Lãnh đạo tài chính Nhật - Trung - Hàn cam kết chống bảo hộ
![]() |
Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) Takehiko Nakao (bên trái) tham dự một cuộc họp báo mở đầu tại cuộc họp thường niên ADB tại Yokohama, phía nam Tokyo, Nhật Bản ngày 4/5/2017 |
Trong nỗ lực nhằm giảm tính dễ tổn thương của khu vực đối với sự biến động của đồng USD, Nhật Bản cũng đề xuất thoả thuận hoán đổi song phương với các quốc gia Đông Nam Á, cho phép nó cung cấp tài trợ bằng đồng yên trong thời điểm căng thẳng về tài chính.
“Chúng tôi đồng ý rằng thương mại là một trong những động lực quan trọng nhất của tăng trưởng và phát triển kinh tế, góp phần nâng cao năng suất và tạo việc làm”, các nhà lãnh đạo tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật – Trung – Hàn nói trong một thông cáo được ban hành sau cuộc họp của họ.
“Chúng tôi sẽ chống lại tất cả các hình thức bảo hộ”, bản tuyên bố nêu rõ, giữ một lập trường vốn đã bị dỡ bỏ - dưới sức ép từ Washington – trong tuyên bố chung của Hội nghị lãnh đạo tài chính G20 hồi tháng 3 ở Đức.
Trung Quốc đã đặt mình vào vị trí của người ủng hộ tự do thương mại sau khi trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump nêu cao quan điểm “nước Mỹ đầu tiên” và rút khỏi các hiệp định thương mại đa phương.
Trong khi đó, Nhật Bản đã có thái độ thích nghi hơn đối với lập trường của Washington rằng thương mại không chỉ tự do mà còn phải công bằng.
Cuộc họp ba bên được tổ chức bên lề Hội nghị hàng năm của Ngân hàng Phát triển Châu Á tại Yokohama, phía đông Nhật Bản, khi sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc trong lĩnh vực tài chính cơ sở hạ tầng đe doạ đến vai trò của Nhật Bản trong khu vực.
Trong nỗ lực nhằm xóa tan quan điểm Nhật Bản và Trung Quốc đang cạnh tranh để có ảnh hưởng, Chủ tịch ADB Takehiko Nakao - một nhà ngoại giao tiền tệ hàng đầu của Nhật Bản đã nói vào ngày thứ Năm rằng, tổ chức của ông tìm cách hợp tác - chứ không phải cạnh tranh - trong khu vực.
Các cuộc đàm phán diễn ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở Bắc Triều Tiên, điều này đã làm giảm sự lạc quan của các nhà hoạch định chính sách lạc quan đối với triển vọng kinh tế của châu Á.
Trong khi thông cáo của Hội nghị ba bên nói rằng các nền kinh tế châu Á được kỳ vọng sẽ duy trì mức tăng trưởng tương đối mạnh mẽ, nó cũng cảnh báo các rủi ro suy giảm, có nghĩa là các nhà hoạch định chính sách sẽ phải dùng tất cả các công cụ cần thiết để đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ.
“Chúng tôi nhất trí cao sẽ tiếp tục trao đổi thông tin và phối hợp giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc để đối phó với tình trạng bất ổn định về tài chính có thể xảy ra trong bối cảnh bất ổn đối với kinh tế toàn cầu và căng thẳng địa chính trị gia tăng”, thông cáo nêu rõ.
Trong một cuộc họp riêng biệt, Nhật Bản đã đề xuất triển khai các thoả thuận hoán đổi tiền tệ song phương lên đến 40 tỷ USD với các quốc gia Đông Nam Á, cho phép Tokyo cung cấp tài trợ bằng đồng yên cho các nước này.
Tokyo nói rằng các thỏa thuận này sẽ làm cho các quỹ bằng đồng yên có thể tiếp cận dễ dàng hơn với các công ty Nhật hoạt động trong khu vực và làm cho các nền kinh tế châu Á ít phụ thuộc vào nguồn tài trợ bằng đồng USD.
Nhưng các nhà phân tích nói rằng động thái này cũng nhằm vào việc chống lại sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc, khi quốc gia này bắt đầu tiến hành các thoả thuận hoán đổi tiền tệ song phương với khoảng 30 quốc gia để thúc đẩy đồng nhân dân tệ trở thành đồng tiền quốc tế.
Tin liên quan
Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái
