Gỗ lậu vẫn tồn tại
Tại tỉnh Kon Tum, lực lượng chức năng địa phương này liên tục ra quân truy quét, lâm tặc cũng như các đối tượng vận chuyển, mua bán tàng trữ gỗ lậu, gỗ không có giấy tờ hợp pháp. Ví như, Hạt Kiểm lâm huyện Đăk Tô (Kon Tum), Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng số 1, UBND xã Đăk Rơ Nga và lực lượng bảo vệ rừng của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô đã tổ chức mật phục, bắt quả tang 2 xe máy cày chở 6 hộp gỗ phay tại khoảnh 3, Tiểu khu 279 thuộc huyện Đăk Tô, (Kon Tum). Qua đo đếm, xác định khối lượng gỗ hơn 5,1m3 gỗ, chủng loại gỗ phay. Ngoài ra, tổ công tác cũng đã bắt giữ 1 đối tượng lái máy cày. Đối tượng này khai tên là Nguyễn Văn Khường (ở xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum).
![]() |
Việc vận chuyển, mua bán gỗ lậu vẫn đang rất phức tạp tại các tỉnh Tây Nguyên |
Trước đó, lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của Công ty Lâm nghiệp Đăk Tô (Kon Tum) cũng đã mật phục và bắt giữ 11 đối tượng khai thác vận chuyển gỗ trái phép từ Tiểu khu 277, thuộc xã Đăk Rơ Nga, (Đăk Tô) ra ngoài. Qua kiểm tra, đo đếm, lực lượng chức năng xác định các đối tượng đã khai thác, vận chuyển 12m3 gỗ nhóm 3. Lực lượng chức năng đã thu giữ 11 xe máy độ chế cùng các dụng cụ khai thác gỗ…
Hay như mới đây, lực lượng chức năng Công an tỉnh Gia Lai đột kích vào xưởng gỗ của Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Hùng Ny tại thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê (Gia Lai) và phát hiện 193m3 gỗ căm xe, bằng lăng không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp.
Qua điều tra ban đầu lực lượng chức năng nhận định, nguồn gốc số gỗ lậu được các đối tượng vận chuyển từ khu vực biên giới giáp ranh giữa xã Ia Mơr, huyện Chư Prông (Gia Lai). Gỗ được chất lên các xe ô tô loại 7 chỗ ngồi đã tháo hết băng ghế.
Theo ông Trương Văn Thắng, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Chư Prông, địa bàn ở đây rộng nhưng lực lượng kiểm lâm mỏng. Bên cạnh đó, lại có nhiều con đường thông thương với các địa phương lân cận như Đức Cơ, Chư Sê và tỉnh Đăk Lăk… nên các đối tượng thường lợi dụng để hoạt động.
Hạt Kiểm lâm huyện Chư Prông đã rất nỗ lực tham mưu với UBND huyện để thành lập 6 tổ công tác, với quân số 60 người của các lực lượng như kiểm lâm, Công an, Biên phòng, các Ban quản lý rừng… thường xuyên truy quét, ngăn chặn; để giảm thiểu các hoạt động mua bán, vẫn chuyển gỗ lậu, không có giấy tờ hợp pháp.
Mới đây, Tòa án nhân dân huyện Ia Pa (Gia Lai) mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản đối với bị cáo Trương Minh Chúc, xã Ia Trốk, huyện Ia Pa. Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân huyện Ia Pa, đầu năm 2017, Trương Minh Chúc đến địa bàn xã Pờ Tó, huyện Ia Pa để lái máy cày thuê. Sau đó, Chúc cấu kết với Bùi Văn Phú, xã Chơ Long, huyện Kông Chro (Gia Lai) điều khiển xe độ chế vào rừng khai thác gỗ chở về chòi rẫy của mình. Hành vị của Chúc bị Công an huyện Kông Chro phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra và tạm giữ 187 lóng gỗ hộp từ nhóm 2 đến nhóm 7, có khối lượng hơn 23,5m3. Số gỗ do Chúc khai thác gây thiệt hại cho lâm sản rừng số tiền 75,7 triệu đồng. Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Chúc 12 tháng tù giam.
Không những thế, chính quyền và cơ quan chức năng của các địa phương cũng đã kiên quyết xử lý các cán bộ vi phạm, tiếp tay cho lâm tặc và các đối tượng vận chuyển gỗ trái phép.
Tin liên quan
Tin khác

Phá sập đường dây mua bán tài khoản ngân hàng để lừa đảo
