Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024: Giữ ổn định về hình thức tổ chức
Đề xuất tăng học phí đại học, giữ nguyên học phí phổ thông |
Thông tin về công tác tổ chức kỳ thi năm 2024, PGS.TS. Huỳnh Văn Chương - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT cho biết: Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 được giữ ổn định như giai đoạn 2020-2023 về hình thức tổ chức, mô hình; tuy nhiên sẽ có một vài điều chỉnh về mặt kỹ thuật để khắc phục các hạn chế bất cập của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.
![]() |
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 được giữ ổn định như giai đoạn 2020-2023 về hình thức tổ chức |
Phương án thi giữ ổn định được thực hiện trong các năm 2022-2023, thí sinh là học sinh lớp 12 dự kỳ thi tốt nghiệp THPT vẫn bắt buộc làm 4 trong số 5 bài thi gồm toán, ngữ văn, ngoại ngữ và 1 trong 2 bài thi tổ hợp là khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.Trong đó bài thi ngữ văn thi theo hình thức tự luận, các bài thi còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm. Kỳ thi nhằm mục đích xét tốt nghiệp đánh giá chất lượng dạy học ở bậc phổ thông. Ngoài ra các cơ sở đào tạo có thể sử dụng kết quả thi để tuyển sinh.
Ông Chương cho biết năm 2024, sẽ chỉ có những điều chỉnh về kỹ thuật để khắc phục các hạn chế, bất cập trong khâu tổ chức thi. Các văn bản như quy chế, hướng dẫn tổ chức thi, Bộ GD&ĐT sẽ cố gắng ban hành sớm hơn.Lịch thi dự kiến trong tháng 6/2024, nhưng sẽ tùy theo tình hình thực tế để quyết định lịch thi chung trên toàn quốc.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ tổ chức theo môn, gồm: ngữ văn, toán, ngoại ngữ, lịch sử, vật lý, hóa học, sinh học, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ. Trong đó có một số môn bắt buộc, một số môn được chọn.
Bộ GD&ĐT cho biết, mục đích tổ chức thi từ năm 2025 nhằm đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018; lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở giáo dục phổ thông và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục; cung cấp dữ liệu tuyển sinh cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.
Đối tượng dự thi và đăng ký dự thi: người học đã hoàn thành chương trình THPT và chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT trong năm tổ chức thi hoặc đã hoàn thành chương trình THPT và chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước có nguyện vọng dự thi để được công nhận tốt nghiệp THPT; người học đã có bằng tốt nghiệp THPT hoặc đã có bằng tốt nghiệp trung cấp có nguyện vọng dự thi để lấy kết quả làm cơ sở xét tuyển sinh giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.
Người học đăng ký dự thi theo cơ sở giáo dục nơi học xong lớp 12 trong năm tổ chức kỳ thi hoặc tại địa điểm do sở GD&ĐT quy định; hồ sơ đăng ký dự thi được chuyển về sở GD&ĐT để xây dựng cơ sở dữ liệu tổ chức thi
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Hà Nội: Bảo đảm công tác văn thư, lưu trữ thông suốt khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Ngân hàng Chính sách xã hội TP. Đà Nẵng biểu dương lao động giỏi

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Nam A Bank Vietnam Footgolf Open 2025 chính thức khởi tranh
