Loại bỏ 7 tội danh khỏi hình phạt tử hình là còn ít
![]() |
Ảnh minh họa |
Đây là dự án Bộ luật có khá nhiều nội dung đổi mới quan trọng và hết sức phức tạp, có sự thay đổi chính sách hình sự đối với một số loại tội phạm cũng như một số đối tượng.
Theo Tờ trình của Chính phủ, Dự thảo BLHS (sửa đổi) có 441 điều, tăng 87 điều so với Bộ luật hiện hành, giữ nguyên 8 điều, bổ sung mới 63 điều, sửa đổi 370 điều và bãi bỏ 8 điều.
Những sửa đổi, bổ sung trong dự thảo BLHS sẽ góp phần bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, thể hiện tinh thần đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong xử lý người phạm tội; tôn trọng và bảo đảm thực thi đầy đủ quyền con người, quyền công dân được ghi nhận trong Hiến pháp 2013, thể hiện tinh thần đổi mới quan niệm về tội phạm và hình phạt.
“Về cơ bản, lĩnh vực tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm chiến tranh, chống lại loài người vẫn được giữ nguyên còn hầu hết các tội phạm khác đều có vấn đề phát sinh mới như tội phạm trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông, tội xâm phạm trật tự kinh tế, bổ sung nhiều tội phạm cụ thể trong lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, tiền tệ, bảo hiểm…”, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết.
Tại phiên họp này, Chính phủ trình 12 vấn đề còn ý kiến khác nhau để Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét thảo luận như quy định về hạn chế hình phạt tử hình; trách nhiệm hình sự của pháp nhân; trách nhiệm hình sự đối với người không tố giác tội phạm; chính sách hình sự đối với người chưa thành niên…
Liên quan đến quy định pháp nhân có chịu trách nhiệm hình sự hay không, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho rằng, phải căn cứ vào tội phạm để xác định. Lập luận của ban soạn thảo là pháp nhân để không bỏ lọt tội phạm.
Nhưng nếu chúng ta quy định không rõ về dấu hiệu phạm tội, không quy định rõ về trách nhiệm thì có khi quy định tội phạm về pháp nhân lại chính là nơi ẩn náu của các cá nhân. Cho nên cuối cùng trách nhiệm cá nhân không rõ, lại đổ cho pháp nhân mà pháp nhân lại là tập thể.
“Theo tôi chỗ này dấu hiệu là phải rõ. Vấn đề này không giải quyết được thì rất khó để thuyết phục Quốc hội”, ông Lý phát biểu.
Dự thảo Bộ luật bỏ hình phạt tử hình đối với 7 tội danh gồm: tội cướp tài sản; phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; chống mệnh lệnh, đầu hàng địch; phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; chống loài người và tội phạm chiến tranh.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển tán thành với định hướng giảm án tử hình nhằm thể hiện sự nhân đạo của Nhà nước và thực hiện các mục tiêu cải cách tư pháp. Tuy nhiên, theo ông Phùng Quốc Hiển, việc loại bỏ 7 tội danh khỏi hình phạt tử hình là còn ít, chưa tương xứng với tinh thần của Hiến pháp 2013 về quyền con người.
“Hiến pháp lần này có một điều khoản như một tuyên ngôn, đó là điều 19 quy định mọi người có quyền sống và Nhà nước phải bảo hộ quyền sống cho người ta. Tuy nhiên, tôi thấy rằng tuyên ngôn này thể hiện ở đây chưa mạnh mẽ lắm và việc chúng ta tước đoạt quyền sống của con người vẫn còn nhiều, cần phải rà lại. Thậm chí chúng ta tiến tới bãi bỏ, đưa sang dạng chung thân không giảm án, tôi nghĩ như vậy cũng hợp lý”, ông Hiển nhấn mạnh.
Buổi chiều, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi).
Tin liên quan
Tin khác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược
