Mở rộng mô hình trường học không tiền mặt
![]() | TP.HCM: Đóng phí học đường không tiền mặt |
![]() | Thúc đẩy thanh toán không tiền mặt: Phải từ nhận thức |
![]() |
Một số trường học đã sử dụng thẻ tích hợp hỗ trợ điểm danh, mua đồ tại căng tin và đóng học phí không dùng tiền mặt |
Tại Hội nghị này, ông Bùi Thanh Hoài - Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch quận Bình Tân cho biết, trong gần 1 năm vừa qua, có 56 trường học công lập tại Bình Tân đã tham gia thực hiện thanh toán học phí và các khoản thu khác theo hình thức điện tử. Đặc biệt trong tháng 5 và 6/2020, do triển khai các giải pháp phòng ngừa dịch Covid-19, doanh số thu học phí qua các ứng dụng thanh toán điện tử tăng mạnh trên 134%.
Tính đến hết tháng 6/2020 tổng giá trị thanh toán học phí qua các kênh thu hộ và các ví điện tử đạt khoảng trên 234 tỷ đồng. Có 90,3% trường học công lập tại Bình Tân đã có tên trên các ứng dụng thanh toán điện tử và khuyến khích không nộp tiền mặt tại trường.
Ở quy mô toàn TP.HCM, ông Dương Trí Dũng - Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính (Sở Giáo dục và Đào tạo) cho biết, từ năm 2014, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã hợp tác với 3 đơn vị đối tác là CTCP văn hóa Ngôi Nhà Xanh, Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn và NHNN chi nhánh TP.HCM để xây dựng “Đề án thanh toán không dùng tiền mặt trong trường học - Thẻ học đường thông minh SSC” nhằm hỗ trợ công tác quản lý nhà trường, giúp phụ huynh và học sinh thanh toán các dịch vụ qua ngân hàng một cách tiện lợi, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.
Đến năm 2018, Sở đã tiến hành khảo sát việc triển khai thẻ học đường thông minh tại 12 đơn vị trường học và thống nhất triển khai thí điểm thêm mô hình “Trường học thông minh – An toàn – Không dùng tiền mặt”. Kết quả, đến thời điểm hiện tại mô hình này đã được triển khai thí điểm thành công tại Trường THCS Lý Thánh Tông (Quận 8) và Trường THCS Nguyễn Gia Thiều (quận Tân Bình).
Theo ông Ngô Doãn Chính - Giám đốc CTCP văn hóa Ngôi Nhà Xanh, mô hình trường học thông minh – không dùng tiền mặt được tích hợp 6 nội dung chính, bao gồm: điểm danh học sinh, chấm công giáo viên, vận hành máy bán hàng tự động, tương tác học đường, quản lý căng tin và hỗ trợ thu học phí.
Mặc dù mới triển khai thử nghiệm tại một số trường học nhưng kết quả thu được đã khá tích cực. Gần như 100% học sinh của trường đều sử dụng thẻ để điểm danh vào đầu mỗi ca học, phụ huynh hài lòng với thông tin về thực đơn, giờ ăn bán trú được thông báo tức thời đến phụ huynh, thanh toán không tiền mặt thông qua các ứng dụng “Máy bán hàng tự động” và “Căng tin” với hơn 3.700 lượt giao dịch mỗi tháng, thực hiện chấm công đối với 100% cán bộ, giáo viên và nhân viên của trường thông qua thẻ ra vào. Ngoài ra, đã có gần 130.000 lượt phụ huynh tham gia tương tác mỗi tháng thông qua ứng dụng trên điện thoại di động.
Ông Dương Trí Dũng cho biết, bên cạnh triển khai mô hình trường học không tiền mặt, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM hiện nay cũng đã bắt đầu triển khai sử dụng thẻ đa năng VinaID nhằm mang lại nhiều tiện ích cho học sinh như: sử dụng thẻ đa năng để đi xe đưa đón, ra vào trường thông qua cổng kiểm soát tự động, điểm danh vào lớp và điểm danh bán trú, mua hàng, thanh toán bằng thẻ tại máy bán hàng tự động hoặc căng tin trong trường, tương tác với phụ huynh thông qua tin nhắn hoặc gọi điện tại các thiết bị đa năng đặt trong sân trường.
Trong khi đó, ông Lê Hoài Nam - Phó Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM khẳng định rằng, ngay trong hướng dẫn thu chi đầu năm học 2020-2021 đơn vị cũng đã đưa nội dung “không sử dụng tiền mặt” vào văn bản hướng dẫn để các quận, huyện, các trường THPT triển khai thực hiện không sử dụng tiền mặt trong thanh toán. Mới đây, UBND TP.HCM cũng đã có văn bản quy định về cơ chế thu và sử dụng học phí và các khoản thu khác năm học 2020-2021 trên địa bàn toàn thành phố.
Trong đó, yêu cầu Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện xây dựng và ban hành “Kế hoạch thanh toán không sử dụng tiền mặt trong trường học” tại 100% đơn vị trường học theo phân cấp quản lý. Vì vậy, ông Nam đề nghị mỗi quận, huyện phải đăng ký ít nhất một trường học thực hiện “không sử dụng tiền mặt” trong thanh toán.
Về phía ngành Ngân hàng, đại diện NHNN chi nhánh TP.HCM cho rằng thời gian qua một số quận, huyện tại TP.HCM đã triển khai khá quyết liệt hoạt động hỗ trợ thanh toán không dùng tiền mặt đối với dịch vụ công nói chung và thu học phí, các khoản thu khác tại trường học.
Tuy nhiên, hiện vẫn có nhiều đơn vị trường học chưa tiếp cận và triển khai các phương án thanh toán điện tử, tỷ lệ phụ huynh, học sinh chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt ở một số địa bàn vẫn còn thấp.
Vì vậy, NHNN đề nghị các NHTM và các đơn vị tham gia đề án trường học thông minh tiếp tục phối hợp với các quận, huyện và các trường học để phân tích sâu hơn, tuyên truyền rộng hơn về những tiện ích của thanh toán không dùng tiền mặt để khuyến khích 100% phụ huynh, học sinh tham gia thanh toán học phí bằng các hình thức điện tử. Từ đó xây dựng thói quen thanh toán không dùng tiền mặt, hình thành tác phong công nghiệp, có ý thức về việc đúng giờ, giảm các rủi ro trong việc dùng tiền mặt.
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Hà Nội: Bảo đảm công tác văn thư, lưu trữ thông suốt khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Ngân hàng Chính sách xã hội TP. Đà Nẵng biểu dương lao động giỏi

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Nam A Bank Vietnam Footgolf Open 2025 chính thức khởi tranh
