Lần đầu tiên, chủ nhà phố cổ phải “xuống nước” đàm phán lại với khách thuê
![]() | Nỗi niềm “đất vàng” phố cổ |
![]() | Khi phố cổ Hà Nội trầm tư khác lạ |
![]() |
Ảnh minh họa |
Giá mặt bằng bán lẻ khu vực phố cổ giảm sâu
Áp lực về giá thuê mặt bằng bán lẻ đã lắng dịu trong vài tháng gần đây. Điển hình nhất, giá mặt bằng bán lẻ tại các khu vực phố cổ trung tâm Hà Nội đã giảm sâu so với trước khi dịch Covid-19 diễn ra, với giá của các vị trí “vàng” có thể giảm tương đương 30-40%. Động thái này được cho là để thu hút khách hàng tiếp tục thuê theo hợp đồng đã ký, trong bối cảnh mặt bằng trống tại các vị trí đắc địa khu vực trung tâm đang tăng lên từng ngày.
Hiện tượng dư cung mặt bằng bán lẻ khu vực phố cổ Hà Nội có nguyên nhân từ việc doanh thu bán lẻ đang sụt giảm mạnh. Theo Cục Thống kê TP. Hà Nội, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 7 tháng đầu năm nay chỉ tăng 1,1% so với cùng kỳ năm ngoái - một mức tăng trưởng thấp so với các năm trước do sức mua bị tác động bởi đại dịch.
Ở phía các đơn vị bán lẻ, dữ liệu của Savills cho thấy, khoảng 50% đơn vị bán lẻ có mức doanh thu sụt giảm trên 50% trong và sau giai đoạn Covid-19 vừa qua. Và do nguồn cầu bị ảnh hưởng lớn, các công ty và đơn vị bán lẻ không thể tiếp tục mở rộng kế hoạch kinh doanh.
Với mặt bằng bán lẻ khu phố cổ Hà Nội, để đối phó với tình hình hiện nay, ông Lê Tuấn Bình, Trưởng Bộ phận Cho thuê thương mại của Savills, cho biết các chủ nhà phải nhìn nhận mặt bằng cho thuê của mình đúng theo mặt bằng chung của thị trường theo hai điểm.
Thứ nhất là giá thuê. Hầu hết các chủ nhà tại phố cổ chưa từng gặp trường hợp phải đi đàm phán giá thuê với khách thuê, bởi thông thường họ sẽ là bên lựa chọn khách thuê trả giá cao nhất. Song, hiện các chủ nhà ở phố cổ đang phải tích cực đưa ra các phương án giá phù hợp hơn với thị trường.
Thứ hai là có sự linh hoạt hơn về phương án cho thuê. Trước đây, các chủ nhà cho thuê có rất ít các phương án cho thuê mặt bằng, thế nhưng hiện nay đã có sự linh hoạt hơn khi chia mặt bằng thành các diện tích nhỏ để khách thuê có thể lựa chọn. Đồng thời, các điều kiện như thời hạn cho thuê, các điều khoản về điều chỉnh giá thuê đã linh hoạt hơn rất nhiều
“Tuy những điều chỉnh này khiến chủ mặt bằng bị giảm về doanh thu, nhưng sẽ giúp họ phục hồi nhanh sau giai đoạn dịch”, ông Lê Tuấn Bình nói.
Đổi chiến lược, trung tâm thương mại “vượt bão”
Với các trung tâm thương mại, theo ông Bình, tuy trong thời gian qua các chủ sở hữu mặt bằng đã đưa ra các chính sách hỗ trợ lớn cho khách thuê, tuy nhiên lượng gian hàng trống vẫn tăng lên đáng kể.
Nguyên nhân là chiến lược thuê, chiến lược kinh doanh của các đơn vị bán lẻ cũng đã có sự thay đổi nhất định sau giai đoạn đại dịch. Nhiều đơn vị bán lẻ nhận thấy tiềm năng của lĩnh vực thương mại điện tử và bắt đầu chuyển dần hoạt động sang loại hình kinh doanh này và mặt bằng kinh doanh đã không còn là ưu tiên số một.
Trước tình hình này, các trung tâm thương mại phải điều chỉnh về đối tượng khách thuê, điều kiện thuê, diện tích thuê… để thu hút được khách thuê phù hợp, mà cho thuê mở siêu thị là một trong những giải pháp đem lại hiệu quả.
Dữ liệu của Savills cho thấy, mặc dù doanh thu bán lẻ nói chung có xu hướng giảm nhưng một số đơn vị như siêu thị lại có doanh thu tăng tới 20%. Theo lý giải của các chuyên gia, trong đại dịch, nhu cầu của người dân về việc mua sắm các mặt hàng thiết yếu vẫn tương đối ổn định, và kênh siêu thị là một lựa chọn phổ biến hơn. Chính vì vậy, doanh thu của các siêu thị đã tăng lên đáng kể.
Trong khi đó, khi thuê mặt bằng siêu thị, bên thuê thường được ưu đãi về giá do sử dụng diện tích lớn. Trong giai đoạn dịch bệnh, các siêu thị cũng giúp thu hút các đơn vị bán lẻ khác vào thuê cùng để chia sẻ chi phí. Đồng thời, siêu thị là một tiện ích cần có của bất kì trung tâm thương mại hay dự án phức hợp nào.
Vì vậy, theo các chuyên gia, việc hướng tới cho thuê mở siêu thị là một điều chỉnh hợp lý của các trung tâm thương mại, ít nhất là trong giai đoạn hiện nay.
Kịch bản nào cho tương lai mặt bằng bán lẻ?
Dữ liệu từ báo cáo mới nhất của Savills Việt Nam cho biết đại dịch đã định hình lại thị trường cho thuê thương mại với các xu hướng mới tại Hà Nội.
Đối với thị trường bán lẻ, giá thuê mặt bằng tiếp tục nằm trong xu hướng giảm. Do sự không chắc chắn về diễn biến dịch Covid-19 nên có thể một số dự án mới hoãn thời gian mở cửa. Thị trường đang mở rộng về phía Đông và khu vực phía Tây.
Tuy nhiên, "cơ hội tới đây vẫn dành nhiều hơn cho thương mại điện tử”, theo bà Đỗ Thị Thu Hằng, Giám đốc Bộ phận nghiên cứu và tư vấn Savills Hà Nội.
Tăng trưởng mua sắm trực tuyến cùng với hành vi tiêu dùng thay đổi nhanh chóng đòi hỏi các nhà bán lẻ theo hình thức truyền thống và chủ nhà cho thuê mặt bằng cần phải phát triển kế hoạch thu hút khách đến theo các chiến lược sáng tạo hơn.
“Nghiên cứu doanh thu bán lẻ qua các năm, có thể thấy khi có những tác động lớn như khủng hoảng tài chính toàn cầu hay như Covid-19 chỉ mang tính ngắn hạn. Thị trường sẽ dần phục hồi trở lại sau đó”, bà Hằng dự báo.
Tin liên quan
Tin khác

Thị trường bất động sản bán lẻ Hà Nội tăng trưởng ấn tượng

Phát triển nhà ở xã hội: Tăng lợi nhuận cho chủ đầu tư có phải là giải pháp căn cơ?

Bất động sản TP. Hồ Chí Minh: Sức cầu ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực

Niềm tin người mua nhà được củng cố

Thế hệ trẻ nan giải bài toán an cư

Lừa đảo mua nhà ở xã hội: Cẩn thận tiền mất, tật mang

“Kiềng ba chân” bảo chứng cho lợi thế kinh doanh vững chắc tại Asia Vibe

Mở ra cơ hội cho người trẻ mua nhà

Sốt đất ảo tại Quảng Nam, chính quyền tăng cường kiểm soát
