Lường trước rủi ro vay nợ nước ngoài
Theo Bộ Tài chính, nợ nước ngoài tự vay, tự trả của DN đang có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây. Năm 2016 tăng 25,7% so với năm 2015, năm 2017 tăng 39,6% so với năm 2016. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến gia tăng nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP. Chỉ số nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP trong các năm 2015, 2016, 2017 tương ứng là 42%, 44,8% và 48,9% và dự kiến vào cuối năm 2018, ở mức 49,7%, sát với mức trần 50% GDP.
![]() |
Ảnh minh họa |
Lâu nay việc DN huy động vốn từ thị trường nước ngoài luôn được khuyến khích nhằm mở rộng thị trường vốn, có thêm nguồn lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, việc sống chung với nợ nần cũng là điều bình thường đối với hoạt động của DN trong nền kinh tế thị trường, thể hiện quyết tâm đầu tư nguồn lực một cách nghiêm túc của DN cho dự án và dám chịu trách nhiệm với khoản vay của mình.Tuy nhiên việc nợ nước ngoài của khu vực DN tư nhân tăng nhanh lại là vấn đề cần lưu ý.
Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia kinh tế, Chính phủ không chịu trách nhiệm phải trả các món nợ nước ngoài của tư nhân. Tuy nhiên đứng trên bình diện quốc gia, nếu một DN vay mượn trên thị trường quốc tế nhưng không có nguồn thu ngoại tệ để trả nợ nước ngoài, hoặc nguồn thu hạn chế, thì DN đó sẽ phải chạy vào thị trường ngoại hối trong nước để mua ngoại tệ, làm tăng nhu cầu ngoại hối, ảnh hưởng đến chính sách điều hành tỷ giá của NHNN.
Thực tế đã xảy ra những trường hợp chủ thể vay nợ nước ngoài không trực tiếp tạo ra dòng tiền ngoại tệ để trực tiếp trả nợ, như trường hợp của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Hoặc dự án Vinfast của Tập đoàn Vingroup, nếu không có khả năng xuất khẩu cũng sẽ không trực tiếp tạo ra doanh thu bằng ngoại tệ để trả nợ vay. Trong trường hợp này, DN sẽ phải tìm kiếm nguồn ngoại tệ từ các hoạt động khác để trả nợ cho nguồn huy động từ thị trường quốc tế nhằm vận hành nhà máy sản xuất ô tô.
TS. Nguyễn Trí Hiếu cũng lưu ý, hiện nay các công ty chấm điểm tín nhiệm quốc gia không chỉ xem xét tình hình trả nợ của Chính phủ mà còn xem khả năng trả nợ của công ty tư nhân. Vì vậy khi các khoản nợ nước ngoài đến mức quá lớn sẽ vượt qua tỷ lệ vay mượn trung bình, kéo theo đó xếp hạng tín nhiệm của quốc gia có thể bị ảnh hưởng. Đồng thời, khi xếp hạng tín nhiệm của DN bị giảm sút làm ảnh hưởng đến điểm tín nhiệm quốc gia, thì kéo theo đó lãi suất cho vay nói chung của quốc gia trên thị trường quốc tế cũng có thể tăng lên, khiến chi phí tiếp cận vốn của các DN khác tăng theo.
Lường trước được các rủi ro này, Chính phủ đã chỉ đạo NHNN đề xuất giải pháp kiểm soát chặt chẽ hoạt động vay nước ngoài của DN, đảm bảo nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn an toàn cho phép. Vì vậy các khoản nợ nước ngoài hiện nay được đánh giá là không quá đáng ngại.
Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng không nên thấy trần nợ trong ngưỡng an toàn mà lơ là việc kiểm soát. Cần lưu ý rằng đặc tính và rủi ro nợ nước ngoài của quốc gia rất khác với nợ trong nước, khó có thể xem nhẹ.Vì vậy, các cơ quan quản lý cần bảo bảo đảm các DN tư nhân khi vay nợ nước ngoài đã có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, từ đó có khả năng tạo ra nguồn ngoại tệ để trả nợ.
Các chuyên gia tài chính lưu ý, DN khi đã đầu tư lớn thì đều có tầm nhìn và kế hoạch phát triển dài hạn trong 10-20 năm, trong đó đưa ra các phương án cụ thể về lợi nhuận, khấu hao của dự án, cũng như các khoản lãi và gốc phải trả. Cơ quan quản lý cần dựa vào các số liệu đó để xem xét khả năng trả nợ của DN và theo dõi chặt chẽ hàng năm xem có thực hiện đúng hay không. Đây là những đòi hỏi không thể khác trong bối cảnh DN Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào thị trường quốc tế nói chung và thị trường tài chính quốc tế nói riêng.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp
