agribank-vietnam-airlines

Kinh tế Việt Nam: Nhiều thách thức vẫn hiện hữu

Thái Thu
Thái Thu  - 
TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV vừa công bố báo cáo đánh giá về bức tranh kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 5. Trong đó, kinh tế Việt Nam tiếp tục ghi nhận một số kết quả tích cực như dịch bệnh được kiểm soát, Chính phủ tiếp tục ban hành nhiều chính sách, giải pháp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, trong tháng 5, nền kinh tế vẫn đối mặt với nhiều khó khăn hơn khi rủi ro, thách thức từ bên ngoài vẫn hiện hữu.
aa

Kinh tế thế giới khó khăn

Kinh tế thế giới tháng 5 tiếp tục gặp khó khăn, khi nền kinh tế lớn như Đức rơi vào suy thoái kỹ thuật, lĩnh vực sản xuất suy giảm hoặc phục hồi yếu; trong khi lĩnh vực dịch vụ tiếp tục tăng trưởng tốt, giá hàng hóa và lạm phát dần hạ nhiệt tại hầu hết các nước.

Trong tháng 5/2023, kinh tế thế giới vẫn phục hồi mong manh, với các tín hiệu phục hồi yếu hơn so với 4 tháng đầu năm, trong đó các đầu tàu kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn.

Tuy nhiên bên cạnh đó, một số động lực tích cực được duy trì: (i) Mỹ đạt được thỏa thuận sơ bộ về trần nợ công sau nhiều vòng thỏa thuận, tránh được nguy cơ “vỡ nợ”và những hệ lụy tiêu cực khác (như bị các tổ chức quốc tế hạ bậc tín nhiệm, giảm thanh khoản của nền kinh tế, nguy cơ gia tăng thất nghiệp, chi phí, nghĩa vụ nợ tăng lên,…); Trung Quốc và nhiều nền kinh tế đang phát triển duy trì được đà tăng trưởng nhờ lĩnh vực tiêu dùng nội địa và du lịch; lạm phát và lãi suất tiếp tục hạ nhiệt, dù vẫn ở mức cao.

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hồi phục còn thiếu bền vững, khó khăn ngày càng rõ nét, các tổ chức quốc tế (IMF, WB, OECD,...) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 (đạt khoảng 2,8% theo IMF hay 2% theo WB).

Kinh tế Việt Nam: Nhiều thách thức vẫn hiện hữu

Bức tranh kinh tế Việt Nam tháng 5

Trong bối cảnh quốc tế xuất hiện nhiều rủi ro, bất định, rủi ro suy thoái kinh tế vẫn còn và rủi ro tài chính – tiền tệ gia tăng; kinh tế Việt Nam tháng 5/2023 ghi nhận 6 điểm sáng.

Một là, dịch bệnh được kiểm soát, Chính phủ tiếp tục ban hành nhiều chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trong tháng 5, rủi ro dịch bệnh ở mức thấp khi ngày 6/5, WHO đã dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với dịch Covid-19. Điều đó giúp các hoạt động kinh tế - xã hội vẫn được duy trì và đẩy mạnh, các hoạt động du lịch quốc tế, thương mại tiếp tục được mở rộng.

Bên cạnh đó, Chính phủ tiếp tục ban hành nhiều chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các thị trường, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh lạm phát ổn định, trong tầm kiểm soát. Để thúc đẩy tiêu dùng trong nước, Chính phủ đã trình Quốc hội xem xét giảm thuế GTGT từ 10% còn 8% với thời gian áp dụng trong vòng 6 tháng cuối năm 2023.

Về chính sách tiền tệ, ngày 23/5/2023, NHNN đã tiếp tục giảm lãi suất điều hành và trần tiền gửi ngắn hạn (khoảng 0,5% tùy loại lãi suất và kỳ hạn) và là lần giảm thứ 3 liên tiếp trong vòng 3 tháng; đồng thời ban hành chỉ thị 02/CT-NHNN chỉ đạo các TCTD giảm lãi suất cho vay.

Đối với đầu tư nước ngoài, Thủ tướng đã ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 24/5/2023 về một số nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài trong giai đoạn mới, trong đó nhấn mạnh tạo thuận lợi hơn nữa cho thu hút đầu tư nước ngoài (cải thiện môi trường kinh doanh, tăng cường xúc tiến và quản lý) và sản xuất kinh doanh. Ngày 26/5/2023, Thủ tướng đã ban hành Công điện số 470/CĐ-TTg về tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.

Thứ hai, hoạt động bán lẻ tăng trưởng tốt, là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 5 ước đạt 519 nghìn tỷ đồng, tăng 1,5% so với tháng trước và tăng 11,5% so với kỳ năm trước. Tính chung 5 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng tăng 12,6%.

Thứ ba, lạm phát ổn định dù nhiều hàng hóa do Nhà nước quản lý tăng giá. Trong 5 tháng đầu năm 2023, Việt Nam đã đón hơn 4,6 triệu lượt khách quốc tế, gấp 12,6 lần so với cùng kỳ năm trước trong bối cảnh Trung Quốc - chiếm hơn 30% thị phần du lịch quốc tế của Việt Nam đã mở cửa du lịch sang Việt Nam từ giữa tháng 3/2023. Trong bối cảnh các động lực tăng trưởng quan trọng như lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu đang suy giảm, lĩnh vực tiêu dùng đang là bệ đỡ quan trọng, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Lạm phát cơ bản tháng 5 tăng 0,27% so với tháng trước và bình quân 5 tháng tăng 4,83% so với cùng kỳ năm trước, thấp nhất kể từ đầu năm 2023.

Thứ tư, giải ngân đầu tư công tiếp tục được đẩy mạnh, là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Hoạt động đầu tư công trong tháng 5 tiếp tục đà tăng trưởng tích cực với mức thực hiện từ nguồn ngân sách ước đạt 45,1 nghìn tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 5 tháng, vốn thực hiện đạt 177 nghìn tỷ đồng, bằng 25,5% kế hoạch năm và tăng 18,4% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 bằng 24,9% và tăng 10,8%).

Thứ năm, mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm, tỷ giá cơ bản ổn định.

Lãi suất huy động trong tháng 5 tiếp tục đà giảm nhẹ, trên diện rộng, với mức giảm 0,2 - 0,5%/năm. Ngày 23/5, NHNN đã tiếp tục giảm lãi suất điều hành và hạ trần tiền gửi kỳ hạn dưới 6 tháng (giảm 0,5% xuống 5%) nhằm giảm lãi suất đầu vào; tạo cơ sở để các TCTD hạ lãi suất cho vay. Theo đó, lãi suất liên ngân hàng có xu hướng giảm nhẹ, lãi suất cho vay cũng giảm khi các các gói tín dụng ưu đãi kích cầu tín dụng tiếp tục được triển khai. Tuy nhiên, việc hạ lãi suất cho vay có thể có độ trễ từ 1-3 tháng khi các TCTD phải tiếp tục trả lãi suất huy động còn cao theo cam kết đối với các khoản tiền gửi trước đó, nhưng cơ bản đang được tích cực triển khai (kể cả đối với lãi suất các khoản vay hiện tại.

Kinh tế Việt Nam: Nhiều thách thức vẫn hiện hữu

Bảy rủi ro, thách thức lớn

Mặc dù hoạt động kinh tế trong nước trong tháng 5 ghi nhận sự tăng trưởng tích cực, tuy nhiên vẫn còn 7 rủi ro, thách thức lớn.

Thứ nhất, rủi ro thách thức từ bên ngoài vẫn hiện hữu . Có thể nhận thấy 5 rủi ro, thách thức chính từ bên ngoài này tiếp tục tác động tiêu cực đến xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng, du lịch quốc tế và thị trường tài chính - tiền tệ của Việt Nam.

Thứ hai, sản xuất công nghiệp tiếp tục gặp khó khăn. Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, chỉ số IIP ước giảm 2% so với cùng kỳ (cùng kỳ năm 2022 tăng 8,1%), cho thấy hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục khó khăn.

Thứ ba, hoạt động xuất - nhập khẩu tiếp tục đà suy giảm dù có phần chậm lại, thặng dư thương mại mở rộng. Tính chung 5 tháng, XK suy giảm ở hầu hết các mặt hàng chủ lực, có tỷ trọng cao, nhập khẩu theo đó cũng giảm mạnh, sức cầu sản xuất còn yếu trong bối cảnh đơn hàng xuất khẩu chưa phục hồi.

Thứ tư, thu hút và giải ngân vốn FDI kém khả quan, nhưng đã cải thiện so với tháng trước. Tính tới ngày 20/5/2023, giải ngân vốn FDI đạt 7,65 tỷ USD, giảm nhẹ 0,8% so với cùng kỳ, do các nhà đầu tư tiếp tục tâm lý thận trọng, trong bối cảnh kinh tế quốc tế còn khó khăn, đơn hàng XK chưa phục hồi.

Thứ năm, thu NSNN tiếp tục giảm, chủ yếu là do DN khó khăn. Nguồn thu NSNN giảm, đang là thách thức đối với chính sách tài khóa mở rộng (giãn, hoãn, giảm thuế, phí, tiền thuê đất…) trong bối cảnh chi NSNN vẫn tiếp tục tăng lên

Thứ sáu, doanh nghiệp tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn. Trong 5 tháng đầu năm, hoạt động của DN gặp nhiều khó khăn do vướng mắc về pháp lý, môi trường kinh doanh; vấn đề tài chính; đầu vào và đầu ra; và lao động. Số DN đăng ký thành lập mới tháng 5 giảm 24,2% so với tháng trước; lũy kế 5 tháng giảm 1,6% so với cùng kỳ năm trước.

Thứ bảy, tín dụng tăng thấp, nợ xấu đang tăng nhưng trong tầm kiểm soát. Tín dụng tăng thấp, chỉ đạt 3,05% so với cuối năm trước, thấp hơn nhiều so với mức 8,09% của 5 tháng đầu năm 2022 cho thấy nhu cầu tín dụng còn rất yếu, mặc dù lãi suất cho vay đã tiếp tục được giảm xuống. Theo NHNN, hiện nay tỷ lệ nợ xấu hệ thống ngân hàng vẫn trong tầm kiểm soát. Nợ xấu dù tăng nhưng trong tầm kiểm soát, đặc biệt khi Thông tư 02/2023/TT-NHNN cho phép TCTD thực hiện cơ cấu thời hạn trả nợ, không chuyển nhóm nợ trong vòng 1 năm, chính sách này thực hiện đến thời điểm 30/06/2024, mức độ cơ cấu lại cần đáp ứng những điều kiện cụ thể và năng lực tài chính của TCTD. Thông tư 02 sẽ giúp cho tỷ lệ nợ xấu không bị tăng quá cao, giúp cho doanh nghiệp, bên vay có thể tiếp tục tiếp cận vốn để sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, các TCTD vẫn phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng phù hợp với thực chất khoản vay, theo lộ trình 50% năm 2023 và đủ 100% hết năm 2024. Điều này có ảnh hưởng phần nào đến lợi nhuận của các TCTD nhưng không nhiều do các TCTD cũng đã chủ động tăng trích lập dự phòng trong 3 năm qua và năng lực tài chính khá vững chắc, rủi ro TPDN và tín dụng BĐS cơ bản trong tầm kiểm soát.

Bốn giải pháp chính cần tháo gỡ

Trước những khó khăn của nền kinh tế, nhóm tác giả của BIDV đã đưa ra 4 giải pháp cấp bách cho doanh nghiệp hiện nay.

Thứ nhất, cần tháo gỡ kịp thời và chính xác những tồn tại, vướng mắc đã được chỉ ra thời gian qua để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

Những vướng mắc chính như vấn đề đăng kiểm, kiểm định xe; phòng cháy, chữa cháy; visa cho du khách và chuyên gia; hoàn thuế GTGT; sớm giải quyết dứt điểm những vụ việc vi phạm về chứng khoán, BĐS thời gian qua, không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, quá trình thanh, kiểm tra cần được tổ chức khoa học, có kế hoạch, không trùng lặp...

