Làm thế nào để tránh được bụi mịn tại các chung cư cao tầng?
![]() | Bộ Y tế đưa ra 14 khuyến cáo đối phó ô nhiễm không khí |
Mặc dù việc thay đổi môi trường bên ngoài còn nhiều thử thách, chúng ta có thể phần nào kiểm soát được phần không khí bên trong các tòa nhà, nơi mọi người dành phần lớn thời gian cho công việc và cuộc sống. Tình hình không khí ô nhiễm đã thúc đẩy các nhà đầu tư bất động sản xem xét việc đầu tư thêm thiết bị lọc không khí cho các dự án của minh.
![]() |
Ô nhiễm không khí không dừng ở Hà Nội mà lan ra khắp các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ |
Tùy thuộc vào kích thước của không gian, các phương án khác nhau có thể được sử dụng. Bà Phạm Minh Trúc, Giám đốc bộ phận Phát triển và Quản lý dự án của JLL Việt Nam cho biết, có hai phương án phổ biến cho việc lọc không khí thường được sử dụng. Đối với không gian khó thay đổi thiết kế, việc thiết lập các bộ lọc không khí độc lập là cần thiết. Các bộ lọc di động này sẽ mang lại hiệu quả tức thời, nhưng chi phí khá cao, việc bảo trì và vận hành chủ yếu được thực hiện bởi con người.
Trong khi đó, phương án thiết lập hệ thống lọc trên trần nhà được xem là hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất, nhờ vào công suất cao và diện tích lọc không khí tuần hoàn lớn. Việc lắp đặt hệ thống trên trần nhà cũng ít bị cản trở bởi đồ nội thất, cho phép máy lọc phân bố không khí đồng đều với tốc độ nhanh hơn và hạn chế gián đoạn.
Trong ngắn hạn, chi phí cho việc cải tạo các tòa nhà đang được vận hành có thể sẽ cao, tuy nhiên, giá trị nhận được trong dài hạn sẽ tạo ra nguồn lợi nhuận lâu dài, theo ông Stephen Wyatt, Tổng giám đốc JLL Việt Nam nhận định. Các tòa nhà có chất lượng không khí tốt sẽ mang lại giá trị rất lớn cho môi trường, nhận được lợi thế cạnh tranh và chiếm ưu thế so với đối thủ cạnh tranh, từ đó trở nên hấp dẫn các nhà đầu tư và khách thuê.
Bên cạnh đó, việc quan tâm đầu tư vào hệ thống lọc không khí cũng cho thấy các tòa nhà được quản lý theo tiêu chuẩn cao và chủ đầu tư sẵn sàng cam kết về tính bền vững cũng như tạo ra một môi trường tốt nhất cho cư dân.
Ô nhiễm không khí không chỉ là vấn đề riêng của các đô thị lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, mà sẽ có tác động đến toàn bộ Việt Nam. Trong tương lai, chúng ta sẽ phải xem xét việc áp đụng các tiêu chuẩn xây dựng công trình xanh, nhằm giúp chủ nhà và các đơn vị quản lý có trách nhiệm với môi trường và sử dụng tài nguyên hiệu quả, ông Stephen kết luận.
Tin liên quan
Tin khác

Thị trường bất động sản bán lẻ Hà Nội tăng trưởng ấn tượng

Phát triển nhà ở xã hội: Tăng lợi nhuận cho chủ đầu tư có phải là giải pháp căn cơ?

Bất động sản TP. Hồ Chí Minh: Sức cầu ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực

Niềm tin người mua nhà được củng cố

Thế hệ trẻ nan giải bài toán an cư

Lừa đảo mua nhà ở xã hội: Cẩn thận tiền mất, tật mang

“Kiềng ba chân” bảo chứng cho lợi thế kinh doanh vững chắc tại Asia Vibe

Mở ra cơ hội cho người trẻ mua nhà

Sốt đất ảo tại Quảng Nam, chính quyền tăng cường kiểm soát
