Lo ngại phân quyền, thực thi ì ạch
![]() | Ngành Ngân hàng Ninh Bình: Điểm sáng về cải thiện môi trường kinh doanh |
![]() | Từng bước cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh |
![]() | Khơi thông chính sách phát triển sàn thương mại điện tử |
Đây là góp ý của các nhà đầu tư (NĐT), luật sư với dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư 2020.
Chẳng hạn như vấn đề với dự án khu đô thị, nhà ở tổ hợp thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, nhưng trong đó có một dự án sân golf thì dự án sân golf này sẽ do Thủ tướng phê duyệt khi nằm trong tổng thể dự án, hay sẽ tách ra thuộc thẩm quyền của tỉnh theo quy định Luật Đầu tư 2020. Đây không chỉ là câu hỏi từ NĐT, luật sư mà ngay cả cán bộ trong Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng phân vân khi bàn về việc triển khai Luật Đầu tư 2020 thời gian tới đây.
![]() |
Cần tạo dựng môi trường đầu tư lành mạnh để cộng đồng DN phát triển |
Cũng liên quan đến quy định không rõ ràng, Điều 39 dự thảo Nghị định quy định “Cơ quan đăng ký đầu tư nơi NĐT thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư”. Luật sư cao cấp Trần Thị Ngân - Công ty TNHH Bizlink cùng nhiều DN cho rằng cụm từ “Cơ quan đăng ký đầu tư” là cụm từ không cụ thể và khó xác định chính xác cơ quan có thẩm quyền là “Sở Kế hoạch và Đầu tư” hay “Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế”. Vì vậy, bà kiến nghị Dự thảo nên bổ sung hướng dẫn cụ thể về “Cơ quan đăng ký đầu tư” là “Sở Kế hoạch và Đầu tư” hoặc trong các trường hợp được nêu tại khoản 3 Điều 39 Luật Đầu tư 2020, trường hợp nào sẽ thuộc thẩm quyền của “Sở Kế hoạch và Đầu tư” và trường hợp nào thuộc thẩm quyền của “Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế”, để các cơ quan có thẩm quyền và NĐT có cơ sở rõ ràng để thực hiện trên thực tế.
Góp ý từ FLC cho thấy, quy định tại khoản 4, Điều 29 Luật Đầu tư 2020 có nguy cơ bị vô hiệu hóa. Bởi điều này quy định dự án nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thuê quyền sử dụng đất; nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất thuộc trường hợp chấp thuận đầu tư. Nhưng theo quy định hướng dẫn tại dự thảo Nghị định lại không xác định được thẩm quyền chấp thuận chủ trương cho các dự án thuộc loại này. Thậm chí Điều 29 của dự thảo loại trừ trực tiếp nhóm này thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh khi quy định “Dự án đầu tư có đề nghị giao đất, cho thuê đất không thuộc một trong các trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất; đấu thầu lựa chọn NĐT; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thuê quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất; giao đất cho thuê đối với hộ gia đình, cá nhân không thuộc diện phải có văn bản chấp thuận của UBND cấp tỉnh theo quy định của pháp luật đất đai”.
Yusen Logistics lại lo ngại sự trục lợi chính sách từ quy định về loại hình DN đặc thù - DN chế xuất được hưởng nhiều ưu đãi, nhưng lại thiếu quy định về điều kiện thành lập theo pháp luật về đầu tư. Thực tế hiện nay chỉ có NĐT nước ngoài mới được thành lập DN chế xuất. Hơn thế, việc cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho NĐT để thành lập DN chế xuất lại phụ thuộc hoàn toàn vào cơ quan quản lý địa phương mà không có tiêu chí cụ thể nào.
Mặc dù, Nghị định 82/2018/NĐ-CP cũng quy định về điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan để một DN được công nhận là DN chế xuất nhằm hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu và thuế GTGT. Tuy nhiên, quy định này cũng mang đến rất nhiều khó khăn, phức tạp cho DN mới thành lập vì tại thời điểm cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì DN chưa có cơ sở sản xuất, không thể chứng minh được điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan, không được hưởng ưu đãi thuế...
“Bộ Tài chính đã chủ động giải quyết một phần vướng mắc bằng cách sửa đổi quy định của pháp luật về thuế để DN chế xuất được hưởng chính sách ưu đãi thuế ngay từ khi mới thành lập và “cho nợ” điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan. Nhưng nếu chúng ta vẫn để “hở” vấn đề cốt lõi là chính sách đầu tư thì hệ quả là rất nhiều DN sẽ ồ ạt đăng ký là DN chế xuất để hưởng ưu đãi, ngân sách nhà nước có thể thất thu lớn và làm cho môi trường đầu tư kém hấp dẫn”, Yusen Logistics phân tích.
Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán, Hoàng Hải Anh còn nhiều trăn trở lăn tăn với việc triển khai chính sách. Mặc dù theo luật và dự thảo Nghị định nhiều thủ tục hành chính rõ ràng và còn rút ngắn khá nhiều thời gian thực hiện. Thậm chí như luật sư cấp cao Trần Thị Ngân - Công ty BiZlink đánh giá, Luật Đầu tư 2020 đã thổi luồng gió mới trong cải cách hành chính. Tuy nhiên trên thực tế nhiều thủ tục hành chính đặc biệt với các dự án chuyển tiếp, điều chỉnh, thực hiện thủ tục đúng hạn là hãn hữu. “Ngay cả với dự án không có sự chuyển dịch sở hữu, DN thay đổi tên do quy định pháp luật như bỏ chữ liên doanh, nhưng khi làm lại giấy về quyền sử dụng đất cũng đã hơn 1 năm chưa điều chỉnh được tên người sử dụng đất”, bà dẫn chứng.
Chính vì vậy các luật sư và DN đề nghị cần có hình thức xử phạt với cán bộ quản lý. Đồng thời cần có quy định minh bạch trong xử lý thủ tục hành chính. Sử dụng cổng thông tin để công khai các quy trình này cũng như tiến trình xử lý hồ sơ để người thực hiện thủ tục có thể theo dõi.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
