Moody’s: Triển vọng của hệ thống ngân hàng Việt là ‘ổn định’
TIN LIÊN QUAN | |
![]() | Moody’s nâng xếp hạng các ngân hàng Việt |
![]() | Moody’s nâng đánh giá tín nhiệm một số ngân hàng Việt Nam |
![]() | Moody’s lạc quan về hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng Việt |
“Tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam sẽ vẫn mạnh mẽ, và chất lượng tài sản của các ngân hàng sẽ được cải thiện, giúp tăng cường lợi nhuận của họ”, Eugene Tarzimanov - Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc tín dụng cấp cao của Moody’s nói.
Tuy nhiên, Rebaca Tan, nhà phân tích của Moody cho biết: “Rủi ro tài sản vẫn tiềm ẩn sau nhiều năm tín dụng tăng trưởng nhanh, cộng thêm các tác động tiêu cực từ căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc có thể khiến thương mại của Việt Nam tăng trưởng chậm hơn”.
![]() |
Kết luận của Moody’s được đưa ra trong báo cáo vừa được công bố với tiêu đề “Triển vọng hệ thống ngân hàng - Việt Nam: Tăng trưởng kinh tế và cải thiện chất lượng tài sản hỗ trợ triển vọng ổn định” của hai đồng tác giả là Tarzimanov và Tan.
Triển vọng ổn định dựa trên đánh giá của Moody về 6 tiêu chí: môi trường hoạt động (ổn định); rủi ro tài sản (cải thiện), vốn (ổn định); tài trợ và thanh khoản (ổn định); lợi nhuận và hiệu quả (cải thiện); và sự hỗ trợ của chính phủ (ổn định).
Với môi trường hoạt động, Moody’s cho rằng tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ ở Việt Nam sẽ hỗ trợ môi trường hoạt động của ngân hàng. Moody’s kỳ vọng Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP thực cao nhất trong ASEAN, ở mức 6,7% vào năm 2018 và 6,5% vào năm 2019, nhờ vào khả năng cạnh tranh kinh tế, xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.
Tăng trưởng tín dụng trong nước sẽ giảm còn 16% vào năm 2018 từ mức 20% trong năm 2017, khi Chính phủ Việt Nam tìm cách kiểm soát lạm phát trong nước xuống dưới 4%.
Về chất lượng tài sản, Moody’s cho biết, các ngân hàng Việt Nam sẽ cho thấy chất lượng tài sản tiếp tục được cải thiện trong 12-18 tháng tới, vì tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ sẽ giúp cải thiện khả năng trả nợ của người vay và cho phép các ngân hàng đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu cũ.
Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng nhanh chóng trong những năm gần đây có thể dẫn đến sự suy giảm chất lượng tài sản khi các khoản vay mới đáo hạn, mặc dù tình trạng này không xảy ra trong giai đoạn triển vọng của Moody’s là trong 12-18 tháng tới.
Đối với lợi nhuận, Moody’s tin rằng, các ngân hàng sẽ cho thấy khả năng sinh lời tốt hơn bởi vì lãi suất sẽ tiếp tục được cải thiện, do các ngân hàng đẩy mạnh cho vay trong các phân khúc doanh nghiệp vừa và nhỏ có năng suất cao hơn. Đồng thời, chi phí tín dụng sẽ giảm, khi nhiều ngân hàng giải quyết được các tài sản cũ có vấn đề.
Tin liên quan
Tin khác

Kiến thức tài chính – hành trang không thể thiếu trong học đường

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Giáo dục tài chính: “Bệ phóng” cho chiến lược tài chính toàn diện

Hà Nội bố trí 6.000 tỷ đồng uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội

“Tài chính thông minh”: Mô hình giáo dục tài chính thiết thực

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc
