Mong dịch sớm kết thúc
![]() | Thủ tướng: Nâng gói hỗ trợ nhiều hơn, ‘số hiện nay còn quá ít’ |
![]() | TP.HCM: Thông qua việc chi hơn 2.700 tỷ đồng chống dịch Covid-19 |
![]() | Hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó Covid-19: Quyết liệt, nhưng phải đúng |
Như “đã hẹn”, từ ngày 25/3 các NHTM thực hiện tiếp đợt miễn, giảm phí dịch vụ ngân hàng điện tử. Theo thống kê của NAPAS hiện có 14 ngân hàng áp dụng mức phí 0 đồng, chiếm khoảng 49,1% lượng giao dịch miễn phí dịch vụ. Đối với các ngân hàng còn thu phí thì sau hai lần điều chỉnh, mức phí dịch vụ ngân hàng điện tử áp dụng cho khách hàng chỉ bằng gần 30% so với trước đây.
Về hỗ trợ khác cho khách hàng chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, hôm 24/3, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú tiếp tục có cuộc trực tuyến với các NHTMCP về tình hình triển khai Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về việc TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19...
![]() |
Ảnh minh họa |
Theo báo cáo của các đơn vị tham gia cuộc họp, thực hiện Thông tư 01, hầu hết các NHTMCP đều đã ban hành quy chế nội bộ để triển khai một cách đồng bộ trên toàn hệ thống. Số khách hàng cần cơ cấu lại nợ chưa thể thống kê chính xác, nhưng ở ngân hàng nhỏ cũng vài chục ngàn tỷ đồng. Đối với khách hàng được giảm lãi suất của khoản vay cũ, các NHTM đã thực hiện giảm ít nhất là 0,5%, cao nhất lên đến trên 2%, tùy từng đối tượng khách hàng. Khách hàng vay mới rất ít và cũng được áp dụng mức lãi suất ưu đãi theo gói 280 ngàn tỷ đồng mà các ngân hàng đã cam kết.
Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên các cán bộ ngân hàng cũng không khỏi băn khoăn. Bởi chính sách chung Thông tư 01 đưa ra là thế, nhưng việc áp dụng vào thực tế không đơn giản. Mỗi ngân hàng sẽ phải xem xét từng đối tượng khách hàng để áp dụng chính sách phù hợp chứ không thể cào bằng; đặc biệt là tránh trường hợp trục lợi. Rồi từ tính toán ban đầu ở mỗi khách hàng, mỗi phòng, chi nhánh, khu vực... lại cân đối trên tổng thể xem ngân hàng có… “chịu được nhiệt” hay không. Vì với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay ngân hàng chưa thể tính được mức ảnh hưởng của dịch đến từng khách hàng sẽ ở mức độ nào.
Hơn nữa, nhìn tổng thể: tín dụng giảm, NIM giảm - nguồn thu chính của ngân hàng giảm; trong khi phí dịch vụ cũng giảm, thậm chí miễn phí. Do đó, tới đây ngân hàng cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong giải quyết bài toán doanh thu - lợi nhuận. Khi khó khăn, nếu các doanh nghiệp không muốn cho nhân viên nghỉ việc vì muốn giữ người thạo nghề thì ngân hàng càng khó hơn trong quyết định này. Bởi đào tạo được một banker đâu dễ, huống gì lúc này ngân hàng đang phải gồng mình hỗ trợ khách hàng không chỉ về giải pháp tài chính mà phải hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết nhiều vấn đề phát sinh do dịch bệnh.
Anh Nguyễn Việt Thắng - bộ phận kỹ thuật của công ty có đến 500 nhân viên cho biết, tổ điện của anh có sáu người thì hai người đã nghỉ hẳn, bốn người còn lại cũng chỉ được luân phiên đi làm 15 đến 18 ngày công/tháng. “Tổ điện của mình vẫn còn may, chứ bộ phận bếp, buồng, bàn… nghỉ việc hết rồi” - anh buồn rầu nói thêm: Không biết bao giờ dịch mới kết thúc. Thu nhập chỉ còn chưa đến một nửa so với trước khiến cuộc sống rất khó khăn. Chị Trần Thị Mận - vốn là nhân viên tổ chức sự kiện nay đi… trồng cây, tỉa cành. Bởi hai tháng qua công ty hoạt động trong lĩnh vực du lịch tâm linh của chị không có khách, không có sự kiện nào được tổ chức. May vườn cây, tiểu cảnh cần phải chăm bón thường xuyên nên chị còn có việc làm. “Công ty mình lớn nên có gia đình đến bốn người làm cùng công ty, nay thì…” chị bỏ lửng câu nói, cúi người dúi gốc hoa xuống luống đất vừa vun như muốn dấu đôi mắt ngấn nước…
Bao giờ dịch kết thúc? Không chỉ người lao động, doanh nghiệp mong mà ngân hàng cũng rất mong muốn điều đó. Bởi dịch càng kéo dài bao nhiêu thì sẽ càng có nhiều hơn khách hàng của ngân hàng bị ảnh hưởng. Ngân hàng đã, đang hỗ trợ khách hàng nhưng tiềm lực cũng có hạn, nếu cứ phải “gánh nặng” trong thời gian quá dài thì ngân hàng cũng đuối sức.
Theo tờ trình Chính phủ hôm 26/3, Bộ Tài chính đã đưa thêm các đối tượng được áp dụng gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất là giáo dục và đào tạo; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội... gói hỗ trợ nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sẽ nâng từ 30.000 tỷ lên 80.000 tỷ đồng. Đây là tin vui không chỉ đối với những người sẽ được thụ hưởng chính sách mà với cả ngân hàng - khi có sự chung tay, giúp sức nhiều hơn từ chính sách tài khóa trong và cả sau cuộc chiến với Covid-19 này.
Tin liên quan
Tin khác

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

Bảo hiểm nông nghiệp – "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại
