP. Đà Nẵng) sau một thời gian học tập ở Hàn Quốc nên có khả năng giao tiếp khá tốt bằng tiếng Hàn. Trở về Đà Nẵng sinh sống, Th. có mối quan hệ khá thân thiết với nhiều người Hàn Quốc đang sinh sống và làm việc tại Đà Nẵng.
Theo những chia sẻ của Th., hiện đang có khá nhiều người Hàn Quốc núp bóng dưới vỏ bọc du lịch, rồi ở lại làm ăn kinh doanh ở đây. Những người này chủ yếu mở các cửa hàng kinh doanh, dịch vụ ẩm thực hay tổ chức các tour phục vụ khách du lịch đến từ Hàn Quốc.
Trên thực tế hiện nay, bên cạnh khách Hàn Quốc, trên địa bàn còn có rất nhiều doanh nghiệp lữ hành đang khai thác thị trường khách Trung Quốc. Trong đó, có những doanh nghiệp chỉ sử dụng người Việt làm “bình phong”. Còn thực chất công việc điều hành các hoạt động đều do những người nước ngoài đứng sau thực hiện.
Mới đây, công an TP. Đà Nẵng phối hợp với các cơ quan chức năng đã tiến hành đợt kiểm tra các cơ sở kinh doanh du lịch. Qua đó, lực lượng chức năng đã phát hiện 23 người nước ngoài, gồm 20 người Trung Quốc, 3 người Hàn Quốc có hoạt động điều hành, hướng dẫn khách du lịch bất hợp pháp. Lực lượng chức năng ở địa phương cũng đã xử phạt hành chính với số tiền 322,5 triệu đồng. Đồng thời, hủy thị thực buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam và đưa vào diện chưa cho nhập cảnh 11 trường hợp.
Những năm gần đây, số lượng người nước ngoài đến TP. Đà Nẵng làm việc ngày càng đông. Theo số liệu của các cơ quan chức năng, hiện toàn thành phố có hơn 2 nghìn lao động nước ngoài đang làm việc trên địa bàn. Tuy nhiên, trên thực tế con số này có thể còn cao hơn nhiều. Có những người nước ngoài, sau khi nhập cảnh vào đã cố tình ở lại kinh doanh, làm việc sai với mục đích đăng ký trong thị thực.
Bên cạnh đó, việc nhập cảnh trái mục đích để kinh doanh du lịch, một số đối tượng người nước ngoài còn tiến hành các hoạt động phi pháp khác như, tổ chức đánh bạc qua mạng, lừa đảo sử dụng công nghệ cao... Những hoạt động trái phép trên đã đặt ra những thách thức trong công tác quản lý lao động nước ngoài trên địa bàn. Các cơ quan chức năng ở địa phương đã phải tăng cường rà soát, kiểm tra đăng ký tạm trú của người nước ngoài.
Lợi dụng kẽ hở pháp luật
Tuy đã có nhiều nỗ lực, song trên thực tế hiện nay ở TP. Đà Nẵng cũng như các địa phương khác trong cả nước, việc phát hiện, ngăn chặn người nước ngoài lao động bất hợp pháp vẫn còn những khó khăn. Trong đó, có nguyên do ở những quy định chưa hợp lý của pháp luật.
Hiện nay, nhằm tạo môi trường đầu tư, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài nên cả trong Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Doanh nghiệp đều đang có những quy định khá thông thoáng, nhưng chính điều này lại tạo ra kẽ hở để một số đối tượng trục lợi.
Trong đó, không quy định mức vốn đầu tư tối thiểu đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Lợi dụng điều này, một số người nước ngoài tham gia góp vốn đầu tư với số vốn rất thấp để được hưởng các ưu đãi như cấp thẻ tạm trú ở lại Việt Nam lâu dài, hay miễn giấy phép lao động...
Bên cạnh việc góp vốn “tượng trưng” để ở lại làm việc lâu dài, thì việc xử phạt các cơ sở lưu trú không khai báo tạm trú cho người nước ngoài thấp, tạo điều kiện để các đối tượng “lờn thuốc”.
Cụ thể, theo Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ, quy định mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội có quy định mức xử phạt đối với cơ sở lưu trú không khai báo tạm trú cho người nước ngoài thấp, chỉ từ 2 triệu đến 4 triệu đồng. Theo nhiều người, với mức phạt “nhẹ hều” như thế này, rõ ràng chưa đảm bảo tính răn đe, chưa xử phạt mạnh tay đối với các đối tượng cố tình vi phạm.
Trước thực trạng này, các cơ quan chức năng ở địa phương cũng đã có những nghiên cứu, kiến nghị về điều chỉnh Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài. Theo đó, cần quy định mức vốn đầu tư tối thiểu đối với người nước ngoài để hạn chế việc lợi dụng góp vốn “tượng trưng” để ở lại làm việc lâu dài. Bên cạnh, đó cũng cần nâng mức xử phạt đối với cơ sở lưu trú không khai báo tạm trú cho người nước ngoài.
Liên quan đến vấn đề người lao động bất hợp pháp trên địa bàn, mới đây trong buổi làm việc với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP. Đà Nẵng, Bí thư Thành ủy Trương Quang Nghĩa đã tiếp tục có những chỉ đạo đối với các cơ quan chức năng ở địa phương, tìm giải pháp để xử lý rốt ráo tình trạng này. Tránh những hệ lụy nảy sinh từ vấn nạn người nước ngoài nhập cảnh vào địa phương, thực hiện công việc sai với mục đích đăng ký trong thị thực.
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

NHNN Khu vực 2 sửa chữa và bàn giao nhà cho người dân Cần Giờ

TP. Hồ Chí Minh gấp rút hoàn thiện công tác chuẩn bị cho đại lễ 30/4
