agribank-vietnam-airlines

Mạnh tay với cổ phần hóa

Linh Đan
Linh Đan  - 
Sắp xếp, tái cơ cấu, cổ phần hóa DNNN là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong năm 2017 của tất cả cán bộ, đảng viên.
aa
CPH và thoái vốn Nhà nước: Chủ trương đúng, cần cách làm mới
Hoàn thiện Đề án cơ quan đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại DN
Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa DNNN

Cần người có người, cần chính sách có chính sách

Một lần nữa, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh cổ phần hóa (CPH), thoái vốn đầu tư ngoài ngành theo nguyên tắc thị trường và với tinh thần “Khu vực DNNN phải nhỏ đi, từng DNNN phải mạnh lên”.

Tại Hội nghị ngành Tài chính vừa rồi, Thủ tướng đã nhắc nhở: “Chúng ta đều biết, cái mắc lớn nhất trong CPH là lợi ích và động lực. Để có đột phá, tôi yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài chính là tư lệnh, chịu trách nhiệm chính trên mặt trận này. Cần cơ chế gì để làm được, các đồng chí cứ mạnh dạn đề xuất. Cần người có người, cần chính sách có chính sách”.

Mạnh tay với cổ phần hóa
Sau 1 năm cổ phần hoá, Công ty Xuân Hòa đã có những thay đổi đáng kể, năm 2016, doanh thu trong mảng nội thất là 368,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 10 tỷ đồng, gấp 10 lần năm 2015

Trước đó một tháng, tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác sắp xếp, đổi mới DNNN giai đoạn 2016-2020 hôm 6/12/2016, Thủ tướng kết luận: “Sắp xếp, tái cơ cấu, CPH DNNN là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong năm 2017 của tất cả cán bộ, đảng viên”. Thủ tướng nhắc nhở: tuy đã có nhiều chủ trương, chính sách nhưng làm chưa được bao nhiêu và vẫn rất nhỏ lẻ.

5 năm qua, số lượng DNNN giảm đi nhưng tỷ lệ CPH rất thấp, mới CPH được 8% số vốn, 92% còn lại vẫn do Nhà nước nắm giữ. Vẫn còn gần 100 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước lớn, chiếm giá trị từ 70-100% vốn Nhà nước. Nên chưa thay đổi được cơ cấu của DN để quản trị tốt hơn. Vì thế phải tái cơ cấu DNNN, giải phóng nguồn lực.

Và những năm qua, nhiều quyết sách lớn đã được đưa ra để thúc đẩy CPH. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Đổi mới và phát triển DN, các cơ chế chính sách về quản lý tài chính DN và sắp xếp, CPH, thoái vốn Nhà nước tại DN đã được ban hành đầy đủ, đồng bộ và liên tục được điều chỉnh, bổ sung để phù hợp với thực tiễn hoạt động của DN và tình hình thị trường, tạo điều kiện để DN hoàn thành kế hoạch CPH.

Bên cạnh sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng, Ban chỉ đạo Đổi mới và phát triển DN mà Trưởng ban là Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ và Vụ Đổi mới DN (Văn phòng Chính phủ), Bộ Tài chính... đã rất sát sao với DN, với các bộ ngành và địa phương, đã trực tiếp hỗ trợ hoặc đề xuất để Chính phủ nhanh chóng giải quyết tốt những vướng mắc, mâu thuẫn có thể là rào cản đối với tiến trình CPH.

Trong giai đoạn 2011 - 2015 đã sắp xếp được 588 DN, trong đó CPH được 508 DN và sắp xếp theo các hình thức khác 80 DN. Tổng giá trị thực tế của 508 DN thực hiện CPH là 760.774 tỷ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước là 188.274 tỷ đồng.

Mới đây nhất, danh mục 240 DNNN thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 – 2020 và danh mục loại DN có tỷ lệ vốn điều lệ nhà nước nắm giữ cũng đã được công bố. “Như vậy chủ trương đã rõ, thể chế đã đầy đủ, chỉ còn làm thế nào mà thôi”, ông Đặng Quyết Tiến (Phó cục trưởng Cục Tài chính DN – Bộ Tài chính) phát biểu.

Bằng mọi giá phải giải phóng nguồn lực của DNNN

Thủ tướng nhấn mạnh: Tài sản và vốn ở DNNN hiện là hơn 5 triệu tỷ đồng Việt Nam, vì vậy phải tái cơ cấu DNNN để giải phóng nguồn lực của DNNN, để tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững hơn. Nếu không giải phóng được nguồn lực này thì các thành phần kinh tế khác không lớn lên được.

Chính sách đủ, cơ chế có, chế tài cũng đã rõ, vấn đề là ở khâu thực hiện. Nhưng thực hiện vẫn khó khăn do đối tượng sắp xếp, CPH hiện nay hầu hết là các DN có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng, kinh doanh đa ngành nghề, tài chính phức tạp nên cần có nhiều thời gian chuẩn bị, xử lý.

Mặt khác, cần sự tham gia của nhiều nhà đầu tư lớn, có tiềm lực tài chính và năng lực quản trị, đầu tư tốt nên cần nhiều thời gian để chuẩn bị. Nhưng một phần nguyên nhân quan trọng khiến việc CPH, thoái vốn vẫn chậm và nhỏ lẻ, tỷ lệ bán vốn Nhà nước thấp, được ông Tiến chỉ ra: “Dư âm của Bộ Giao thông - Vận tải là sau khi bán vốn Nhà nước cho tư nhân, lãnh đạo DN không có việc làm, phải về bộ nên nhiều DN co cụm lại. Tư tưởng không thông thì không thể CPH tốt được”.

Khi bàn về giải pháp thúc đẩy CPH, Ban chỉ đạo Đổi mới và phát triển DN đã nhấn mạnh vấn đề “Tăng cường trách nhiệm của lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng cần tập trung chỉ đạo hoàn thành”. Nhiều ý kiến kiến nghị cần xử lý nghiêm đối với lãnh đạo DN không thực hiện hoặc không thực hiện có hiệu quả tái cơ cấu và nhiệm vụ được giao trong việc quản lý điều hành DN.

Trước những nguyên nhân đang làm chậm tiến trình mà các bộ, các địa phương và những vướng mắc như lãnh đạo DN báo cáo, Thủ tướng cũng đã phải nói: “Chúng ta cứ ngại, chúng ta không làm, chúng ta cứ để mãi như vậy thì chúng ta không bao giờ CPH, không bao giờ sắp xếp lại được DNNN”. Thủ tướng tuyên bố: “Tôi xin nói lại bộ trưởng nào, chủ tịch, tổng giám đốc nào không làm, làm chậm và làm thất thoát thì phải xử lý”.

Lời tuyên bố của Thủ tướng cho thấy Chính phủ sẽ mạnh tay hơn. Và cũng đã có một số lãnh đạo DN lớn bị thuyên chuyển công tác, do không hoàn thành nhiệm vụ tái cơ cấu DN, chậm thực hiện CPH. 2 trường hợp điển hình là : ông Nguyễn Cảnh Việt, Tổng giám đốc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), bị điều chuyển về làm phó trưởng Ban Phòng chống lụt bão của Bộ Giao thông - Vận tải; ông Vũ Tuấn Hùng, Tổng giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), bị điều chuyển về công tác tại Vụ Tổ chức cán bộ thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.

Với những chỉ đạo và tuyên bố của Thủ tướng thì đây có lẽ là giai đoạn quyết liệt nhất trong suốt 15 năm tiến hành sắp xếp đổi mới và CPH DNNN, hy vọng CPH sẽ khẩn trương hơn và thực chất hơn.

Kết quả thoái vốn tại 5 lĩnh vực nhạy cảm

Các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước đã và đang thực hiện thoái vốn đầu tư vào 5 lĩnh vực nhạy cảm (Bất động sản, Chứng khoán, Tài chính-Ngân hàng, Bảo hiểm và Quỹ đầu tư) theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ. Trong giai đoạn 2011- 2015, các đơn vị đã thoái được 11.036 tỷ đồng, thu về 10.742 tỷ đồng.

Linh Đan

Tin liên quan

Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ, việc thu thuế từ hoạt động kinh doanh trực tuyến đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng vừa ban hành Kế hoạch số 383/QĐ-BXD, cụ thể hóa Nghị quyết 66/NQ-CP của Chính phủ bằng những mục tiêu cắt giảm mạnh mẽ: tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, giảm 30% thời gian và 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính ngay trong năm 2025.
Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ngày 11/4, tại Hà Nội, Đảng bộ Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bà Lê Hằng, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, kể từ khi Tổng Thống Mỹ công bố các mức thuế đối ứng hồi đầu tháng 4, các doanh nghiệp trong ngành thủy sản như “ngồi trên đống lửa”.
Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Sáng ngày 12/4/2025, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP. Hồ Chí Minh (HAMEE) tổ chức chương trình Tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm”.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) và Công ty TNHH PwC Việt Nam (PwC Việt Nam) vừa phối hợp cùng các hãng công nghệ Amazon Web Services (AWS) và Alation, đã tổ chức thành công hội thảo “Thúc đẩy niềm tin và đổi mới trong kỷ nguyên điện toán đám mây, AI và dữ liệu” tại khách sạn Meliá, Hà Nội.
Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí được thành lập bởi Trung tâm Hỗ trợ và Chăm sóc khách hàng trực thuộc Trung tâm Phục vụ hành chính công TP. Hà Nội nhằm thúc đẩy sáng tạo, đổi mới và khởi nghiệp, đồng thời giảm thiểu gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp mới thành lập
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 733/QĐ-TTg, chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data