agribank-vietnam-airlines

Luật giao dịch điện tử: Mở đường cho chuyển đổi số Việt Nam

Trần Hương
Trần Hương  - 
Thảo luận tại Hội trường Quốc hội về dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), đại biểu Trịnh Xuân An (Đoàn Đồng Nai) nhận định, đây là dự án luật rất quan trọng, có thể được xem là bản “Hiến pháp cho chuyển đổi số Việt Nam” và sẽ có tác động rất lớn khi Quốc hội ban hành Luật.
aa

Mặc dù đã được tiếp thu, chỉnh lý tương đối cơ bản và đã có rất nhiều nội dung đã được sửa đổi, tuy nhiên, vẫn còn gần 20 đại biểu Quốc hội đăng ký phát biểu về dự thảo.

“Tôi cho rằng điều rất đáng được quan tâm và được các đại biểu Quốc hội thảo luận là Điều 15 về giá trị pháp lý của việc chuyển đổi hình thức từ giấy sang thông điệp dữ liệu điện tử và ngược lại”, ông An nói và cho biết, thực tế chúng ta đang có câu chuyện là quản lý trên môi trường thực bằng giấy và quản lý trên môi trường ảo, tức là môi trường điện tử. Do đó, chúng ta cần phải quy định điều kiện nào của các văn bản được chuyển từ giấy sang hình thức điện tử; điều kiện nào chuyển từ hình thức điện tử sang giấy để nó tạo ra giá trị cho các hoạt động điều hành, quản lý, cho sản xuất kinh doanh…

Toàn cảnh Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV
Toàn cảnh Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV

Trong khi đại biểu Thái Quỳnh Mai Dung (Đoàn Vĩnh Phúc) nhất trí cao với việc bổ sung quy định tại Điều 15 về việc chuyển đổi văn bản giấy sang văn bản điện tử và ngược lại, tuy nhiên dự thảo luật đang quy định “Chính phủ quy định chi tiết nội dung này”. Vì vậy đại biểu đề nghị cần quy định kỹ lưỡng ngay tại văn bản luật.

Theo đại biểu Đỗ Văn Yên (Đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu), giao dịch điện tử có phạm vi tác động rộng, trong đó có các quy định về bảo đảm, bảo mật, an ninh, an toàn thông tin của thông điệp dữ liệu trong giao dịch điện tử trong cung cấp, quản lý chứng thư điện tử và chi phí điện tử. Dự thảo luật đã quy định những hành vi bị nghiêm cấm khi thực hiện giao dịch điện tử là phù hợp. Tuy nhiên, những hành vi tiết lộ dữ liệu tạo chữ ký số, giả mạo chữ ký số cần được nghiêm cấm trong giao dịch điện tử. Do đó, đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc bổ sung những hành vi trên để nâng cao hiệu lực của pháp luật và căn cứ xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.

Đại biểu Trần Thị Thu Phước (Đoàn Kon Tum) cho biết, hiện nay, trên không gian mạng đang có hiện tượng lợi dụng, lừa đảo trong giao dịch điện tử. Để giảm thiểu tình trạng nguy hiểm này, bảo đảm quyền lợi của người thực hiện giao dịch cũng như môi trường giao dịch lành mạnh, Dự thảo luật cần bổ sung quy định trách nhiệm của các nhà cung cấp, các nền tảng trung gian trong giao dịch điện tử đối với các hành vi vi phạm pháp luật trên nền tảng số; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có liên quan trong việc xác minh, làm rõ, giám sát, xử lý các vi phạm để đảm bảo giao dịch trên môi trường số an toàn, lành mạnh.

Ngoài ra, đại biểu cho rằng Dự thảo luật cần có quy định áp dụng hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an làm tiêu chuẩn chung cho giao dịch trên môi trường điện tử (trong giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến).

Về trách nhiệm quản lý Nhà nước trong giao dịch điện tử, đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (Đoàn Kiên Giang) cho rằng, một việc chỉ nên giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính như Điều 7 dự thảo là hợp lý. Về dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử trong thương mại, đại biểu cho rằng, nội dung này đã được tiếp thu, chỉnh lý, quy định tại Điều 31 về một đầu mối cấp phép dịch vụ chứng thực thông điệp dữ liệu, trong đó có dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử cũng là quy định hợp lý. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, đại biểu đề nghị khi triển khai cần có sự phối hợp đồng bộ giữa hai bộ là Bộ Công thương và Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc cấp phép, quản lý giấy phép dịch vụ này.

Phát biểu giải trình tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết, liên quan tới quản lý nhà nước có hai vấn đề đang cần nghiên cứu kỹ là quy định trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, trách nhiệm của Ban Cơ yếu Chính phủ. Cơ quan thẩm tra đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan chủ trì soạn thảo để thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật và kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ, Ủy ban Pháp luật, các cơ quan có liên quan để nghiên cứu, tiếp thu, dù phương án Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 không có nội dung này.


Về định danh điện tử, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã làm việc với Chính phủ, xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội để chuyển các quy định về nội dung này sang Luật Căn cước công dân. Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho biết, cơ quan thẩm tra sẽ nghiêm túc tiếp thu đầy đủ, toàn diện các ý kiến của các đại biểu để đảm bảo dự án luật đạt chất lượng cao.

Trần Hương

Tin liên quan

Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Cục Thuế vừa có công văn gửi chi cục trưởng các chi cục thuế khu vực; trưởng các ban, đơn vị thuộc Cục Thuế về việc đẩy nhanh việc giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng. trong đó, Cục Thuế nhấn mạnh, phấn đấu đến hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ tồn quá hạn, ngoại trừ hồ sơ có rủi ro cao, có nghi vấn gian lận thuế đang xác minh, kiểm tra.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Sau ít phút hứng khởi ban đầu, đồng USD lại quay đầu giảm trong phiên giao dịch sáng thứ Hai (14/4) do những tuyên bố liên quan đến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tuần trước đã làm lung lay niềm tin của nhà đầu tư vào đồng tiền dự trữ số một thế giới.
Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Năm 2025 được xem là thời điểm bản lề trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu dần phục hồi, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng GDP tăng ít nhất 8%, vượt xa các dự báo thận trọng từ IMF, WB hay ADB. Để hiện thực hóa điều này, cải cách thể chế kinh tế trở thành nền tảng không thể thiếu.
Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 12/04/2025, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) đồng tổ chức Diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân lần thứ 2 với chủ đề: "Chân dung và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân với sự phát triển bền vững của thị trường tài chính".
GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Trao đổi với phóng viên, GS.TS. Tô Trung Thành, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường, đây cũng là cơ hội để Việt Nam phát huy động lực nội tại như kinh tế tư nhân, tiêu dùng trong nước… để hướng tới mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Các bộ, ngành, địa phương ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng cao gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế... kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.

Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 751/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data