agribank-vietnam-airlines

Lời thề độc lập và khát vọng thịnh cường

 - 
Từ thời khắc lịch sử thiêng liêng của “màu cờ thu năm ấy”, đất nước ta đã bước sang trang mới trong lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam!
aa

Nhớ về những ngày thu hào hùng 73 năm trước, ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại kính yêu của nhân dân Việt Nam đã long trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Sự kiện trọng đại này là một mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Và như lời phát biểu của Người đứng đầu Chính phủ - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại tiệc chiêu đãi các đoàn Ngoại giao nhân kỷ niệm Quốc khánh 2/9 vừa diễn ra (ngày 30/8/2018): Từ thời khắc lịch sử thiêng liêng của “màu cờ thu năm ấy”, đất nước Việt Nam đã bước sang một trang mới trong lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.

Thực hiện lời thề thiêng liêng tại Lễ Tuyên ngôn độc lập “Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”; thực hiện mong ước của Bác Hồ “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”,… trong hơn bảy thập kỷ qua, “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” luôn là khát vọng cháy bỏng và là nguồn động lực to lớn để muôn người dân Việt Nam vượt qua khó khăn, gian khổ, tay nắm chặt tay, cùng nhau tiến bước dưới cờ đỏ sao vàng phấn đấu vì nền độc lập dân tộc, vì sự phát triển thịnh vượng phồn vinh, vì hạnh phúc của muôn nhà và góp phần cho hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Tinh thần bất diệt của Cách mạng tháng Tám, chủ nghĩa yêu nước nồng nàn và tư tưởng “Không có gì quý hơn độc lập tự do” của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại không ngừng được toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta truyền lửa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Quân và dân ta, với niềm tin sắt son vào sự lãnh đạo của Đảng, bằng sức mạnh và ý chí kiên cường của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đã đập tan hai cuộc xâm lược của thực dân và đế quốc mà dấu son là chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 và chiến dịch Hồ chí Minh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất tổ quốc năm 1975, đưa cả nước bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Từ sau khi đất nước thống nhất, cả nước bước vào nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu rất đáng tự hào trong tất cả các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, xã hội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng… Vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được củng cố và nâng cao. Đời sống của nhân dân được cải thiện từng ngày, cơ sở hạ tầng của đất nước được xây dựng một bước đáng kể, công tác đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo được các tổ chức chính trị xã hội và các tầng lớp nhân dân đặc biệt quan tâm, ủng hộ nhiệt tình đã phát huy hiệu quả… và như Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII đã đánh giá: “Nhìn tổng thể, qua 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử”.

Với “tinh thần tinh thần phục vụ, lấy sự hài lòng của doanh nghiệp, người dân làm thước đo hiệu quả”, Chính phủ Việt Nam đã và đang tập trung “kiến tạo” môi trường thuận lợi cho phát triển và quyết tâm "hành động"… chỉ tính trong giai đoạn 2016 - 2020, dự kiến tăng trưởng GDP bình quân của đất nước có thể đạt 6,71% (mục tiêu từ 6,5-7%). Qua 3/4 chặng đường của năm 2018, chúng ta dự kiến sẽ đạt và vượt 12 chỉ tiêu được Quốc hội giao, với nhiều kết quả đạt mức kỷ (thu hút FDI, du lịch, xuất khẩu…).

Đáng phấn khởi là những nỗ lực của Việt Nam đã được quốc tế ủng hộ, đánh giá cao.

Ngày 14/6/2018, WB dự báo năm 2018, GDP Việt Nam sẽ tăng 6,8%. Ngày 20/7/2018, ADB dự báo tăng 7,1% (trong khi đó bình quân khu vực Đông Nam Á chỉ là 5,2%). Ngày 15/5/2018, Fitch đã nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia Việt Nam lên mức ổn định tích cực… và với những kết quả đã đạt được có thể thấy một không khí cởi mở, hứng khởi tràn đầy niềm tin của người dân, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong nước, quốc tế đang lan tỏa trong xã hội và trên thị trường Việt Nam.

Song đường cách mạng không phải chỉ có hoa hồng, nhất là trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực sẽ còn nhiều diễn biến rất phức tạp, tác động trực tiếp đến nước ta, tạo ra cả thời cơ lẫn thách thức cả về an ninh truyền thống và phi truyền thống,… Bốn nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra vẫn tồn tại, nhất là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới; nguy cơ "diễn biến hoà bình" của thế lực thù địch nhằm chống phá nước ta; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; sự tồn tại và những diễn biến phức tạp của tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí,...

Trong thực tiễn quản lý đất nước, dù Chính phủ đã quyết liệt thực hiện đồng bộ một loạt giải pháp nhưng vẫn còn nhiều nan đề chưa dễ tìm ra lời giải trong một sớm một chiều. Ví như, trong công tác cải cách thủ tục hành chính, đâu đó vẫn còn tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”, “trên rải thảm, dưới rải đinh”, “trên kiến tạo, dưới kiến bò”… Trong công tác tổ chức, cán bộ vẫn còn tình trạng “cả họ làm quan”; “thăng tiến thần tốc”; “nâng đỡ, bổ nhiệm không trong sáng”; “bỏ người tài, gài người nhà”, “cán bộ quan liêu, vô cảm, xa dân”… trong công tác phòng chống tham nhũng lãng phí tuy chúng ta đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận nhưng vẫn còn không ít những vụ việc khiến dư luận nhân dân không khỏi bất bình.

Điểm qua một loạt những thử thách, mới thấy con đường xây dựng đất nước độc lập, thịnh cường phía trước còn không ít chông gai. Nhưng những thách thức ấy không thể làm chúng ta chùn bước. Thử thách chỉ làm dân tộc vững mạnh hơn.

Từ lời thề độc lập thiêng liêng hơn 70 năm trước, một lần nữa, bài học về “phát huy cao độ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc” từ hào khí của cuộc cách mạng mùa thu tháng tám lại được Đảng ta đặt ra để toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân ra sức thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội XII, mở ra thời kỳ phát triển mới, vẻ vang, tốt đẹp của đất nước, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

chinhphu.vn

Tin liên quan

Tin khác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Trưa 14/4, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã tới Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong hai ngày 14-15/4, theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Nhân dịp Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ 4, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan đến Hội nghị.
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết "CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Ngày 13/4, kết luận phiên họp Chính phủ phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, huy động toàn bộ nguồn lực phát triển.
Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Sáng 13/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025 để xem xét, cho ý kiến về 4 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết của Quốc hội. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ; các thành viên Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.
Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 12/4/2025 về việc thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ.
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Thời báo Ngân hàng trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII, ngày 12/4/2025.
Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ 14 - 15/4. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa chuyến thăm này.
Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Hội nhập quốc tế đã trở thành một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển quốc gia kể từ công cuộc Đổi mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều chuyển biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, đòi hỏi tư duy về hội nhập cũng phải được cập nhật và nâng tầm trong kỷ nguyên mới. Bài viết "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm là một chỉ đạo quan trọng, thể hiện cách tiếp cận mới của Đảng về hội nhập trong điều kiện đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data