Minh bạch thông tin: Nhà đầu tư đang bỏ quên quyền của mình
![]() | Lời giải để kinh tế bứt phá |
![]() | Muốn phát triển, TTCK phải tạo được niềm tin cho NĐT |
Tại sao minh bạch thông tin của DN trên TTCK vẫn là câu chuyện dài được nhắc tới nhiều trong suốt thời gian qua? Ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch HĐQT Công ty chứng khoán SSI cho rằng đây là trách nhiệm của nhiều bên, gồm: cơ quan quản lý, bản thân DN, tổ chức trung gian... song quyết định cuối cùng vẫn thuộc về NĐT, bởi nếu DN công bố thông tin (CBTT) không trung thực, NĐT có quyền “quay lưng” khi đó, việc DN tham gia TTCK không còn ý nghĩa.
![]() |
Chất lượng CBTT kém
Chủ tịch UBCKNN Trần Văn Dũng cho biết, về khía cạnh pháp lý, những quy định của hệ thống pháp luật liên quan đến CBTT tại Việt Nam là theo chuẩn mực quốc tế thậm chí hơn cả chuẩn mực quốc tế. Bởi lẽ theo quốc tế, DN chỉ CBTT hàng quý, hàng năm kiểm toán. Còn Việt Nam, DN niêm yết CBTT hàng quý, 6 tháng soát xét, hàng năm có kiểm toán.
“Ở hướng tích cực, 5 năm qua số DN vi phạm CBTT giảm nhiều. Theo đánh giá độc lập bên ngoài (ví dụ như Vietstock), số DN đáp ứng theo tiêu chuẩn ở năm 2018 tăng gấp đôi so với 2017. Tuy nhiên, DN vi phạm CBTT vẫn còn nhiều. Riêng năm 2018, UBCK ban hành gần 400 quyết định xử phạt, hơn 50% là vi phạm CBTT. Bên cạnh đó, chất lượng quản trị công ty cũng có vấn đề. So sánh giữa ASEAN hay ASEAN 6 thì quản trị công ty của chúng ta ở mức thấp nhất”, ông Dũng cho biết.
Ông Phan Lê Thành Long - Giám đốc Viện quản trị công chứng Úc (CMA Australia) cho rằng, CBTT tài chính hiện có khá nhiều bất cập. Xét về chuẩn mực kế toán, Việt Nam là 1 trong 12 quốc gia đang đi đường riêng, không theo chuẩn mực quốc tế. Vì vậy, DN niêm yết gặp hạn chế trong việc CBTT tài chính. Chất lượng báo tài chính theo đó có thể bị ảnh hưởng.
Theo một con số thống kê không chính thức, TTCK Mỹ hàng năm có trung bình 300 trường hợp bị UBCK yêu cầu phải trình bày lại báo cáo tài chính. Nhưng ở Việt Nam chưa có trường hợp nào như vậy vì rất khó để cơ quan quản lý giám sát chất lượng công bố. Còn với CBTT phi tài chính là báo cáo thường niên hoặc báo cáo bất thường. Báo cáo thường niên hướng tới chuyện làm cho DN đẹp hơn. Vì vậy, tính minh bạch, độc lập chưa cao.
Việc CBTT tương lai, như cáo bạch và thông tin dự báo để thị trường dựa vào đánh giá đều chưa được bên nào kiểm chứng, mà chỉ dựa trên thái độ tình nguyện của DN. Hiện Việt Nam cũng chưa có quy định khuyến khích DN minh bạch trong vấn đề này. Khi DN niêm yết CBTT cáo bạch hay thông tin dự báo tương lai, nên có kiểm toán kiểm chứng các thông tin đầu vào. Tuy nhiên, điều đó sẽ khiến chi phí phát hành, niêm yết tăng lên.
“Phải chăng ở các khu vực cần nhu cầu cao hơn thì chưa đủ, hoặc chế tài chưa đủ mạnh, dù mức phạt gần đây rất cao 7-8 tỷ đồng nhưng con số đấy so với việc người ta có thể thu về cả trăm tỷ thì không là gì cả”, ông Hưng đặt vấn đề.
Tăng cường giám sát và xử phạt
Bà Nguyễn Thị Nguyệt Anh - Chuyên gia về Quản trị công ty của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) chia sẻ, hầu hết các trường hợp công ty trên thị trường có vấn đề chính là về quản trị công ty. Thông tin phi tài chính cũng rất quan trọng với NĐT. Như theo thông lệ quốc tế, thành viên HĐQT độc lập có vai trò rất lớn. Rất nhiều công ty đại chúng, niêm yết tại thị trường như Indonesia, Malaysia, họ quy định ít nhất 50% thành viên độc lập để giám sát về tài chính, hoạt động công ty. Nếu không đáp ứng, công ty phải công bố lý do tại sao và cả thị trường đều biết. Tính tự giác sẽ được thay đổi.
Bà Nguyệt Anh cho rằng, nếu công ty hoạt động tốt, chúng ta cũng không cần cơ chế quá phức tạp. “Nhiều “cây gậy” quá không hiệu quả, không cân bằng được. Nhưng với các công ty có vấn đề thì điều này là hoàn toàn cần thiết. Trên thị trường Việt Nam, số công ty có vấn đề cũng khá nhiều. Tôi cho rằng quản trị công ty là cốt lõi của vấn đề, giúp các công ty có chất lượng CBTT tốt hơn”, bà Nguyệt Anh cho hay.
Câu hỏi làm thế nào để cải thiện chất lượng CBTT hay có thể nói là sự minh bạch của thị trường, ông Trần Văn Dũng cho rằng, có lẽ giải pháp sẽ là một giải pháp hình quả mít.
“Có ai đó từng nói là muốn đi nhanh phải đi một mình còn muốn đi xa phải đi cùng nhau. Theo tôi giải pháp ở đây là chúng ta phải đi cùng nhau. Hiện tại cơ quan quản lý đang xây dựng luật, nhưng bị DN kêu nhiều, bên thì bảo là quy định chặt như thế này thì sao chúng tôi theo được, nhưng lại có người kêu là làm thế này thì làm sao minh bạch được”, ông Dũng nói.
Cũng theo ông Dũng, câu chuyện về minh bạch thông tin đã được đặt ra từ 10 năm trước. “10 năm trước TTCK Việt Nam có nhiều sự kiện trong đó TTCK đi xuống. 10 năm trước cũng là thời điểm thị trường UPCoM ra đời”, ông Dũng nhắc lại và cho rằng nếu không có UPCoM, thì NĐT không được tiếp cận với báo cáo tài chính, mặc dù báo cáo tài chính đó có thể chất lượng chưa tốt nhưng có còn hơn không.
“Sau đó chúng ta đi thêm được một bước nữa, là DN đã nằm trên UPCoM vẫn phải CBTT như DN niêm yết. Tôi quan niệm chúng ta sẽ phải đi từ từ, nhưng xác định là phải đi từ nhận thức. Phải để DN nhận thức được minh bạch và quản trị tốt hơn thì chống chịu với khủng hoảng tốt hơn”, ông Dũng cho hay.
Một việc nữa đó là nhiều DN cho rằng nhiều thông tin quan trọng giấu đi cho một đợt phát hành. Nhưng theo ông Dũng họ sẽ đạt được mục đích trong lần đầu nhưng các lần sau sẽ không thể qua mặt được NĐT. Một DN che giấu thông tin nhưng bị báo chí dồn dập tấn công cũng sẽ bị mất đi uy tín. Họ sẽ phải rút kinh nghiệm và đó cũng là tấm gương cho các DN khác.
Trong các giải pháp đó, cơ quan quản lý có trách nhiệm lớn là phải hoàn thiện khuôn khổ pháp lý chặt chẽ và tổng thể hơn. Vai trò kiểm tra thanh tra, xử lý vi phạm. “Tới đây các hình thức xử phạt sẽ tăng lên nhiều không chỉ tập thể mà cả cá nhân. Việc xử lý hình sự cũng sẽ mạnh hơn”, Chủ tịch UBCKNN nhấn mạnh.
Tin liên quan
Tin khác

Chứng khoán toàn cầu hứng khởi vì ông Trump miễn thuế với smartphone

Chứng khoán Mỹ lại “đỏ lửa” vì căng thẳng thương mại

ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 9,5% trong năm 2025

Cổ phiếu toàn cầu phục hồi, nhưng rủi ro thuế quan vẫn còn lớn

Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh sau quyết định hoãn thuế quan 90 ngày của ông Trump

Chứng khoán Mỹ lao dốc phiên thứ 4 liên tiếp vì nỗi lo thuế quan

Sacombank có thể không chia cổ tức trong năm nay

Cổ phiếu châu Á phục hồi, dẫn đầu là Nhật Bản, nhờ lạc quan về thương mại

Chứng khoán Mỹ tiếp tục lao dốc trong phiên đầu tuần do nỗi lo suy thoái, lạm phát
