Lãi suất huy động và thương hiệu ngân hàng
![]() | Lãi suất huy động tăng nhưng không nhiều |
Theo đó, hiện trần lãi suất tiền gửi kỳ hạn dưới 1 tháng là 1%/năm và kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng không quá 6%/năm. Với các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên, các TCTD được quyền tự quyết các mức lãi suất theo cung cầu thị trường.
Gần đây, thị trường xôn xao với sản phẩm tiền gửi Happy Future của Nam A Bank khi ngân hàng áp dụng lãi suất 11%/năm kỳ hạn 9 tháng. Nhưng nếu soi xét kỹ, mức lãi suất 11% này chỉ áp dụng cho 3 tháng đầu và phần 6 tháng còn lại ngân hàng trả lãi 5,95%/năm. Như vậy, nếu chia bình quân lãi suất huy động kỳ hạn 9 tháng của ngân hàng này thực tế thấp so với các ngân hàng khác.
Trước Nam A Bank, hồi đầu năm VPBank đã dùng phương thức này để thu hút người gửi tiền.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Ngân hàng Quốc dân (NCB) cũng làm "marketing" với sản phẩm lãi suất tiền gửi khi áp dụng mức lãi suất 10,5%/năm, nhưng khách hàng phải gửi tiền từ 500 tỷ đồng trở lên mới được hưởng mức lãi suất cao này.
Tương tự, các NHTM khác áp dụng sản phẩm tiền gửi siêu lãi suất có điều kiện gửi tiền từ 300-500 tỷ đồng, cũng gây sự chú ý của dư luận trên thị trường tiền gửi chứ thực chất khó có người gửi tiền hàng trăm tỷ đồng.
Theo số liệu thống kê của NHNN Việt Nam, tính đến hết tháng 8/2022, tổng tiền gửi tổ chức kinh tế và tiền gửi dân cư trong hệ thống ngân hàng đạt hơn 11,3 triệu tỷ đồng, trong đó tiền gửi khách hàng tại 4 NHTM nhà nước chiếm khoảng trên 5,2 triệu tỷ đồng. |
Theo các chuyên gia ngân hàng, người gửi tiền phổ biến nhất là nhóm cán bộ hưu trí và người lao động tích cóp những món tiền nhỏ lẻ; nhóm thứ hai là tiền gửi thanh toán của doanh nghiệp.
Nắm bắt được tâm lý người gửi tiền muốn tích lũy từ những món nhỏ lẻ, nhiều ngân hàng thời gian qua đã thiết kế những sản phẩm tiền gửi online theo tuần, tháng, 3 tháng… để tăng thêm khuyến mãi cho người gửi tiền. Người gửi tiền chỉ cần thao tác trên mobile App của ngân hàng điện tử là có thể chuyển tiền gửi từ tài khoản thanh toán của ngân hàng này sang ngân hàng khác để gửi tiết kiệm online. Thậm chí, ngân hàng số Digimi của Ngân hàng Bản Việt vẫn in sổ giấy cho người gửi tiết kiệm online để tạo sự tin tưởng và yên tâm khi gửi tiền trong "thời 4.0".
Đáng chú ý, hiện lãi suất huy động của nhóm NHTM có vốn Nhà nước vẫn được duy trì ở mức khá thấp, song vẫn đang thu hút được một lượng không nhỏ người dân nhờ uy tín thương hiệu và quy mô mạng lưới hoạt động.
Điển hình, các NHTM nhà nước như: Agribank, BIDV, VietinBank, Vietcombank công bố biểu lãi suất mới trong những ngày cuối tháng 10/2022. Khác với nhóm NHTM cổ phần chủ yếu tăng lãi suất cao ở các kỳ hạn 9 đến 36 tháng, nhóm các NHTM nhà nước lại tăng lãi suất ở các kỳ hạn ngắn, như BIDV tăng lãi suất kỳ hạn 1 tháng từ 4,1% lên 4,9%, kỳ hạn 3 tháng lãi suất 5,4%/năm, kỳ hạn từ 12 tháng từ 7,4%/năm; VietinBank áp dụng lãi suất huy động kỳ hạn từ 6-11 tháng cùng một mức là 6%/năm, các kỳ hạn còn lại tương đương với lãi suất của BIDV; Agribank cũng niêm yết lãi suất huy động tương tự các ngân hàng trên; chỉ riêng có Vietcombank luôn là ngân hàng có mức lãi suất tiền gửi thấp hơn 0,8-1% so với các ngân hàng trong nhóm "big 4". Chẳng hạn, Vietcombank huy động tiền gửi kỳ hạn 1 tháng 4,1%/năm, 3 tháng lãi suất 4,4%...
Nhóm các NHTM nhà nước lâu nay thường “nhìn nhau” để đưa ra các mức lãi suất tiền gửi gần tương đồng, không rơi vào thế cạnh trạnh lẫn nhau trên thị trường và dẫn đến ảnh hưởng đến lãi suất cho vay. Bởi, nhóm các NHTM nhà nước vẫn phải đi đầu trong việc triển khai chương trình hỗ trợ khách hàng, thực hiện các chủ trương chính sách của Chính phủ, NHNN nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt, nhóm các NHTM nhà nước còn có nghĩa vụ và trách nhiệm tạo bình ổn lãi suất thị trường để thúc đẩy sản xuất kinh doanh nên không thể chạy theo các "cuộc đua" lãi suất tiền gửi.
Thực tế, các ngân hàng không dám đẩy lãi suất huy động lên quá cao sẽ ảnh hưởng vào chính lợi nhuận của ngân hàng. Nhóm NHTM nhà nước vốn cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ, uy tín, thương hiệu nên lãi suất huy động thường thấp hơn khối các NHTM cổ phần tư nhân. Điều này tạo cơ sở cho ngân hàng duy trì lãi suất cho vay phù hợp, đảm bảo hài hòa lợi ích người gửi tiền và nhu cầu vay vốn đầu tư và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tin liên quan
Tin khác

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

Bảo hiểm nông nghiệp – "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại
