agribank-vietnam-airlines

Làm gì để hạn chế bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại?

Quốc Hương
Quốc Hương  - 
Các cơ quan chuyên môn Bộ Công Thương cho biết, trong số các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài tăng lên gần đây đã xuất hiện những đặc điểm mới mà trong quá trình các DN xuất khẩu của Việt Nam gặp phải.
aa

Việt Nam hiện đang hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới và đặc biệt trong quá trình thực thi các FTA thế hệ mới. Đây vừa là cơ hội, đồng thời cũng là thách thức cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam khi các nền kinh tế đang gia tăng biện pháp PVTM để bảo vệ sản xuất trong nước. Nguy cơ cao và khó lường hơn khi Việt Nam tập trung xuất khẩu vào những thị trường thường xuyên sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) như: Hoa Kỳ, EU hay những thị trường hàng hóa Việt Nam đang gia tăng xuất khẩu như Canada, ASEAN.

Ông Chu Thắng Trung, Phó Cục trưởng Cục PVTM, Bộ Công Thương cho biết, số lượng vụ việc PVTM đã tăng nhanh trong những năm gần đây. Đến thời điểm tháng 10/2022 đã có 224 vụ việc nước ngoài điều tra PVTM đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. “Chúng tôi cũng xác định trong thời gian tới, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vẫn tiếp tục có nguy cơ là đối tượng bị điều tra và áp dụng các biện pháp PVTM của nước ngoài”, ông Trung cho hay.

lam gi khi hang hoa viet nam truoc nguy co bi ap dung bien phap phong ve thuong mai
Việt Nam vẫn tiếp tục có nguy cơ là đối tượng bị điều tra và áp dụng các biện pháp PVTM

Các cơ quan chuyên môn Bộ Công Thương cho biết, trong số các vụ việc điều tra PVTM của nước ngoài tăng lên gần đây đã xuất hiện những đặc điểm mới mà trong quá trình các DN xuất khẩu của Việt Nam gặp phải.

Thứ nhất, bên cạnh những biện pháp truyền thống như chống bán phá giá; trợ cấp; tự vệ… hiện nay bắt đầu xuất hiện các vụ việc nước ngoài, đặc biệt là Hoa Kỳ, một trong những thị trường xuất khẩu chính của chúng ta tiến hành điều tra và áp dụng các biện pháp mang tính chất lẩn tránh biện pháp PVTM.

Đây là một cách thức điều tra mới của cơ quan điều tra nước ngoài, là một cách thức để mở rộng các biện pháp PVTM ra không chỉ áp dụng với những nước, đối tượng ban đầu mà có thể mở rộng áp dụng ra với các nước khác. Hiện nay, trong 16 vụ việc chúng ta đang phải xử lý trong 11 tháng đầu năm 2022 cũng có một số vụ việc liên quan đến việc điều tra lẩn tránh các biện pháp PVTM.

Thứ hai, xu hướng áp dụng các biện pháp PVTM không chỉ giới hạn ở một số ít thị trường mà có thể là mở rộng ra ở các thị trường khác. Đã có rất nhiều vụ việc mới liên quan đến những thị trường thậm chí ở rất gần nước ta. Một số quốc gia trong ASEAN như Indonesia, Malaysia, Philippines… thậm chí một số quốc gia chúng ta mới có hiệp định FTA như Mexico cũng đã có những vụ việc gọi là điều tra phòng vệ ban đầu với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Thứ ba, các tiêu chuẩn, yêu cầu của cơ quan điều tra nước ngoài đối với các DN có xu hướng chặt chẽ hơn, khắt khe hơn, đòi hỏi nỗ lực rất lớn của các DN để có thể đáp ứng được những yêu cầu này, đảm bảo được lợi ích tốt nhất cho các DN của Việt Nam.

Tuy nhiên, theo ông Chu Thắng Trung, bên cạnh những yếu tố tiêu cực thì đây cũng là dấu hiệu rất đáng mừng cho thấy: hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đang ngày càng có chỗ đứng vững chắc hơn tại các thị trường nước ngoài, có thể cạnh tranh và tạo sức ép đối với hàng hóa của nước nhập khẩu.

“Khi tham gia vào các FTA và được hưởng những cam kết cắt giảm thuế quan trong các FTA, hàng hóa xuất khẩu của chúng ta đứng trước một cơ hội rất lớn để có thể xâm nhập sâu vào thị trường của các nước đối tác. Từ những mức thuế nhập khẩu đang là 5 – 10% thậm chí cao hơn thì thuế nhập khẩu theo cam kết của các FTA sẽ được cắt giảm về mức 0%. Như vậy, cơ hội đối với các mặt hàng xuất khẩu của chúng ta là được hưởng một mức thuế suất thấp hoặc không có thuế nhập khẩu và có cơ hội rất lớn thâm nhập vào thị trường”, ông Trung cho hay.

Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, đi cùng với nó là rủi ro và thách thức. Không một nước, một quốc gia tham gia vào các FTA nhất trí cắt giảm các mức thuế về 0% mà không có công cụ nào để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước của mình. Song những rủi ro này chúng ta cũng có thể lường trước và bằng những biện pháp, giải pháp phù hợp chúng ta có thể hạn chế hoặc thậm chí tiến tới ngăn ngừa để những biện pháp PVTM không mong muốn sẽ xảy ra.

Hiện nay chúng ta cũng đang tiếp cận theo phương pháp để các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có vai trò đặc biệt của Bộ Công Thương hỗ trợ cho các DN, các địa phương để có những giải pháp hỗ trợ xử lý các biện pháp PVTM, như: cảnh báo trước đối với DN về những mặt hàng, nhóm hàng, những thị trường nào có khả năng bị sẽ tiến hành điều tra PVTM với hàng hóa của Việt Nam trong tương lai. Tiếp đến là tư vấn cho DN về cách thức để hiểu ngay từ ban đầu về những nguyên tắc cơ bản của việc điều tra áp dụng PVTM và vai trò của DN như thế nào…

“Chúng tôi luôn nhấn mạnh là DN phải có vai trò chủ động và tích cực trong việc tham gia các hoạt động điều tra áp dụng biện pháp bảo vệ thương mại này thì mới có thể đảm bảo được kết quả tốt cho các DN. Chúng tôi khuyến khích những sự kết nối giữa các DN với nhau cũng như sự kết nối giữa DN với hiệp hội, ngành hàng. Bởi lẽ với vai trò đầu tàu của mình, các hiệp hội sẽ kết nối các DN, đảm bảo cho việc khi xử lý một vụ việc PVTM một cách hiệu quả. Đây không chỉ là công việc của một cá nhân, một DN mà là công việc của cả một ngành sản xuất của chúng ta”, ông Trung cho hay.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Luật sư thành viên, Văn phòng Luật sư IDVN thì cho rằng, DN cần phải gạt bỏ tâm lý e ngại, chủ động và nghiêm túc trong vấn đề tham gia vào các vụ việc. Bên cạnh đó, cần chủ động tìm hiểu quy định cơ bản về PVTM tại các quốc gia; đồng thời thường xuyên theo dõi tình hình PVTM trên thị trường thế giới để có sự chuẩn bị ứng phó với nguy cơ bị điều tra.

“Vụ việc điều tra có thể kéo dài, do vậy DN sẽ cần phải chuẩn bị trước và việc chuẩn bị này sẽ có tác động rất lớn đến khae năng thắng kiện, bởi lẽ chính DN sẽ phải chuẩn bị được hệ thống sổ sách, số liệu, chuẩn bị được con người, thậm chí cả về kinh phí để nếu như có bị va vấp vào vụ kiện đấy thì mình cũng sẽ biện hộ rất thành công”, bà Thảo khuyến nghị.

Quốc Hương

Tin liên quan

Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ, việc thu thuế từ hoạt động kinh doanh trực tuyến đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng vừa ban hành Kế hoạch số 383/QĐ-BXD, cụ thể hóa Nghị quyết 66/NQ-CP của Chính phủ bằng những mục tiêu cắt giảm mạnh mẽ: tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, giảm 30% thời gian và 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính ngay trong năm 2025.
Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ngày 11/4, tại Hà Nội, Đảng bộ Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bà Lê Hằng, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, kể từ khi Tổng Thống Mỹ công bố các mức thuế đối ứng hồi đầu tháng 4, các doanh nghiệp trong ngành thủy sản như “ngồi trên đống lửa”.
Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Sáng ngày 12/4/2025, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP. Hồ Chí Minh (HAMEE) tổ chức chương trình Tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm”.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 733/QĐ-TTg, chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Vừa qua, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và CitiBank - tổ chức tài chính hàng đầu của Hoa Kỳ - đã ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) về cam kết tài trợ vốn trị giá từ 560 triệu USD trở lên cho các dự án đầu tư chiến lược của Vietnam Airlines.
Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phát đi thông báo giảm thuế đối ứng còn 10%, hoãn thi hành các mức thuế cao hơn trong 90 ngày.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data