Lo phát sinh thủ tục và điều kiện kinh doanh
Ví như Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định trường hợp hóa đơn có sai sót (chưa gửi cho người mua hoặc đã gửi nhưng chỉ có sai sót về tên, địa chỉ người mua), người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu 04/SS-HĐĐT. Tuy nhiên, nghị định và dự thảo đều không có quy định tường minh về thời điểm, tần suất lập Mẫu 04. Do vậy, nhiều doanh nghiệp không rõ sẽ phải thực hiện thông báo với cơ quan thuế về hóa đơn điện tử có sai sót theo từng lần phát sinh sai sót hay theo kỳ kê khai thuế giá trị gia tăng (tháng/quý). Theo phản ánh của doanh nghiệp, trong kỳ kê khai có phát sinh nhiều sai sót mà thực hiện theo từng lần sẽ gia tăng gánh nặng thủ tục hành chính rất lớn cho doanh nghiệp. Trong khi đó, các chỉ tiêu sai sót này thực chất không ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp/được phát sinh trong kỳ. Do vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung quy định về thời điểm nộp Mẫu 04 theo hướng cho phép doanh nghiệp được lập theo kỳ kê khai thuế giá trị gia tăng.
![]() |
Hay như Điều 5 dự thảo quy định về việc áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, dịch vụ đối với trường hợp rủi ro cao về thuế, nhưng chưa có quy định xác định thời điểm nào cơ quan thuế sẽ xác định các doanh nghiệp thuộc trường hợp rủi ro cao về thuế để chuyển đổi việc sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế. Quy định doanh nghiệp phải chuyển đổi chậm nhất theo ngày ghi trên thông báo của cơ quan thuế theo dự thảo là chưa rõ ràng, có thể dẫn đến khó khăn cho doanh nghiệp do thời gian chuyển đổi quá ngắn, đặc biệt với doanh nghiệp có nhiều cơ sở, địa điểm kinh doanh. Trên cơ sở ý kiến của doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung thời điểm cố định hàng năm mà cơ quan thuế sử dụng để xác định diện doanh nghiệp phải áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế; bổ sung quy định xác định rõ thời hạn tối thiểu cho việc chuyển đổi (chẳng hạn 60 ngày). Đồng thời có quy định trường hợp khi doanh nghiệp không còn thuộc diện rủi ro cao về thuế.
Đối với tần suất chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế, Điều 6.1 dự thảo quy định phải thực hiện hàng ngày. Tuy nhiên, theo phản ánh của doanh nghiệp, quy định này sẽ làm gia tăng quá nhiều thủ tục hành chính, tạo thêm gánh nặng cho doanh nghiệp trong hoạt động kế toán. Do vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo sửa đổi theo hướng cho phép doanh nghiệp tổng hợp theo tháng và cung cấp cho cơ quan thuế trước ngày 20 của tháng sau (cùng với thời điểm nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng).
VCCI cũng cho rằng cần cân nhắc cẩn trọng tiêu chí lựa chọn tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử khi các quy định tại dự thảo dường như có dạng của điều kiện kinh doanh. Cụ thể, Điều 10 dự thảo yêu cầu doanh nghiệp phải đáp ứng một số tiêu chí nhất định (về thời gian hoạt động, nhân sự, công nghệ) thì mới có thể ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ với Tổng cục Thuế. Trong khi đó, việc ký kết hợp đồng với Tổng cục Thuế lại là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp có thể cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử. Một doanh nghiệp không đáp ứng các yêu cầu trên thì không thể ký kết hợp đồng với bất kỳ doanh nghiệp khách hàng, do không thể truyền dữ liệu đến và đi giữa khách hàng và Tổng cục Thuế. “Xem xét định nghĩa tại Điều 7.1 Luật Đầu tư, ở khía cạnh nào đó, quy định này cũng yêu cầu doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện cần thiết để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh”, VCCI phân tích.
Ngoài ra, các doanh nghiệp và chuyên gia cho rằng cần xem xét một số quy định tại dự thảo về điều kiện năng lực của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử. VCCI cho rằng việc doanh nghiệp phải đáp ứng hai điều kiện là số năm hoạt động của doanh nghiệp và doanh nghiệp phải công khai dịch vụ trên trang điện tử của mình dường như không cần thiết. Vì điều quan trọng khi doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ là năng lực về công nghệ và vận hành công nghệ. Số năm hoạt động của doanh nghiệp, về bản chất, sẽ không thể phản ánh hai nội dung trên.
Quy định tổ chức cung cấp dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu phải có tối thiểu 10.000 khách hàng cũng không phù hợp vì như vậy sẽ chỉ cho phép một số doanh nghiệp hiện có trên thị trường có thể tham gia cung ứng dịch vụ này, mà không thể khuyến khích các doanh nghiệp mới tham gia. Quy định doanh nghiệp phải có cam kết bảo lãnh của tổ chức tín dụng với giá trị 5 tỷ đồng nhằm giải quyết các rủi ro và bồi thường thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình cung cấp theo VCCI cũng là không cần thiết. Các quy định dạng này thường chỉ cần áp dụng trong một số trường hợp đặc biệt, cụ thể: một bên ký kết hợp đồng có vị thế yếu hơn hoặc để giải quyết các tổn thất về môi trường, xã hội… Trong khi đó, mối quan hệ giữa hai bên trong trường hợp là mối quan hệ tư, giữa hai bên chủ thể được coi là có năng lực tương đương.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
