Lâm tặc ngày càng manh động
![]() | Điều tra bổ sung vụ phá rừng Cà Nhông |
![]() | Lâm tặc phá rừng đặc dụng |
Liều lĩnh và manh động
Theo đại tá Phùng Tất Thành, Chánh văn phòng Công an tỉnh Lâm Đồng, hiện cơ quan công an đang củng cố tài liệu, chứng cứ để đề xuất hướng xử lý đối với vụ việc người dân vây đánh khiến một kiểm lâm chết, 3 người khác bị thương.
Đại tá Thành cho hay, bước đầu cơ quan công an đã xác định được một số đối tượng chính và hiện đang tiếp tục củng cố, hoàn chỉnh hồ sơ để tiến hành khởi tố. Thực hiện chỉ đạo của giám đốc và phó giám đốc phụ trách điều tra, các lực lượng chức năng đang khẩn trương vào cuộc điều tra để làm rõ vụ việc, đồng thời ổn định tình hình an ninh trật tự tại khu vực.
![]() |
Lực lượng kiểm lâm Vườn quốc gia Yok Đôn bị lâm tặc tấn công cướp lại gỗ |
Trước đó, vào khoảng 11 giờ 30 ngày 8/8/2016, lực lượng Trạm quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) của Ban quản lý bảo vệ rừng phòng hộ (QLBVRPH) Nam Ban, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) đi tuần tra, kiểm soát rừng tại tiểu khu 243 (vị trí lô b-k8-TK 243A thuộc rừng trồng thay thế năm 2014) thì phát hiện hơn 16 người đồng bào dân tộc thiểu số thôn Hang Hớt, xã Mê Linh (Lâm Hà) đang chặt phá rừng để lấy đất làm nương rẫy.
Nhận được tin báo, UBND xã Phi Tô đã cử 6 công an viên phối hợp với 4 xã đội và 6 cán bộ QLRPH Nam Ban đến nơi xảy ra vụ việc để đưa số người vi phạm về UBND xã Phi Tô làm việc để làm giấy cam đoan không lấn chiếm đất rừng. Tuy nhiên, một phụ nữ đã gọi điện thoại cho nhóm người lạ đến khu rừng, mang theo hung khí chặn đường lao vào đánh các cán bộ.
Hậu quả của vụ tấn công khiến ông Trương Ái Tĩnh (49 tuổi, cán bộ Ban QLRPH Nam Ban) bị chém tử vong tại chỗ; anh Tân Khoa, nhân viên Ban QLRPH Nam Ban, anh Triệu Vũ Hiệp, Phó Ban Lâm nghiệp xã Phi Tô và ông Lò Văn Quyền, Trưởng Công an xã Phi Tô bị thương. Ngoài ra, 7 xe mô tô của cơ quan chức năng bị phá hỏng, 1 súng bắn đạn cao su bị tước mất.
Tương tự, tại Gia Lai, tình trạng lực lượng kiểm lâm bị lâm tặc tấn công đang trở nên vô cùng nóng. Đơn cử, chiều ngày 2/6/2016, tổ công tác gồm 5 cán bộ Hạt kiểm lâm huyện Krông Pa (Gia Lai) nhận tin báo của quần chúng nhân dân về việc lâm tặc đang vận chuyển gỗ trái phép trên sông, đoạn qua địa phận xã Krông Năng, huyện Krông Pa và đi xác minh vụ việc trình báo của người dân.
Tại hiện trường, tổ công tác phát hiện có 4 người đi trên một chiếc thuyền sắt chở theo khoảng 4-5m3 gỗ nên yêu cầu dừng lại kiểm tra; bất ngờ nhóm lâm tặc dùng hung khí tấn công làm hai kiểm lâm bị thương.
Cần những chế tài mạnh tay
Còn tại tỉnh Đăk Lăk, việc các đối tượng lâm tặc manh động, sẵn sàng tấn công lực lượng chức năng để tẩu tán gỗ. Theo Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Đăk Lăk Y Sy H'Đơk, chỉ từ năm 2015 đến nay, trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk xảy ra 14 vụ lâm tặc chống lại lực lượng kiểm lâm và bảo vệ rừng (trong đó năm 2015 xảy ra 9 vụ, 7 tháng năm 2016 xảy ra 5 vụ).
Theo ông Y Sy H'Đơk, tình hình lâm tặc chống người thi hành công vụ diễn biến hết sức phức tạp với tính chất, mức độ ngày càng nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe cho lực lượng kiểm lâm và quản lý bảo vệ rừng. Điển hình, ngày 10/1/2016, lực lượng kiểm lâm Vườn quốc gia Yok Đôn (Đăk Lăk) bắt giữ một xe tải vận chuyển gỗ trái phép.
Tuy nhiên, chỉ sau đó ít giờ, có khoảng 20 đối tượng lâm tặc đã quay lại cướp xe gỗ và sử dụng nhiều gậy, đá, tuýp sắt gây thương tích cho cán bộ kiểm lâm. Ông Đỗ Quang Tùng, Giám đốc Vườn quốc gia Yok Đôn cho biết, Vườn quốc gia Yok Đôn luôn là điểm nóng về tình trạng chống người thi hành công vụ, với hàng chục vụ tấn công của các đối tượng phá rừng nhằm vào lực lượng bảo vệ rừng.
“Nhiều khi phát hiện lâm tặc phá rừng nhưng do tình hình quá phức tạp, buộc lực lượng kiểm lâm phải rút, phần nào khiến tinh thần của lực lượng kiểm lâm giảm sút, còn lâm tặc thì càng được nước lấn tới”, ông Tùng trăn trở.
Lý giải thêm về vấn đề lâm tặc ngày càng manh động, ông Y Sy H'Đơk cho biết: Do càng ngày lợi nhuận kinh tế về mua, bán lâm sản, nhu cầu sử dụng gỗ càng nhiều, thiếu đất sản xuất, đất ở nên các đối tượng sẵn sàng chống người thi hành công vụ một cách liều lĩnh, manh động trong khi các hình thức xử lý chưa thực sự tương xứng.
Về mặt pháp lý, chế tài xử lý các hành vi "chống người thi hành công vụ" còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Việc quy định sử dụng công cụ hỗ trợ, nhất là vũ khí quân dụng trong ngành kiểm lâm còn hạn chế nên lâm tặc ngày càng nhờn.
Theo ông Y Sy H'Đơk, để bảo vệ sự an toàn cho lực lượng kiểm lâm, cán bộ bảo vệ rừng, tôi kiến nghị các quy định sử dụng vũ khí quân dụng cần có sự sửa đổi và có chế tài mạnh hơn trong các trường hợp chống người thi hành công vụ.
Ngoài ra, cần sớm bổ sung các chế tài cho lực lượng kiểm lâm, điều chỉnh các quy định pháp luật, nhất là trong Bộ luật Hình sự (sửa đổi) để tăng tính răn đe.
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
