agribank-vietnam-airlines

Mobile Money sẽ thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt

Hà Thành thực hiện
Hà Thành thực hiện  - 
NHNN dự kiến cấp phép thí điểm Mobile Money cho Viettel, VNPT, MobiFone trong tháng 10. Ông Nguyễn Đình Thắng – Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số đánh giá, khi Mobile Money đi vào hoạt động sẽ tác động tích cực đối với hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. 
aa
mobile money se thuc day thanh toan khong dung tien mat Mobile Money - Giải pháp thực thi chính sách
mobile money se thuc day thanh toan khong dung tien mat Tiền di động sức bật mới trong thanh toán không tiền mặt
mobile money se thuc day thanh toan khong dung tien mat Bước tiến mới cho Mobile Money
mobile money se thuc day thanh toan khong dung tien mat
Ông Nguyễn Đình Thắng

Ông đánh giá thế nào khi Mobile Money đi vào cuộc sống?

Chúng ta thấy rõ khi sử dụng dịch vụ này, sẽ mang lại hiệu quả cho người dân, doanh nghiệp. Người dân tiết kiệm được cả thời gian, chi phí đi lại; các đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán để thanh toán tiền điện, nước, hoặc có thể chuyển tiền có giá trị nhỏ ở mọi lúc mọi nơi, 24/7 mà không phải mở tài khoản ngân hàng. Nhất là đối tượng khách hàng ở vùng sâu, vùng xa đi lại không thuận tiện, Mobile Money sẽ hỗ trợ khả năng tiếp cận dịch vụ thanh toán, chuyển tiền mà không cần phải có tài khoản ngân hàng. Còn với các nhà cung cấp dịch vụ có tính chất đại chúng trước đây mất chi phí cho công ty nhờ thu - trả tiền điện, nước… sẽ cắt giảm được chi phí đó.

Theo tôi khi Mobile Money được cấp phép hoạt động không chỉ là nhân tố thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt mà còn phổ cập tài chính toàn diện cho người dân vì tính thuận tiện của nó. Người dùng có thể dùng số tiền có sẵn trong tài khoản của điện thoại để thanh toán ngay mà không cần phải mở tài khoản ngân hàng hay sở hữu ví điện tử. Cơ hội phát triển dịch vụ này rất lớn khi mà người dân, đặc biệt là lớp trẻ đều sử dụng smart phone nên số người sử dụng Mobile Money chắc chắn sẽ là rất lớn. Việc cho phép Mobile Money là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy nhanh thanh toán không dùng tiền mặt theo chủ trương của Chính phủ.

Vậy theo ông, các nhà mạng đã sẵn sàng để triển khai thí điểm dịch vụ này đảm bảo an toàn cho cả nhà cung cấp và người sử dụng dịch vụ?

Theo tôi được biết, các nhà mạng lớn như Viettel, Mobile Phone, Vinaphone đã đáp ứng được các điều kiện để đưa Mobile Money đi vào hoạt động phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt của người dân. Sở dĩ quyết định cấp phép thí điểm Mobile Money chậm hơn một chút so với kỳ vọng thị trường, bởi đây là dịch vụ rất mới mẻ cần có thời gian thử nghiệm để chứng minh an toàn mới được phép sử dụng.

Cụ thể đối với Mobile Money phải đảm bảo an toàn, bảo mật giảm thiểu rủi ro thanh toán. Ngoài công nghệ bảo mật, vấn đề hành lang pháp lý có ý nghĩa rất quan trọng cho sự vận hành của dịch vụ mới này. Chẳng hạn, vấn đề thông tin của khách hàng, nhà cung cấp dịch vụ cần phải cam kết đúng quy định. Thông tin khách hàng chỉ được sử dụng trong lĩnh vực thanh toán, hoặc lĩnh vực được phép chứ không được sử dụng toàn bộ thông tin cá nhân đấy ở bất cứ dịch vụ nào.

Để thử nghiệm về mặt công nghệ cũng như hoàn thiện hành lang pháp lý cho dịch vụ mới phải mất thời gian và phải đảm bảo hội tụ đầy đủ các yếu tố đó mới chính thức cấp phép được. Vấn đề thử nghiệm đặt ra đối với mọi lĩnh vực, nhất là liên quan đến tài chính sự thận trọng là cần thiết. Như chúng ta biết, trước đó các ví điện tử thời kỳ đầu mới chỉ thí điểm cấp phép cho một đến hai đơn vị. Sau một thời gian hoạt động đảm bảo các yếu tố an toàn hiệu quả, thì số lượng các ví điện tử được cấp phép nhiều hơn và phát triển mạnh mẽ hơn. Số ví điện tử lên tới 2 con số.

Theo ông, Mobile Money có làm tăng áp lực cạnh tranh trên thị trường thanh toán?

Điều đó chắc chắn là có. Song theo tôi, điều quan trọng ở đây là khi có càng nhiều đơn vị tham gia vào thị trường sẽ thúc đẩy sự cạnh tranh, người dân sẽ được hưởng lợi, có thêm nhiều lựa chọn các dịch vụ tiện ích. Ở góc độ vĩ mô, các dịch vụ này sẽ thúc đẩy nhanh thanh toán không dùng tiền mặt, tạo thành cú huých mạnh mẽ thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số.

Xin cảm ơn ông!

Hà Thành thực hiện

Tin liên quan

Tin khác

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Trao đổi với phóng viên, GS.TS. Tô Trung Thành, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường, đây cũng là cơ hội để Việt Nam phát huy động lực nội tại như kinh tế tư nhân, tiêu dùng trong nước… để hướng tới mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường carbon từ tầm nhìn chiến lược

Xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường carbon từ tầm nhìn chiến lược

Thị trường carbon tại Việt Nam đang được xây dựng với lộ trình rõ ràng từ Luật Bảo vệ môi trường 2020, hướng tới vận hành chính thức vào năm 2028, góp phần giảm phát thải và thu hút đầu tư quốc tế. Phóng viên Thời báo Ngân hàng phỏng vấn ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Nông nghiệp và Môi trường ) để làm rõ những bước tiến trong hành lang pháp lý này.
Muốn đạt mục tiêu tăng trưởng phải tập trung vào động lực trong nước

Muốn đạt mục tiêu tăng trưởng phải tập trung vào động lực trong nước

Bàn về giải pháp đạt được tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025, PGS.TS. Phạm Thế Anh - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, cần tập trung vào thúc đẩy các động lực tăng trưởng trong nước. Trong đó, nguồn lực đầu tư trong dài hạn phải đến từ khu vực tư nhân.
Mỹ áp thuế 46%: "Giao điểm" để Việt Nam thúc đẩy nền kinh tế chủ động

Mỹ áp thuế 46%: "Giao điểm" để Việt Nam thúc đẩy nền kinh tế chủ động

Chính sách thuế mới của Mỹ không chỉ là rào cản thương mại đơn thuần, mà là bài kiểm tra khả năng thích ứng, minh bạch và bền vững của các doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây là nhận định của ông Nguyễn Quang Huy, CEO Khoa Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Nguyễn Trãi (NTU) xung quanh câu chuyện Mỹ áp thuế đối ứng 46% với các mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam.
Việt Nam hướng tới cân bằng thương mại với Hoa Kỳ

Việt Nam hướng tới cân bằng thương mại với Hoa Kỳ

Việt Nam đã chủ động giảm thuế nhiều loại hàng hóa nhập khẩu để hướng tới cân bằng thương mại với Hoa Kỳ và các đối tác lớn trên tinh thần cùng phát triển. Song Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các nền kinh tế bị Hoa Kỳ áp thuế đối ứng cao nhất, ở mức 46%. Bộ Tài chính đã có những ý kiến phản hồi xung quanh vấn đề này.
Tháo “vòng kim cô” để kinh tế tư nhân tạo kỳ tích tăng trưởng

Tháo “vòng kim cô” để kinh tế tư nhân tạo kỳ tích tăng trưởng

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, tăng trưởng GDP 8% vào năm 2025 và hướng tới hai con số trong giai đoạn tiếp theo, không thể chần chừ cải thiện từng phần mà phải dứt khoát tháo các điểm nghẽn đang kìm hãm năng lực phát triển của kinh tế tư nhân.Ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có những phân tích trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này.
Đầu tư cho giáo dục để đảm bảo tăng trưởng bền vững

Đầu tư cho giáo dục để đảm bảo tăng trưởng bền vững

Chất lượng giáo dục ưu tú là một trong những cách tốt nhất để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững.
Cần giải pháp mạnh để DNNVV tiếp cận vốn hiệu quả

Cần giải pháp mạnh để DNNVV tiếp cận vốn hiệu quả

Khu vực DNNVV đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra việc làm, xóa đói giảm nghèo, đóng góp vào ngân sách nhà nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các DNNVV vẫn đang gặp phải không ít khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng. Dù chiếm gần 98% tổng số doanh nghiệp, DNNVV chỉ có tổng nguồn vốn đạt 16,6 triệu tỷ đồng, chiếm chưa đến 30% tổng vốn hoạt động sản xuất kinh doanh toàn khu vực doanh nghiệp, với dư nợ tín dụng chỉ đạt gần 17,6%.

Những rủi ro toàn cầu nào đáng chú ý?

Các ngân hàng trung ương ở các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam dự kiến ​​sẽ chờ đợi thêm các động thái mới và không cắt giảm lãi suất trong năm nay.

Đông Nam Á không còn phụ thuộc nhiều vào các quyết định của Fed

Mặc dù lãi suất của Hoa Kỳ dự kiến ​​vẫn ở mức cao, nhưng sức mạnh nội tại của nền kinh tế đã giúp các ngân hàng trung ương khu vực Đông Nam Á tự chủ hơn trong việc cắt giảm lãi suất dựa trên tình hình mỗi quốc gia.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data