Mạnh tay gỡ rào cản thị trường vận tải
![]() | Giảm chi phí sản xuất kinh doanh là một ưu tiên chính sách |
![]() | Bỏ nhiều thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực thông tin điện tử |
![]() | Thổi bùng nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh |
Vụ Pháp chế, Bộ Giao thông - Vận tải (GT-VT) vừa đưa ra kế hoạch cắt giảm các điều kiện kinh doanh do cơ quan này quản lý, dự kiến khoảng 352/570 điều kiện kinh doanh, đạt tỷ lệ 61,75%. Các điều kiện kinh doanh này điều chỉnh 28 ngành nghề, được quy định tại 5 Luật (Luật Hàng không dân dụng, Luật Giao thông đường bộ, Bộ luật Hàng hải, Luật Giao thông đường thủy nội địa, Luật Đường sắt) và quy định chi tiết tại 20 nghị định của Chính phủ.
![]() |
Ảnh minh họa |
Tỷ lệ cắt giảm đề xuất được đánh giá là rất ấn tượng, thể hiện tinh thần cải cách mạnh mẽ. Bởi theo các chuyên gia và DN hoạt động trong lĩnh vực vận tải, đây là một trong số những ngành còn tồn tại rất nhiều rào cản từ khi DN gia nhập thị trường cho tới suốt quá trình hoạt động. Chuyên gia kinh tế, TS. Ngô Trí Long dẫn chứng, trong Nghị định 86/2014/NĐ-CP và Thông tư 63/2014/TT-BGTVT có tới hơn 50 quy định, điều kiện kinh doanh áp dụng cho xe taxi và xe hợp đồng.
Ông Long cho rằng, trong số này còn nhiều quy định mang nặng tính chất áp đặt hành chính, can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh của DN, chẳng hạn yêu cầu về phương án kinh doanh, bố trí đủ xe và lái xe, có nơi đỗ xe phù hợp… Một số quy định (như buộc DN vận tải hợp đồng không được ấn định trước lịch trình, hành trình; chỉ được ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân có nhu cầu thuê cả chuyến xe) trực tiếp hạn chế quyền dân sự hợp pháp của DN, đồng thời làm giảm hiệu quả của hoạt động vận tải. Hay như quy định yêu cầu DN phải thông báo tới cơ quan quản lý trước khi thực hiện hoạt động vận tải mang nặng tính thủ tục mà không đi vào thực chất.
“Bản thân DN sẽ nắm rõ nhất nhu cầu thị trường để có phương án kinh doanh, nhân sự phù hợp, không cần nhà nước phải quy định cụ thể”, ông Long nêu quan điểm.
Đại diện cho tiếng nói từ phía cộng đồng DN, ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam nêu thực trạng, rào cản gia nhập thị trường quá lớn nên có nhiều trường hợp DN đầu tư cả chục tỷ đồng để mua xe rồi “đắp chiếu”, chỉ vì không thể đăng ký vào tuyến. Vì vậy, ông Thanh khẩn thiết đề nghị “Các nghị định và đặc biệt là thông tư phải kiến tạo cho DN phát triển, xoá bỏ triệt để cơ chế xin cho, tất cả điều kiện gì có thể hậu kiểm được thì hậu kiểm, tránh tiền kiểm”.
Ông Nguyễn Công Hùng, Hiệp hội taxi Hà Nội cũng đưa ra hàng loạt đề xuất rất cụ thể đối với Bộ GTVT. Vị này cho biết, Thông tư 70/2015/TT-BGTVT ban hành về chu kỳ kiểm định xe cơ giới, đã đặt ra quy định với xe mới, chu kỳ kiểm định là 24 tháng, xe cũ là 12 tháng tiếp theo. Tuy nhiên sau đó thời gian đã được điều chỉnh giảm xuống 6 tháng/lần, khiến DN tốn kém chi phí rất lớn. Đó là chưa kể mỗi xe phải dừng ít nhất 40 phút để kiểm định, mà DN vận tải taxi mua theo lô hàng trăm chiếc, cùng đăng ký một thời điểm.
Một vấn đề khác là theo quy định tại Nghị định 86, DN phải niêm yết và đăng ký giá, sau đó chịu sự quản lý rất chặt chẽ của chính quyền địa phương. Tuy nhiên sau thời hạn 1 năm DN vẫn phải đăng ký lại. Hay như việc đăng ký tần số, sau khi được cấp phép cứ 1 năm DN lại phải đăng ký gia hạn 1 lần, trong khi DN hoạt động lâu dài và hoàn toàn có thể điều chỉnh thời gian lên 2-3 năm hoặc dài hơn để giảm bớt chi phí, dành thời gian cho các công việc khác. Ngoài ra quy định về khám sức khoẻ cho người lao động áp dụng định kỳ 6 tháng/lần cũng được đề xuất tăng lên 12 tháng/lần.
“Chúng tôi xin cởi bỏ bớt các quy định này để DN tự chịu trách nhiệm, nếu DN làm sai phải chịu. Thời gian các DN taxi tuyền thống phải chịu rất nhiều quy định, làm tăng chi phí hoạt động từ đó giảm rất nhiều khả năng cạnh tranh so với taxi công nghệ”, ông Hùng phân trần.
Ghi nhận ý kiến từ phía các DN, bà Trịnh Thị Hằng Nga, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ GT-VT cho biết, trước mắt mục tiêu của Bộ GT-VT là dỡ bỏ các điều kiện gia nhập thị trường của DN, chuyển dần sang hậu kiểm. Đối với các thủ tục phải thực hiện phát sinh trong quá trình hoạt động của DN, Bộ GT-VT sẽ xem xét để đơn giản hoá tối đa các quy định về quản lý.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp
