agribank-vietnam-airlines

Mua sắm công đang tồn tại số lượng gỗ có rủi ro cao

Linh Ly
Linh Ly  - 
Trong mua sắm công đang tồn tại số lượng gỗ có rủi ro cao. Đây là thông tin được nêu ra tại Hội thảo “Tính hợp pháp của sản phẩm gỗ trong mua sắm công ở Việt Nam” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với các Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, VIFORES, FPA, HAWA và Forest Trends tổ chức ngày 20/6/2019.
aa

Từ ngày 1/6/2019, Hiệp định Đối tác Tự nguyện về Thực thi Luật Lâm nghiệp, Quản trị rừng và Thương mại Lâm sản (VPA/FLEGT) giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu có hiệu lực.

Cam kết cốt lõi của Hiệp định là “bảo đảm gỗ hợp pháp” – theo đó tất cả các sản phẩm gỗ ở Việt Nam, bao gồm cả gỗ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa đều phải là gỗ hợp pháp. có hiệu lực.

Mua sắm công đang tồn tại số lượng gỗ có rủi ro cao

Thực hiện Hiệp định này, Nhà nước, Chính phủ có hai vai. Một bên là vai trò quản lý nhà nước, Nhà nước cần bảo đảm các sản phẩm gỗ lưu thông trên thị trường nội địa và xuất khẩu là gỗ hợp pháp, tổ chức thiết lập và vận hành Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp của Việt Nam.

Một bên Nhà nước là khách hàng lớn, thể hiện ở con số chi tiêu mua sắm công hàng năm chiếm tới 20-30% chi ngân sách nhà nước. Nhà nước là người mua đặc biệt, là nhóm khách hàng lớn chiếm thị phần đáng kể với hàng trăm ngàn đơn vị sử dụng vốn Nhà nước để mua sắm sản phẩm gỗ.

Là nhóm “khách hàng” lớn trong tiêu dùng sản phẩm gỗ trên thị trường nội địa, Chính phủ Việt Nam có trách nhiệm bảo đảm sản phẩm gỗ được mua sắm bằng vốn Nhà nước là gỗ hợp pháp, theo cam kết của Hiệp định VPA/FLEGT.

Như vậy, Nhà nước không thể tiêu thụ sản phẩm bất hợp pháp. Nhưng, pháp luật đấu thầu chưa yêu cầu hàng hóa dịch vụ trong mua sắm công “phải hợp pháp”.

“Đây là một thách thức lớn, bởi hiện chưa có cơ sở đầy đủ nào để xác định liệu sản phẩm gỗ mua sắm công ở Việt Nam có phải là gỗ hợp pháp hay không”, bà Nguyễn Thu Trang – Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập của VCCI phát biểu.

Và hiện phần lớn các hồ sơ mời thầu trong mua sắm công lại không quan tâm tới tính hợp pháp cùa sản phẩm gỗ. Chỉ rất ít hồ sơ mời thầu có yêu cầu sản phẩm gỗ phải phù hợp với pháp luật liên quan.

Nghiên cứu “Tính hợp pháp của sản phẩm gỗ trong mua sắm công ở Việt Nam” Forest Trends cho thấy hiện có một lượng đáng kể sản phẩm gỗ mua sắm công là gỗ có rủi ro về tính hợp pháp. Nhưng hiện chưa có đủ cơ chế pháp luật để kiểm soát gỗ hợp pháp trong quy trình đấu thầu mua sắm công. Cũng chưa có yêu cầu cụ thể về gỗ hợp pháp trong các hồ sơ mời thầu.

“Có thể thấy bức tranh chung về mức độ quan tâm tới gỗ hợp pháp trong các hồ sơ mời thầu là khá u ám, các đơn vị mời thầu chưa thể hiện sự quan tâm đáng kể tới yêu cầu gỗ hợp pháp”, nghiên cứu viết.

Điểm lại 100 hồ sơ mời thầu mua sắm công trong các năm 2016-2018 thì thấy chủ yếu là mua sắm bàn ghế cho trường học và đồ gỗ văn phòng. Trong mua bàn ghế trường học có 41% yêu cầu gỗ công nghiệp, có 91% hồ sơ mời thầu bàn ghế trường học đã yêu cầu gỗ tự nhiên nhưng chỉ là gỗ thông thường nhóm III, nhóm IV, nhóm V.

Nhưng 87% hồ sơ mời thầu đồ gỗ văn phòng có yêu cầu gỗ tự nhiên và 65% yêu cầu gỗ công nghiệp. Trong đó phần lớn các đơn vị mời thầu đồ gỗ văn phòng đưa ra yêu cầu “là gỗ tự nhiên”, trong đó có một số yêu cầu là gỗ quý thuộc nhóm I và nhóm II.

Phần lớn các hồ sơ mời thầu yêu cầu gõ quý, các gói thầu có giá trị cao phần lớn đều là mua sắm đồ gỗ văn phòng, đặc biệt là đề phục vụ cơ quan nhà nước cấp tỉnh.

“Điều này cho thấy các thông điệp chính sách về sử dụng gỗ hợp pháp dường như chưa được truyền tải đến các cơ quan này”, ông Tô Xuân Phúc, Chuyên gia của Forest Trends phát biểu.

Hội thảo thống nhất quan điểm: Cần bổ sung pháp luật với các quy định về tính hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua sắm trong mẫu bắt buộc của hồ sơ mời thầu. Bên mời thầu cũng cần lưu ý yêu cầu gỗ hợp pháp. Bên mua sắm cũng phải nhận thức đúng yêu cầu về tính hợp pháp của hàng hóa, sản phẩm sẽ mua.

“Việc đưa ra chính sách mua sắm công đối với sản phẩm gỗ là vô cùng cần thiết và bắt buộc phải có”, ông Tô Xuân Phúc, Chuyên gia của Forest Trends phát biểu.

“Chính phủ thực hiện mua sắm công có trách nhiệm sẽ lan tỏa thông điệp quan trọng tới các nhóm tiêu dùng khác trong xã hội và sẽ thúc đẩy thay đổi hành vi và thói quen tiêu dùng gỗ theo hướng chỉ sử dụng gỗ hợp pháp, thay đổi hành vi sản xuất hướng tới hợp pháp, an toàn, bảo vệ môi trưởng và bảo vệ rừng, bền vững”, theo ông Phúc.

VPA/FLEGT là một hiệp định có tác động rất rộng tới các đối tượng khách hàng, DN, hộ gia đình. Để thực hiện đầy đủ cam kết của hiệp định, một chiến dịch truyền thông về Hiệp định đã bắt đầu được triển khai.

Ông Phúc lưu ý: “Nhóm chủ thể cơ quan nhà nước cấp tỉnh là một trọng tâm ưu tiên trong truyền thông về VPA/FLEGT cũng như trong cơ chế thực thi và kiểm soát hiệu quả việc thực hiện cam kết của hiệp định trong mua sắm công”.

Linh Ly

Tin liên quan

Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Cục Thuế vừa có công văn gửi chi cục trưởng các chi cục thuế khu vực; trưởng các ban, đơn vị thuộc Cục Thuế về việc đẩy nhanh việc giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng. trong đó, Cục Thuế nhấn mạnh, phấn đấu đến hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ tồn quá hạn, ngoại trừ hồ sơ có rủi ro cao, có nghi vấn gian lận thuế đang xác minh, kiểm tra.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Sau ít phút hứng khởi ban đầu, đồng USD lại quay đầu giảm trong phiên giao dịch sáng thứ Hai (14/4) do những tuyên bố liên quan đến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tuần trước đã làm lung lay niềm tin của nhà đầu tư vào đồng tiền dự trữ số một thế giới.
Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Năm 2025 được xem là thời điểm bản lề trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu dần phục hồi, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng GDP tăng ít nhất 8%, vượt xa các dự báo thận trọng từ IMF, WB hay ADB. Để hiện thực hóa điều này, cải cách thể chế kinh tế trở thành nền tảng không thể thiếu.
Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 12/04/2025, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) đồng tổ chức Diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân lần thứ 2 với chủ đề: "Chân dung và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân với sự phát triển bền vững của thị trường tài chính".
GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Trao đổi với phóng viên, GS.TS. Tô Trung Thành, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường, đây cũng là cơ hội để Việt Nam phát huy động lực nội tại như kinh tế tư nhân, tiêu dùng trong nước… để hướng tới mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Các bộ, ngành, địa phương ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng cao gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế... kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.

Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 751/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data