agribank-vietnam-airlines
Hướng tới kỷ niệm 70 năm thành lập Ngân hàng Việt Nam (6/5/1951 - 6/5/2021)

Kỳ 2: Tiền polymer – những lợi thế vượt trội

Mai Chi
Mai Chi  - 
Với một nền kinh tế sử dụng tiền mặt còn cao như nước ta hiện nay, hoạt động thu chi tiền mặt với doanh số giao dịch vẫn còn lớn, thì tiền polymer ra đời với những ưu điểm vượt trội đã hỗ trợ tích cực cho NHNN trong việc thực hiện chủ trương chuẩn hoá và làm sạch đẹp đồng tiền trong lưu thông.
aa
ky 2 tien polymer nhung loi the vuot troi Kỳ cuối: Từ cotton đến polymer: Bước nhảy vọt về công nghệ in tiền
ky 2 tien polymer nhung loi the vuot troi Kỳ 1: Xu hướng phát triển tiền polymer trên thế giới

LTS: Ngay sau khi được thành lập, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức phát hành bộ tiền đầu tiên mang tên: Bộ tiền Ngân hàng Quốc gia Việt Nam 1951 – 1958. Ngược dòng lịch sử, nếu tính cả bộ tiền đầu tiên do Bộ Tài chính phát hành năm 1946, thì đến nay Việt Nam đã phát hành tất cả 6 bộ tiền. Và bộ tiền polymer hiện đang lưu hành chính là bộ tiền thứ 6. Sau hơn 17 năm phát hành (từ năm 2003) và đưa vào lưu thông, bộ tiền này đã ngày càng chứng minh được những lợi ích vượt trội trên nhiều phương diện.

Kỳ 2: Tiền polymer – những lợi thế vượt trội

Hướng tới kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Ngân hàng và 75 năm đồng tiền đầu tiên của Việt Nam được phát hành, để giúp bạn đọc hiểu thêm về tính ưu việt của tiền polymer, đặc biệt với giá trị bảo an, bảo mật, khả năng chống làm giả, cũng như xu hướng sử dụng của thế giới..., Thời báo Ngân hàng xin giới thiệu một số góc nhìn ít được biết đến về đồng tiền mà chúng ta đang sử dụng hàng ngày.

Từ tháng 12/2003, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã phát hành bổ sung vào lưu thông một số đồng tiền có mệnh giá khác nhau trên chất liệu polymer. Kể từ ngày ấy đến nay, đã gần 18 năm trôi qua, tiền polymer đã trở nên quá đỗi quen thuộc đối với người sử dụng. Đó không chỉ là đồng tiền với giá trị sử dụng, đo lường giá cả, mà còn là biểu tượng, là niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam.

Theo Cục Phát hành kho quỹ NHNN Việt Nam, đồng tiền polymer với những tính năng kỹ thuật vốn có của nó cho phép kết hợp hiệu quả công nghệ tiên tiến của chất liệu nền và kỹ thuật in tiền hiện đại để tạo nên những đồng tiền có độ bảo an cao, tăng khả năng chống giả cho đồng tiền Việt Nam. Thực tiễn ở những nước sử dụng tiền polymer cũng cho thấy, loại tiền này có khả năng chống giả cao bởi ngoài những yếu tố bảo an tương tự như tiền cotton truyền thống (hình bóng chìm, hình định vị, in lõm...), tiền polymer còn có những đặc điểm bảo an đặc thù, có hiệu quả chống giả cao dễ nhận biết, có thể kiểm tra bằng mắt thường, như hình ẩn và hình dập nổi trong cửa sổ. Nhờ vậy, tỷ lệ bị làm giả của tiền polymer thấp hơn nhiều lần so với mức độ làm giả tiền cotton. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi mà thời điểm tiền polymer được phát hành, vấn nạn tiền giả ở nước ta đang có những diễn biến phức tạp với mức độ làm giả ngày càng tinh vi, gây thiệt hại không nhỏ đến lợi ích người dân và ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế của đất nước.

ky 2 tien polymer nhung loi the vuot troi
Sự ra đời của tiền polymer đã giúp cho việc ứng dụng các thiết bị hiện đại trong giao dịch tiền mặt tốt hơn

Bên cạnh ưu điểm nổi bật là khả năng chống giả cao, tiền polymer còn bền, sạch đẹp hơn so với tiền cotton trong cùng thời gian được lưu hành. Đặc điểm này của tiền polymer giúp giảm đáng kể chi phí phát hành dù chi phí in tiền polymer có cao hơn so với tiền trên nền giấy cotton. Ngoài do chất liệu giấy nền polymer không thấm nước, thêm vào đó, tiền polymer còn có lớp vec-ni in phủ bảo vệ nên khả năng chịu nước, chịu ẩm rất tốt. Chính vì thế khi lưu thông, tiền polymer có độ bền cao, ít bám bẩn, không bị giãn nở, ẩm mốc. Đây cũng là đặc điểm quan trọng giúp cho loại tiền này có thể thích ứng tốt với việc sử dụng các công nghệ hiện đại trong hoạt động ngân hàng.