Thứ hai, tổ chức thực hiện đúng thời hạn và có hiệu quả những quyết sách đã được Quốc hội, Chính phủ ban hành, nhất là những quyết sách được ban hành từ đầu năm 2022 đến nay. Chẳng hạn, trong gần 3 tháng qua, hàng loạt quyết sách liên quan đến các lĩnh vực y tế, đất đai, bất động sản, xây dựng, tài chính, tín dụng, xuất nhập khẩu… cần được nghiêm túc và quyết liệt tổ chức thực hiện.

Thứ ba, sớm quyết định, ban hành các cơ chế, chính sách bổ sung. Theo đó, với chính sách tiền tệ, cần tiếp tục triển khai quyết liệt, hiệu quả Thông tư 02, 03, ngoài chính sách cho phép cơ cấu lại nợ, mua lại trái phiếu, các gói tín dụng, cần tiếp tục giảm lãi suất cả huy động và cho vay. Với chính sách tài khóa, Chính phủ đã cho phép giãn hoãn thuế, phí, tiền thuê đất; cần tiếp tục giảm 2% thuế GTGT, với thủ tục gọn, thực hiện nhanh, kịp thời; cân nhắc gói cho vay trả lương (lãi suất 0%) như đã thực hiện thời dịch bệnh Covid-19; nghiên cứu, xem xét chuyển phần còn lại của Chương trình phục hồi sang Quỹ phát triển nhà ở xã hội (mới có thể cho vay lãi suất thấp và nguồn vốn mồi bền vững); nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ phát triển DNNVV và các quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV tại các địa phương. Đặc biệt, mọi quyết sách đều cần được giao trách nhiệm, thời hạn cụ thể, có chế tài phù hợp nếu không thực hiện.

Cuối cùng, bản thân DN cũng cần quyết tâm cơ cấu lại, giảm chi phí, giải quyết đúng các cam kết trả nợ (chấp nhận phải bán tài sản, nếu cần)... DN cũng cần tính cả bài toán dài hạn hơn như chú trọng quản lý rủi ro, chuyển đổi số và xanh hóa bởi đây cũng là xu thế tất yếu hiện nay.

Thái Thu

Tin liên quan

Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Cục Thuế vừa có công văn gửi chi cục trưởng các chi cục thuế khu vực; trưởng các ban, đơn vị thuộc Cục Thuế về việc đẩy nhanh việc giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng. trong đó, Cục Thuế nhấn mạnh, phấn đấu đến hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ tồn quá hạn, ngoại trừ hồ sơ có rủi ro cao, có nghi vấn gian lận thuế đang xác minh, kiểm tra.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Sau ít phút hứng khởi ban đầu, đồng USD lại quay đầu giảm trong phiên giao dịch sáng thứ Hai (14/4) do những tuyên bố liên quan đến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tuần trước đã làm lung lay niềm tin của nhà đầu tư vào đồng tiền dự trữ số một thế giới.
Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Năm 2025 được xem là thời điểm bản lề trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu dần phục hồi, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng GDP tăng ít nhất 8%, vượt xa các dự báo thận trọng từ IMF, WB hay ADB. Để hiện thực hóa điều này, cải cách thể chế kinh tế trở thành nền tảng không thể thiếu.
Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 12/04/2025, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) đồng tổ chức Diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân lần thứ 2 với chủ đề: "Chân dung và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân với sự phát triển bền vững của thị trường tài chính".
GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Trao đổi với phóng viên, GS.TS. Tô Trung Thành, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường, đây cũng là cơ hội để Việt Nam phát huy động lực nội tại như kinh tế tư nhân, tiêu dùng trong nước… để hướng tới mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Các bộ, ngành, địa phương ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng cao gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế... kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.

Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 751/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data