agribank-vietnam-airlines

Mạnh tay hơn để bảo vệ rừng

Nghi Lộc
Nghi Lộc  - 
Khởi tố các vụ án phá rừng, hủy hoại rừng, khởi tố bị can và đề nghị truy tố ở mức độ có tính răn đe cao
aa

Mặc dù, Chính phủ đã có chủ trương đóng cửa rừng, không khai thác gỗ tự nhiên. Song, tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên cũng như ở các nơi khác trong cả nước, tình trạng phá rừng vẫn âm thầm diễn biến phức tạp. Hàng loạt vụ phá rừng quy mô lớn liên tiếp bị phanh phui, bất chấp những nỗ lực ngăn chặn của chính quyền các địa phương lẫn lực lượng chức năng. Rừng vẫn “chảy máu”.

Mạnh tay hơn để bảo vệ rừng
Cần những biện pháp mạnh tay hơn để bảo vệ rừng

Trong đó, có thể kể đến vụ phá rừng ở rừng phòng hộ Nam Sông Bung (Nam Giang - Quảng Nam). Theo đó, đã có 34 cây gỗ rừng tự nhiên bị chặt hạ, trong đó chủ yếu là lim xanh. Ước tính tổng khối lượng gỗ thiệt hại 235,111m3. Hay như vụ phá rừng phòng hộ Sông Kôn (Đông Giang), ước tính khối lượng gỗ thiệt hại 45,6m3. Ngoài ra, có thể kể đến vụ phá rừng đặc dụng Sông Thanh. Mới đây nhất cũng tại Quảng Nam, công an tỉnh đã bắt giữ xe ô tô tải vận chuyển hơn 8m3 gỗ trái phép. Số gỗ này được vận chuyển trên ô tô tải mang BKS 92K-7867 do Vũ Duy Vĩnh, trú ở xã Trà Giác, (Bắc Trà My) điều khiển. Toàn bộ số gỗ không có dấu búa kiểm lâm, cũng như giấy tờ hợp lệ...

Đặc biệt, điều nhức nhối là tình trạng triệt phá rừng diễn ra có tổ chức, câu kết thành những đường dây chuyên nghiệp. Vấn đề càng trầm trọng hơn khi lực lượng được giao bảo vệ rừng lại tiếp tay cho các đối tượng lâm tặc. Trước thực trạng này, chính quyền các địa phương đang có những động thái quyết liệt xử lý nghiêm khắc, trừng trị những đối tượng là cán bộ có trách nhiệm song lại tiếp tay, bảo kê cho phá rừng. Tại TP. Đà Nẵng, Tòa án Quân sự khu vực 1 (Quân khu 5), vừa mở phiên tòa xét xử vụ án “Vi phạm về khai thác bảo vệ rừng”, liên quan đến việc chặt phá gỗ pơ mu ở khu vực biên giới huyện Nam Giang. Đây là một trong những vụ phá rừng ở Quảng Nam gây bức xúc dư luận trong suốt thời gian qua.

Theo cáo trạng, Lê Xuân Chính nguyên đại úy, Đồn phó Đồn Biên phòng cửa khẩu Nam Giang, có mối quan hệ với Tiêu Hồng Tư là Giám đốc CTCP Minh Hà (TP.Đà Nẵng). Sau đó, Chính đã kết nối Tiêu Hồng Tư với đối tượng Nguyễn Văn Quang, trú huyện Bắc Trà My để bàn bạc việc khai thác gỗ trái phép. Sau khi tìm thấy vị trí có gỗ pơ mu ở khu vực rừng thuộc khoảnh 3, khoảnh 8 tiểu khu 351 rừng phòng hộ sông Bung, thuộc xã La Dêê (Nam Giang) thì Chính, Quang và các đối tượng khác thỏa thuận thống nhất với nhau về giá tiền công khai thác, vận chuyển. Ngay sau đó, Nguyễn Văn Quang thuê các đối tượng từ Quảng Bình vào tiến hành khai thác gỗ pơ mu trái phép.

Trong vụ việc này, rừng phòng hộ sông Bung ở xã La Dêê, được xác định bị các bị can chặt hạ, cưa xẻ 37 cây gỗ pơ mu là gỗ thuộc nhóm IIA (nhóm thực vật rừng quý hiếm). Tổng giá trị thiệt hại được xác định khoảng 3 tỷ đồng. Sau 4 ngày xét xử, Tòa án Quân sự khu vực 1 đã tuyên án đối với các bị cáo trong vụ phá rừng pơ mu xảy ra ở khu vực cửa khẩu Nam Giang.

Điều đáng nói, trong vụ án này, khi đại diện Viện Kiểm sát quân sự khu vực 2 (Bộ đội Biên phòng), đề nghị mức án 30 đến 42 tháng tù giam đối với bị cáo Lê Xuân Chính, nguyên Đồn phó Đồn Biên phòng cửa khẩu Nam Giang, người đóng vai trò là “đạo diễn phá rừng”, thì hội đồng xét xử đã tuyên phạt mức án lên đến 48 tháng tù giam. Các đối tượng khác trong đường dây phá rừng này cũng nhận được những mức án nghiêm khắc, với các mức án nặng hơn đề nghị của Viện Kiểm sát.

Liên tục để xảy ra các vụ phá rừng trên địa bàn, rõ ràng công tác quản lý, bảo vệ rừng còn nhiều bất cập, việc xử lý các đối tượng chưa đủ sức răn đe. Sau hàng loạt vụ phá rừng xảy ra trên địa bàn tỉnh, lực lượng kiểm lâm Quảng Nam đã phải tổ chức các cuộc họp phân tích, mổ xẻ những bất cập trong công tác quản lý, bảo vệ rừng khi để xảy ra các vụ phá rừng, trách nhiệm của lực lượng kiểm lâm và bàn các giải pháp bảo vệ rừng trong thời gian tới.

Nhức nhối trước việc phá rừng, ông Lê Trí Thanh - Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã viết “tâm thư” gửi lực lượng kiểm lâm và ban quản lý rừng trên địa bàn. Trong đó ông Thanh đã viết: “gỗ to như thế, bị chặt hạ bằng cưa máy, kéo ra khỏi rừng thành lối mòn, rồi chở đi bằng cách nào, tập kết ở đâu, bán cho ai - người dân địa phương đều biết mà các đồng chí lại không biết, hoặc biết mà không nói, nói mà không làm, làm mà không tận gốc... Với lương tâm và lòng tự trọng cao nhất, tôi muốn các đồng chí hãy dũng cảm đối mặt với sự thật để trả lời những câu hỏi đó. Và hơn thế nữa, mỗi đồng chí hãy góp một tiếng nói để chúng ta cùng cải tổ triệt để công tác quản lý bảo vệ rừng, để rừng không mất đi và niềm tin còn ở lại”.

Bên cạnh viết “tâm thư”, ông Lê Trí Thanh cũng đã ký công văn yêu cầu triển khai một số nhiệm vụ cấp bách trong công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn. Trong đó nhấn mạnh: Khẩn trương hoàn thành hồ sơ, khởi tố các vụ án phá rừng, hủy hoại rừng, khởi tố bị can và đề nghị truy tố ở mức độ có tính răn đe cao, phù hợp với quy định pháp luật. Lực lượng kiểm lâm phải ký cam kết không tiếp tay, bao che cho lâm tặc hoặc xin nghỉ hưu sớm nếu sức khỏe không tốt. Chi cục Kiểm lâm tỉnh phải đề nghị cán bộ, công chức, viên chức trong ngành đăng ký nghỉ hưu trước tuổi theo quy định hiện hành hoặc xin chuyển sang công tác khác cho phù hợp, nếu xét thấy không đủ năng lực, sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao...

Nghi Lộc

Tin liên quan

Tin khác

Phá sập đường dây mua bán tài khoản ngân hàng để lừa đảo

Phá sập đường dây mua bán tài khoản ngân hàng để lừa đảo

Công an tỉnh Bình Dương cho biết, đang tạm giữ hình sự đối với Huỳnh Thị Kim Oanh (sinh năm 1985, thường trú TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương) và Đào Trọng Quân (sinh năm 1992, thường trú tỉnh Thái Bình) về các hành vi mua bán tài khoản ngân hàng; lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua tài khoản ngân hàng; làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng mạng máy tính, viễn thông, phương tiện điện tử để chiếm đoạt tài sản.
Vi phạm hành chính trong kinh doanh bảo hiểm bị phạt tới 200 triệu đồng

Vi phạm hành chính trong kinh doanh bảo hiểm bị phạt tới 200 triệu đồng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 174/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/2/2025.

Dự thảo Luật Kế toán sửa đổi: Tập trung tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Tại Dự thảo Luật sửa đổi Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia đang được Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo. Dự thảo Luật Kế toán đã sửa đổi nhiều quy định quan trọng góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kế toán; Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu; đảm bảo sự nhất quán và phù hợp với các quy định khác của pháp luật. Tuy nhiên, vấn còn một số nội dung cần bổ sung phù hợp với yêu cầu thực tế.

Luật Quản lý thuế sửa đổi: Tránh tăng thêm trách nhiệm và chi phí cho doanh nghiệp và cá nhân

Một trong những nội dung nhận được nhiều sự quan tâm nhất trong Hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp nội dung chứng khoán, kế toán, kiểm toán độc lập và luật quản lý thuế trong dự thảo sửa đổi 7 luật của Bộ Tài chính do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức là về quản lý thuế. Đặc biệt, các chuyên gia cho rằng nhiều quy định quản lý thuế gây khó trong thực thi, thậm chí không khả thi, tạo gánh nặng cho DN và người dân.

NHNN Phú Yên tổ chức tuyên truyền phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng

Mới đây, NHNN chi nhánh Phú Yên phối hợp với Công an tỉnh và Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Phú Yên tổ chức hội nghị tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, phòng chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng và hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng năm 2024.

Đồng Nai: Tăng cường giải pháp ngăn ngừa tín dụng đen

Tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các sở, ngành địa phương chủ động phối hợp với hệ thống tổ chức tín dụng trên địa bàn tăng độ phủ của tín dụng vi mô nhằm hạn chế tình trạng người dân có nhu cầu vay vốn chính đáng không tiếp cận được các kênh tín dụng chính thức phải tìm đến tín dụng đen.

Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số: Cần định hình được vị thế và chiến lược riêng của Việt Nam

Góp ý vào dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số (CNCNS) do Bộ Thông tin và Truyền thông soạn thảo, các chuyên gia chỉ ra Ban soạn thảo chưa thể hiện rõ tầm nhìn của việc tại sao lại cần ban hành Luật CNCNS, đồng thời chưa có các chính sách chiến lược và hiệu quả để thu hút đầu tư với lĩnh vực này.

Luật công nghiệp công nghệ số: Cần quy định rõ ràng, hợp lý, thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo

Tham luận Hội thảo lấy ý kiến góp ý dự án Luật Công nghiệp công nghệ số do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, các chuyên gia cho rằng một số quy định còn chưa được rõ ràng, thiếu hợp lý trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo có thể dẫn đến các vấn đề và khó khăn cho các doanh nghiệp khi chuẩn bị kế hoạch tuân thủ.

Có nên đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường?

Ngày 11/7, tại hội thảo góp phần hoàn thiện Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đang được Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, đại diện doanh nghiệp đều cho rằng việc bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) không đủ để giải quyết thực tế bệnh tật liên quan đến nước giải khát có đường tại Việt Nam, nhưng lại làm giảm khả năng tiếp cận sản phẩm có đường đối với một số đối tượng, giảm việc làm và thu nhập của nhiều người dân và các DN trong hệ sinh thái sản xuất.

Triệt phá chuyên án ma túy lớn nhất từ trước đến nay qua đường hàng không

Thông tin từ Đội Kiểm soát phòng, chống ma túy (Cục Hải quan Hà Nội) cho biết, đơn vị vừa phối hợp với các lực lượng chức năng triệt phá chuyên án ma túy từ Đức về Việt Nam. Chuyên án HP524 do Cục chủ trì xác lập, phối hợp với PC 04-Công an TP Hà Nội, Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội đã thu giữ 179 kg ma túy tổng hợp MDMA, lớn nhất từ trước đến nay qua đường hàng không.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data