agribank-vietnam-airlines

Làm giàu trên mảnh đất quê hương

Thùy Vân
Thùy Vân  - 
Mới 23 tuổi nhưng đoàn viên Lý Văn Đôn đã có tới 8 năm tham gia học các lớp đào tạo nghề, làm thêm tại các xưởng sửa chữa ô tô và tự xây dựng cho riêng mình một mô hình phát triển kinh tế trên chính quê hương Tân Thượng (huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai).
aa

Xác định rõ hướng đi của bản thân là sẽ tham gia học nghề, mở rộng quy mô trồng trọt và chăn nuôi của gia đình, sau khi tốt nghiệp THCS, chàng trai trẻ sinh năm 1997 đã tham gia học tập lớp sơ cấp nghề sửa chữa ô tô, sau đó là lớp lái xe tải và làm thuê cho các xưởng sửa chữa ô tô trên địa bàn tỉnh để nâng cao tay nghề và tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Trong thời gian đó, Đôn đã cùng gia đình đào ao nuôi cá, chăn nuôi gia cầm và phát triển mô hình lâm nghiệp với trên 2ha quế.

lam giau tren manh dat que huong
Anh Lý Văn Đôn (bên trái) chia sẻ với cán bộ Đoàn về mô hình trồng quế mang lại hiệu kinh tế quả cao

Với quyết tâm làm giàu từ chính mảnh đất quê hương, sau một thời gian học tập, đi làm thuê tích lũy kinh nghiệm, Đôn được sự hỗ trợ của gia đình để vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH). Với số vốn ban đầu 50 triệu đồng và những kiến thức, kinh nghiệm tích lũy trước đó cùng với đặc thù trên địa bàn xã Tân Thượng thường xuyên có nhiều xe đầu kéo, xe tải trọng lớn chạy qua do là cửa ngõ với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai tại nút giao IC16 trên địa bàn, Đôn đã cùng anh vợ đầu tư một xe cứu hộ lốp và sửa chữa di động với mục đích ban đầu là phục vụ các xe đi qua địa bàn xã là chính. Nhưng sau 3 năm làm nghề với tính cẩn thận, chu đáo, anh đã tạo được uy tín và đến nay, xe cứu hộ lốp của Đôn và người anh vợ đã phục vụ nhu cầu hàng trăm xe mỗi tháng trên địa bàn nhiều xã trong huyện. Có những thời điểm, xe cứu hộ lốp của Đôn hoạt động liên tục 24/24 giờ và phải thuê thêm nhân lực hỗ trợ.

Ngoài kinh nghiệm, kiến thức đã tích lũy được, Lý Văn Đôn còn tranh thủ tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm trên internet và cùng gia đình đào ao nuôi cá và trồng quế - một loại cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu tại vùng đất Tân Thượng.

Trong quá trình vừa học tập, vừa làm thêm, vừa xây dựng và phát triển mô hình kinh tế gia đình, Đôn đã gặp không ít khó khăn như kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, vì trên thực tế có nhiều vấn đề phát sinh so với những gì anh được học từ sách vở hay chia sẻ trên internet. Thế nhưng, chàng thanh niên trẻ không nản chí, anh vẫn tranh thủ tìm hiểu thêm trên các kênh thông tin khác, đi thăm các mô hình kinh tế tương tự trên địa bàn… Tính đến nay, sau 5 năm trở về quê hương khởi nghiệp mô hình phát triển kinh tế, Đôn đã có tài sản là 1 xe cứu hộ lốp hoạt động thường xuyên, một ao nuôi cá với tổng diện tích lên đến 0,7ha chuyên nuôi các loại cá phục vụ nhu cầu thị trường như cá trắm, trôi, mè... Đặc biệt cá được nuôi hoàn toàn bằng cỏ, không sử dụng sản phẩm tăng trọng trong chăn nuôi và thu hoạch 2 năm/lần, nên chất lượng cá của gia đình Đôn được nhiều khách hàng ưa chuộng.

Ngoài ra, mô hình phát triển kinh tế lâm nghiệp của anh đến nay cũng đã trồng được trên 2 ha quế và sẽ cho thu hoạch trong một vài năm tới. Mô hình này đã đem lại cho gia đình nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Không chỉ chăm lo phát triển kinh tế gia đình gắn với định hướng phát triển kinh tế của địa phương, anh Đôn còn là Bí thư Chi đoàn thôn Tân Lập. Anh đã cùng BCH Đoàn xã tuyên truyền cho đoàn viên thanh niên thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền, gương mẫu lối sống cho đoàn viên thanh niên trong Chi đoàn và phát động thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước; tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao của thôn và xã; tích cực tham gia học hỏi các mô hình phát triển kinh tế…

Chính từ những nỗ lực, cố gắng vươn lên đó, anh Lý Văn Đôn đã nhiều năm liền được Chủ tịch UBND xã Tân Thượng tặng Giấy khen trong phong trào Thanh niên làm chủ đất nước; anh cùng Chi đoàn thôn Tân Lập được BCH Đoàn xã Tân Thượng tặng Giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào Thanh thiếu nhi nhiều năm liên tục.

Ước mơ làm giàu từ mảnh đất quê hương của Đôn không chỉ dừng lại ở đó. Anh đang xây dựng kế hoạch tiếp cận nguồn vốn, kỹ thuật, học tập nâng cao tay nghề để tiếp tục mở rộng quy mô xe cứu hộ lốp; mở rộng quy mô nuôi cá với nhiều loại cá thương phẩm có giá trị và chăm sóc cho mô hình trồng quế đạt năng suất cao nhất. Đôn tâm sự, thời gian tới, anh sẽ tiếp tục phát triển và nhân rộng mô hình phát triển kinh tế gia đình theo định hướng phát triển của địa phương, vừa đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình, vừa góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Thùy Vân

Tin liên quan

Tin khác

Kon Tum đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng

Kon Tum đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng

Trong bối cảnh nền kinh tế cả nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức, việc đẩy mạnh đầu tư công trở thành một trong những giải pháp quan trọng để đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững. “Tại Kon Tum, tỉnh miền núi Tây Nguyên, công tác này đang được nỗ lực thực hiện với mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng GRDP 2 con số vào năm 2025”.
Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Theo Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh TP. Hà Nội, tính đến cuối tháng 2/2025, tổng dư nợ các chương trình tín dụng trên địa bàn đạt 16.794 tỷ đồng với 269.415 khách hàng đang vay vốn, tăng 227 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, dư nợ ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội chiếm trên 99,9%, với sự tham gia của Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên.
Hà Nội tăng tốc ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp

Hà Nội tăng tốc ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 73/KH-UBND, đặt nền móng cho chiến lược phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố đến năm 2030. Đây là bước đi quan trọng nhằm hiện đại hóa ngành nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất và đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của Thủ đô.
Người dân đổi đời nhờ ngân hàng

Người dân đổi đời nhờ ngân hàng

Trên những triền đồi ở xã Tây Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, những vựa cam chín vàng óng ánh dưới nắng sớm, tỏa hương thơm dịu ngọt hứa hẹn mang đến một vụ mùa bội thu. Cũng từ nơi đây, cam Cao Phong đã theo những chuyến xe tỏa đi muôn nơi.

Sản phẩm OCOP rộn ràng vào vụ Tết

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang cận kề, cả nước lại rộn ràng chuẩn bị cho mùa lễ hội quan trọng trong năm. Hòa vào không khí đó, các chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP ở khu vực miền Trung cũng đang bước vào giai đoạn cao điểm, tăng tốc sản xuất để kịp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong dịp này.

Nhà băng hướng tín dụng về nông thôn

Tại Đại hội Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII mới đây, Ngân hàng TMCP Phát triển Việt Nam (HDBank) đã giới thiệu và ra mắt dịch vụ HDBank Nông thôn và chính thức triển khai chương trình cho vay nông nghiệp nông thôn với lãi suất 0% (trong thời gian ưu đãi) trên toàn hệ thống.

Nâng cao chuỗi giá trị dừa trong xu hướng xanh hóa

Trồng dừa không chỉ là ngành nông nghiệp mà khai thác các sản phẩm từ dừa còn là một ngành công nghiệp quan trọng của thế giới. Nhưng cũng như mọi ngành công nghiệp khác, ngành công nghiệp khai thác, chế biến dừa cũng phải thích ứng với những bối cảnh mới của công nghệ và môi trường trong xu hướng xanh hóa của nền kinh tế.

“Mỏ vàng xanh” đang dần lộ diện ở Gia Lai

Gia Lai, một tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, đang dần trở thành điểm sáng thu hút các dự án đầu tư nông nghiệp công nghệ cao. Có được kết quả khả quan đó, chính nhờ sự nỗ lực của địa phương trong việc tập trung khai thác những lợi thế về điều kiện tự nhiên và xây dựng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Hiện trên địa bàn có 295 dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, với diện tích lên tới gần 3.500 ha.

Băn khoăn nguồn nhân lực xây dựng nông thôn mới

Nhân lực chất lượng cao chính là “chìa khóa” để nâng tầm chương trình xây dựng nông thôn mới tại Bắc Trung Bộ cũng như ở các khu vực khác, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội toàn diện.

QTDND Thọ Nghiệp: Điểm tựa giảm nghèo, phát triển nông thôn mới

30 năm hình thành và phát triển (1994-2024), Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) Thọ Nghiệp, huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định đã phát huy làm tròn được sứ mệnh và nhiệm vụ mà Đảng và Nhà Nước giao cho đó là kênh tín dụng ngân hàng của dân, hoạt động vì lợi ích của các thành viên, góp phần xóa bỏ và ngăn chặn tệ nạn hoạt động tín dụng đen cho vay nặng lãi trong quần chúng nhân dân địa phương.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data