hoa-sen-home-mb

Mô hình nào cho quỹ phát triển hạ tầng miền Đông?

Thạch Bình
Thạch Bình  - 
Quỹ phát triển hạ tầng vùng Đông Nam bộ vừa được các bộ, ngành và địa phương đề xuất với nhiều mô hình hoạt động khác nhau. Trong đó, có phương án xây dựng quỹ này như như một ngân hàng chính sách mới.
aa

Mỗi năm cần đầu tư gần 74.000 tỷ đồng

Theo thông tin từ Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), hiện nay việc đầu tư hoàn thiện hạ tầng kết nối liên vùng Đông Nam bộ là một trong những chiếc lược đầu tư dài hạn và quan trọng bậc nhất ở khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.

Căn cứ trên 5 quy hoạch ngành quốc gia lĩnh vực giao thông vận tải đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ này tính toán tổng nhu cầu vốn để đầu tư hạ tầng giao thông vùng Đông Nam bộ cho cả giai đoạn 2021-2030 là khoảng 738.500 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 2021-2025 cần 342.000 tỷ đồng; giai đoạn 2026 - 2030 cần 396.500 tỷ đồng (trung bình mỗi năm khoảng 73.850 tỷ đồng).

Theo đó, những năm còn lại của giai đoạn 2021-2025, ngân sách Trung ương và địa phương chỉ có thể bố trí trung bình khoảng 18.100 tỷ đồng mỗi năm cho các dự án hạ tầng trọng điểm. Số còn lại (trung bình khoảng 50.300 tỷ đồng/năm) phải huy động từ nguồn đầu tư của doanh nghiệp, vốn tín dụng và các nhà đầu tư khác.

Hội đồng Điều phối vùng Đông Nam bộ cho rằng, để xây dựng mạng lưới hạ tầng giao thông liên vùng hiện nay, các địa phương trong khu vực miền Đông Nam bộ cần tập trung thúc đẩy mạnh tất cả các dự án trên 5 tuyến vận tải.

Theo đó, đường bộ cần hoàn thiện các tuyến cao tốc Bắc - Nam, cao tốc nối TP. Hồ Chí Minh với các cửa ngõ và các đường vành đai. Về đường sắt, cần đẩy nhanh tiến độ các tuyến đường sắt đô thị, đầu tư các tuyến Thủ Thiêm - Long Thành, Biên Hòa - Vũng Tàu – TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai - Vũng Tàu - Cái Mép - Thị Vải, TP. Hồ Chí Minh - Cần Thơ.

Trong khi đó, đường thủy nội địa cần đầu tư các tuyến TP. Hồ Chí Minh nối Kiên Lương (Kiên Giang), Cà Mau, Bến Kéo (Tây Ninh) và Bến Súc (Bình Dương). Đối với hàng hải và hàng không, những dự án quan trọng cần đẩy nhanh tiến độ và huy động vốn đầu tư là nâng cấp cụm cảng Cái Mép - Thị Vải, luồng Xoài Rạp; trung tâm logistic Cái Mép Hạ, nhà ga T3 Tân Sơn Nhất và Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Nguồn vốn đầu tư đồng bộ và cùng lúc hàng loạt các dự án hạ tầng giao thông lớn như kể trên là rất lớn. Theo Viện Nghiên cứu phát triển TP. Hồ Chí Minh (HIDS) các tỉnh, thành khu vực Đông Nam bộ cần thống nhất một cơ chế tài chính và đầu tư kết nối liên vùng. Từ đó đề xuất áp dụng mở rộng các nội dung có trong Nghị quyết 98 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh, đối với các địa phương khác để thuận lợi trong quá trình kêu gọi đầu tư.

Mỗi năm các dự án giao thông kết nối vùng Đông Nam bộ cần nguồn vốn rất lớn để đầu tư (trong ảnh Nhà ga Metro số 1)
Mỗi năm các dự án giao thông kết nối vùng Đông Nam bộ cần nguồn vốn rất lớn để đầu tư (trong ảnh Nhà ga Metro số 1)

Ngóng mô hình quỹ hạ tầng mới

Trên cơ sở những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Hội đồng điều phối vùng Đông Nam bộ, đầu tháng 10, HIDS đã phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức Hội thảo bàn về cơ chế tài chính và đầu tư phát triển vùng.

WB đề xuất thành lập Quỹ phát triển hạ tầng vùng Đông Nam bộ với một số phương án khác nhau, bao gồm: không thành lập quỹ chung mà sáp nhập các quỹ đầu tư phát triển địa phương hiện có để đầu tư toàn vùng hoặc nâng cấp Công ty đầu tư tài chính nhà nước TP. Hồ Chí Minh (HFIC) để tạo thành quỹ hạ tầng; bổ sung phạm vi hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), trong đó bao gồm các chức năng của quỹ phát triển hạ tầng vùng; thành lập quỹ phát triển hạ tầng vùng như một ngân hàng chính sách mới, với các thành viên góp vốn là Chính phủ và UBND các địa phương.

Trong số đó, chuyên gia của WB ưu tiên phương án thành lập Quỹ phát triển hạ tầng vùng như một ngân hàng chính sách mới. Mô hình này có thể hình thành một định chế tài chính đầu tư chuyên nghiệp, có cơ sở pháp lý vững chắc và phạm vi hoạt động đủ rộng để huy động thêm các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước.

Đồng tình quan điểm này, TS. Trần Du Lịch cho rằng, quỹ đầu tư hạ tầng vùng sẽ là động lực thúc đẩy các dự án hạ tầng trọng điểm liên vùng. Vì thế, nên nghiên cứu thành lập quỹ như một định chế độc lập, không dựa nhiều vào ngân sách mà có thể mở rộng để huy động mạnh mẽ vốn đầu tư từ khối tư nhân.

Theo các chuyên gia của HIDS, những phương án thành lập quỹ đầu tư hạ tầng mà WB đề xuất, trên thực tế Viện này cũng đã tính toán đến. Trước đó, HIDS đã đặt vấn đề thành lập quỹ này theo hai hướng: TP. Hồ Chí Minh chủ động thành lập quỹ sau đó huy động vốn từ ngân sách Trung ương và các địa phương trong vùng; hoặc thành lập quỹ theo mô hình trực thuộc Chính phủ hoặc gắn kết với Hội đồng Điều phối vùng Đông Nam bộ.

HIDS cho rằng, phương án thứ hai phù hợp trong bối cảnh nếu có một nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách riêng cho vùng Đông Nam bộ. Tuy nhiên, mô hình hoạt động của quỹ này cần được nghiên cứu kỹ lưỡng thêm. Trong đó, pháp lý cần tạo được điểm hội tụ để triển khai thí điểm cho phép các địa phương được sử dụng ngân sách để thực hiện các dự án có tính chất vùng, liên vùng đã được dự thảo hoặc đang đề xuất.

Thạch Bình

Tin liên quan

Tin khác

Thị trường bất động sản bán lẻ Hà Nội tăng trưởng ấn tượng

Thị trường bất động sản bán lẻ Hà Nội tăng trưởng ấn tượng

Thị trường bất động sản bán lẻ Hà Nội quý I/2025 đang trên đà khởi sắc rõ rệt, ghi nhận mức hấp thụ ròng diện tích bán lẻ cao so với quý trước, cho thấy sức hút mạnh mẽ của thị trường. Giá thuê tại khu vực trung tâm cũng ghi nhận mức tăng trưởng đáng chú ý.
Báo động mất cân đối cơ cấu nguồn cung nhà ở

Báo động mất cân đối cơ cấu nguồn cung nhà ở

Thị trường bất động sản nhà ở trong quý đầu năm 2025 vẫn chưa thoát khỏi vòng xoáy của sự mất cân đối. Phân khúc căn hộ cao cấp tiếp tục chiếm ưu thế, kéo theo mặt bằng giá nhà ở ngày càng "neo" cao.
Hà Nội sẽ xây thêm hầm chui, mở rộng làn đường Hoàng Quốc Việt

Hà Nội sẽ xây thêm hầm chui, mở rộng làn đường Hoàng Quốc Việt

UBND TP Hà Nội đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng hầm chui đường Hoàng Quốc Việt kéo dài với đường Phạm Văn Đồng trị giá 3.000 tỷ đồng.
Đất nền miền Bắc trỗi dậy mạnh mẽ

Đất nền miền Bắc trỗi dậy mạnh mẽ

Thị trường bất động sản quý I/2025 vừa khép lại với nhiều tín hiệu đáng chú ý: Chung cư tại hai đô thị lớn nhất cả nước đồng loạt tăng trưởng cả về nhu cầu lẫn nguồn cung, kéo theo đà tăng giá; trong khi phân khúc đất nền lại chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ ở miền Bắc, đối lập với sự ổn định tương đối ở miền Nam.
Vista Residence Da Nang: Giá trị thặng dư bền vững hay “cơn sốt” nhất thời?

Vista Residence Da Nang: Giá trị thặng dư bền vững hay “cơn sốt” nhất thời?

Dự án căn hộ cao cấp sở hữu vị trí đắt giá tại Đà Nẵng đã tạo ra cuộc đua sở hữu tài sản giữa các nhà đầu tư. Liệu rằng đây là cơ hội đầu tư bền vững hay chỉ là một xu hướng ngắn hạn?
Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Tháng 4/2025, Tập đoàn Sun Group chính thức ra mắt siêu đô thị đa chức năng Sun Mega City Nam Hà Nội. Với quy mô 1690ha, đây là siêu đô thị lớn nhất miền Bắc, nơi tái hiện đa sắc màu văn hóa. Sun Mega City không chỉ là biểu tượng thịnh vượng Nam Hà Nội mà còn là cầu nối giữa hiện đại với lịch sử, tôn vinh giá trị dân tộc trong từng hơi thở đương đại.
Bất động sản TP. Hồ Chí Minh: Sức cầu ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực

Bất động sản TP. Hồ Chí Minh: Sức cầu ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực

Theo nghiên cứu của Công ty DKRA, trong quý 1/2025, thị trường bất động sản nhà ở khu vực TP. Hồ Chí Minh và vùng phụ cận ghi nhận sự cải thiện đáng kể về sức cầu ở một số phân khúc so với cùng kỳ năm trước.
Bộ Xây dựng: Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Bộ Xây dựng: Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Bộ Xây dựng quyết tâm hoàn thành các mục tiêu năm 2025, đặc biệt trong việc xây dựng pháp luật, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công và tháo gỡ vướng mắc cho các dự án trọng điểm.
Niềm tin người mua nhà được củng cố

Niềm tin người mua nhà được củng cố

Tại cuộc họp về Tiêu điểm Thị trường Bất động sản quý 1/2025 diễn ra mới đây, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Trưởng bộ phận tiếp thị Nhà ở CBRE Việt Nam nhận định, ba tháng đầu năm 2025, nguồn cung nhà ở tại TP. Hồ Chí Minh tiếp tục hạn chế, với 350 căn hộ và 58 căn nhà phố, biệt thự xây sẵn mở bán mới.
Thế hệ trẻ nan giải bài toán an cư

Thế hệ trẻ nan giải bài toán an cư

Trong khi thị trường bất động sản liên tục thiết lập những đỉnh giá mới, bỏ xa tốc độ tăng trưởng thu nhập, thế hệ trẻ đang phải đối mặt với bài toán an cư ngày càng nan giải.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data