Một trong số đó và cũng là lợi thế vượt trội nữa của tiền polymer so với tiền cotton là cho phép chúng ta ứng dụng các thiết bị hiện đại trong công tác kiểm đếm, phân loại tiền. Do tiền cotton có độ hút ẩm cao, dễ mủn, dễ bẩn và nhàu nát nên để máy ATM của hệ thống ngân hàng có thể hoạt động chính xác và hiệu quả phải mất rất nhiều công lao động cho quá trình tuyển lựa và phân loại tiền, tạo gánh nặng cho hệ thống. Điều đó cũng hàm ý rằng, trong điều kiện như vậy sẽ khó tránh khỏi lãng phí, hệ quả tự nhiên của việc tuyển chọn, phân loại tiền chậm, không đưa được hết những đồng tiền đủ tiêu chuẩn trở lại lưu thông, dẫn đến phải duy trì lượng tồn quỹ tiền lành lớn hơn. Ngoài ra, do tốc độ quay vòng và tuyển chọn chậm nên một bộ phận tiền nằm trong lưu thông (không quay về ngân hàng) có chất lượng không đáp ứng những yêu cầu tối thiểu về mức độ bẩn, nhàu nát và đó là cơ hội để tiền giả trà trộn, làm phát sinh thời gian kiểm đếm, phát hiện của hệ thống ngân hàng và của toàn xã hội.

Phân tích như vậy để thấy, sự ra đời của tiền polymer đã giúp cho việc ứng dụng các thiết bị hiện đại trong giao dịch tiền mặt tốt hơn, hiệu quả kiểm đếm, phân loại tiền đạt năng suất cao hơn, tiền quay vòng nhanh hơn. Đặc biệt, với một nền kinh tế sử dụng tiền mặt còn cao như nước ta hiện nay, hoạt động thu chi tiền mặt với doanh số giao dịch vẫn còn lớn, thì tiền polymer ra đời với những ưu điểm vượt trội nói trên đã hỗ trợ tích cực cho NHNN trong việc thực hiện chủ trương chuẩn hoá và làm sạch đẹp đồng tiền trong lưu thông.

Kỹ sư Trương Đông Hải, nguyên Phó Giám đốc, nguyên Trưởng phòng kỹ thuật đầu tiên của Nhà máy In tiền Quốc gia Việt Nam với hơn 35 năm gắn bó về lĩnh vực này đã chia sẻ: “Thực ra, không phải đến bây giờ tiền polymer mới chứng minh được những lợi thế so với tiền cotton, mà ngay từ khi mới đưa vào sản xuất, lưu thông nó đã sớm cho thấy được nhiều ưu điểm vượt trội. Đặc biệt, khi xét các tiêu chí quan trọng như khả năng bảo an chống giả, độ bền và tuổi thọ, chi phí sản xuất và lưu hành, độ sạch, tác động đến môi trường, thì thấy rằng, ở tiêu chí nào thì tiền polymer cũng vượt trội hơn so tiền cotton”.

Về độ bền thì ai cũng biết, vật liệu polymer có độ bền cơ học lớn hơn cotton rất nhiều, đặc biệt là khả năng chịu độ ẩm cao. Do vậy, dù chi phí in tiền polymer cao hơn tiền cotton 1,5- 2 lần, nhưng tiền polymer có độ bền trong lưu thông lại cao hơn gấp 4 lần tiền cotton, nên tính chung, tiền polymer vẫn tiết kiệm chi phí hơn nhiều. Ưu điểm về độ bền của tiền polymer so với tiền cotton đã giúp nhu cầu in tiền hàng năm giảm xuống. Đây là lợi thế so sánh rất quan trọng là khi mà thói quen sử dụng tiền mặt của người dân Việt Nam còn đang khá lớn.

Đồng quan điểm trên, họa sĩ Trần Tiến, người thiết kế mặt trước bộ tiền polymer mệnh giá 200.000 đồng và 500.000 đồng chia sẻ: Sau hơn 19 năm phát hành, đến nay đã có thể kết luận, chất lượng tiền polymer đã thực sự thành công ngoài mong đợi. Không chỉ sạch, đẹp, có độ bền cao gấp 4 lần so với tiền cotton, mà độ an toàn, bảo mật của bộ tiền polymer có lợi thế nổi trội hơn hẳn. Mặc dù bọn tội phạm luôn tìm mọi cách phá hoại, làm giả nhưng với chất liệu và công nghệ vượt trội của chất liệu polymer, đến nay có thể khẳng định, tiền polymer là bộ tiền an toàn nhất trong 6 bộ tiền của nước ta từ trước đến nay.

Còn Trung tướng Vũ Hải Triều, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an thì cho rằng: “Dấu mốc của sự thay đổi lớn nhất về tiền tệ theo tôi là vào năm 2003, khi chúng ta thay đổi chuyển từ giấy chất liệu cotton sang chất liệu polymer. Từ đó, vấn nạn tiền giả đã giảm hẳn.Với việc áp dụng 11-15 yếu tố bảo an trên các đồng tiền polymer đã giúp cho đồng tiền của chúng ta được đảm bảo an ninh, an toàn; thậm chí đồng tiền polymer của Việt Nam hiện nay, xét về yếu tố bảo an còn cao hơn cả một số đồng tiền mạnh trên thế giới. Chưa kể về tuổi thọ, đồng polymer có thời gian sử dụng rất dài, trong khi đồng cotton chỉ dùng được vài ba năm”.

Mặc dù đồng tiền Việt Nam trên nền giấy polymer có những yêu cầu riêng cần được đáp ứng khi bảo quản và sử dụng, nhưng so với những lợi ích mang lại cho từng người dân cũng như cho toàn bộ nền kinh tế là rất lớn và rõ nét. Với những ưu thế đó, đồng tiền polymer đang gây được lòng tin của người dân, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, lưu thông hàng hoá và từng bước tham gia vào quá trình hiện đại hoá ngành Ngân hàng.

Sau hơn 17 năm đi vào sử dụng, bộ tiền polymer đã chứng minh được tính hiệu quả của nó. Trước hết có thể khẳng định đây là đồng tiền sử dụng công nghệ cao, tương đương với những đồng tiền hiện đại của các nước trên thế giới. Không chỉ đẹp về mặt hình thức, màu sắc, mẫu mã, kích thước... mà còn có giá trị bảo an, bảo mật cao. Dù chi phí in tiền polymer cao hơn tiền cotton, nhưng độ bền cao hơn nhiều lần so với tiền cotton, nên tính chung, tiền polymer vẫn tiết kiệm chi phí hơn nhiều. Đây là lợi thế so sánh rất quan trọng nhất là khi thói quen sử dụng tiền mặt của người dân Việt Nam còn rất lớn. Và hơn cả, đồng tiền polymer đang đảm đương tốt sứ mệnh kết tinh cả về chính trị, xã hội, niềm tin trong đó. Người dân đang sử dụng đồng tiền polymer với tất cả sự tin tưởng, yên tâm với màu sắc, kích thước, hình ảnh, và đặc biệt là chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, luôn luôn là vị lãnh tụ kính yêu, đẹp nhất hiển hiện trên mỗi đồng tiền. Giá trị bản vị của đồng tiền đại diện không chỉ là hàng hóa, vật chất, mà nó còn đại diện cho niềm tin, chế độ xã hội tươi đẹp mà người dân tin tưởng.

Với những ưu thế đó, đồng tiền polymer đang dần chiếm được lòng tin của người dân, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, lưu thông hàng hoá và từng bước tham gia vào quá trình hiện đại hoá ngành Ngân hàng.

(Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú)

Kỳ cuối: Từ cotton đến polymer: Bước nhảy vọt về công nghệ in tiền

Mai Chi

Tin liên quan

Tin khác

Giá trị tư tưởng và ý nghĩa hiện thực của một bức thư lịch sử

Giá trị tư tưởng và ý nghĩa hiện thực của một bức thư lịch sử

Với sự quan tâm đặc biệt và luôn đánh giá cao vai trò của ngành Tài chính ngân hàng, trong Thư gửi hội nghị cán Bộ Tài chính, ngày 20/2/1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên quan điểm sâu sắc về vị trí, vai trò, phương hướng phát triển ngành Tài chính nói chung và Ngân hàng nói riêng. Những tư tưởng đó có giá trị định hướng chiến lược, chỉ đạo nhận thức và hành động hoạt động của ngành Ngân hàng trong suốt những năm qua.
Đức và tài phải là chỉnh thể thống nhất

Đức và tài phải là chỉnh thể thống nhất

Đức và tài cần được thể hiện trong một chỉnh thể thống nhất ở người cán bộ ngân hàng, cũng được xem là tiêu chí chung nhất đối với người cán bộ, công chức khi thực thi chức trách, nhiệm vụ của mình.
Đạo đức cách mạng của cán bộ ngân hàng

Đạo đức cách mạng của cán bộ ngân hàng

Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm của công chức, viên chức nói chung và cán bộ ngành Ngân hàng nói riêng có ý nghĩa hết sức to lớn, không chỉ trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nói chung, mà còn có ý nghĩa trong việc xây dựng chuẩn mực đạo đức và tinh thần trách nhiệm của cán bộ ngành Ngân hàng nói riêng.
Thăm nhà lưu niệm cố Tổng giám đốc Hoàng Anh

Thăm nhà lưu niệm cố Tổng giám đốc Hoàng Anh

Những hình ảnh, hiện vật và tài liệu được trưng bày tại ngôi nhà phần nào tái hiện chân dung, cuộc đời và sự nghiệp của một người Cộng sản, một bậc lão thành cách mạng, một người con ưu tú của quê hương Thừa Thiên - Huế.
Nhà máy in tiền quốc gia: Dấu ấn một thời

Nhà máy in tiền quốc gia: Dấu ấn một thời

Năm 1991, khi Nhà máy In tiền Quốc gia được thành lập và đi vào hoạt động đã đánh dấu sự kiện quan trọng đối với Ngân hàng Nhà nước nói chung và ngành in tiền nói riêng. Có thể nói, ngành in tiền nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển nhảy vọt từ thô sơ lạc hậu đến hiện đại...
Ngành Ngân hàng Tuyên Quang: Nét son trong hành trình phát triển ngành Ngân hàng

Ngành Ngân hàng Tuyên Quang: Nét son trong hành trình phát triển ngành Ngân hàng

70 năm qua, Ngân hàng Quốc gia tỉnh Tuyên Quang xưa kia nay là NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang đã dẫn dắt hệ thống các TCTD khơi mở huyết mạch tín dụng, thanh toán góp phần đưa Tuyên Quang đi lên cùng hành trình phát triển của đất nước và dân tộc. Đồng thời, lưu giữ những di tích lịch sử của Ngành để các thế hệ hôm nay và mai sau gìn giữ phát huy những truyền thống tốt đẹp của cán bộ ngành Ngân hàng dồn tích suốt dặm dài phát triển.
Tổng Bí thư: Tiếp tục nỗ lực làm tốt vai trò huyết mạch nền kinh tế

Tổng Bí thư: Tiếp tục nỗ lực làm tốt vai trò huyết mạch nền kinh tế

Ngày 5/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Lễ kỷ nhiệm 70 năm thành lập Ngân hàng Việt Nam. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tham dự và phát biểu chỉ đạo về định hướng phát triển để ngành Ngân hàng phát huy vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng là huyết mạch của nền kinh tế.
Ngành Ngân hàng - 70 năm một chặng đường vẻ vang

Ngành Ngân hàng - 70 năm một chặng đường vẻ vang

Trong không khí cả nước sôi nổi thi đua lập thành tích xuất sắc chào mừng thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, ngày 5/5/2021, NHNN Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Ngân hàng Việt Nam (6/5/1951 - 6/5/2021) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
Tiếp tục kiên định với các định hướng trọng tâm đặt ra

Tiếp tục kiên định với các định hướng trọng tâm đặt ra

Ngành Ngân hàng cần được phát triển một cách toàn diện ở cả góc độ quản lý điều hành của Ngân hàng Nhà nước và hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng.
Cán bộ ngân hàng Ban K: Tô thắm thêm tình hữu nghị Việt Nam - Campuchia

Cán bộ ngân hàng Ban K: Tô thắm thêm tình hữu nghị Việt Nam - Campuchia

Hơn 40 năm trước, trong giai đoạn 1979-1989, NHNN Việt Nam đã cử các cán bộ sang giúp ngành Ngân hàng Campuchia trong giai đoạn khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh (gọi tắt là Ban K).
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data