agribank-vietnam-airlines

Kinh tế tiếp tục phát triển tích cực, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm

Trần Hương
Trần Hương  - 
Sáng nay (22/8), dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV đến hết năm 2023 đối với nhóm lĩnh vực thứ hai, gồm các lĩnh vực: tư pháp; nội vụ; an ninh, trật tự, an toàn xã hội; thanh tra; tòa án; kiểm sát. Ngay sau đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề liên quan thuộc trách nhiệm của Chính phủ.
aa
Kinh tế tiếp tục phát triển tích cực, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long làm rõ thêm các nội dung đại biểu quan tâm

Kinh tế vĩ mô ổn định tiếp tục ổn định

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng cảm ơn các vị đại biểu Quốc hội đã cơ bản đồng tình và quan tâm đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm về các Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn. Hầu hết các ý kiến đánh giá cao sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đồng hành của Quốc hội, nỗ lực chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương và những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực trong bối cảnh tình hình thế giới, trong nước có nhiều khó khăn, thách thức. Những kết quả mà chúng ta đạt được đã góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Phó Thủ tướng cho biết, tình hình kinh tế xã hội 7 tháng năm 2024 tiếp tục có xu hướng phát triển tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Tăng trưởng kinh tế (6 tháng đầu năm) đạt 6,42%, xuất khẩu tiếp tục tăng cao, xuất siêu lớn, thu ngân sách nhà nước tăng mạnh, tình hình tài chính ngân sách của nhà nước tiếp tục được cải thiện.

Bên cạnh những kết quả đạt được, nhiều vị đại biểu Quốc hội với tinh thần trách nhiệm cao đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, bất cập và đóng góp gợi mở cho Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương những định hướng, giải pháp quan trọng, khả thi sát thực tiễn trên các lĩnh vực.

Phát triển nông nghiệp, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản

Phát biểu cung cấp thêm một số thông tin về một số vấn đề liên quan thuộc trách nhiệm của Chính phủ về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, Phó Thủ tướng cho biết, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Chính phủ đã chỉ đạo tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật, tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đó tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh phân cấp cho địa phương quyết định việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng; sửa đổi, bổ sung các Nghị định quy định chi tiết trong lĩnh vực lâm nghiệp, thủy sản, đã phê duyệt và đang tập trung chỉ đạo triển khai Đề án phát triển bền vững 1.000.000 hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030; đã tập trung đàm phán giải quyết rào cản kỹ thuật nhằm tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản; theo dõi sát diễn biến, nâng cao chất lượng dự báo cung cầu các mặt hàng nông sản thiết yếu, nhất là gạo, thịt lợn, thủy sản, rau quả để điều hành sản xuất phù hợp cân đối cung cầu; tăng cường xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, liên kết các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nông nghiệp cơ bản phát triển ổn định, khẳng định được vị thế là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia và duy trì xuất khẩu.

Cũng theo Phó Thủ tướng, xuất khẩu nông lâm, thủy sản năm 2023 của nước ta đạt mức cao kỷ lục trên 53 tỉ đô la Mỹ, xuất siêu 11 tỉ USD; tháng 7/2024 xuất khẩu đạt 34,27 tỉ đô la Mỹ, tăng 18,8% so với cùng kỳ và xuất siêu đạt 9,42 tỉ đô la Mỹ, tăng 60 %. Sản phẩm OCOP phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Đến nay đã có 13.658 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên, tăng 2602 sản phẩm so với cuối năm 2023.

Toàn cảnh phiên chất vấn
Toàn cảnh phiên chất vấn

Về khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, đã xử lý vi phạm quy định về hoạt động đánh bắt hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định IUU, đã phê duyệt và đang tích cực triển khai thực hiện Chương trình quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 và hai quy hoạch ngành quốc gia trong lĩnh vực thủy sản. Đến nay có 28/28 tỉnh, thành phố ven biển đã thành lập tổ chức kiểm ngư.

Xác định công tác xử lý vi phạm IUU nhằm gỡ thẻ vàng của EC là vấn đề hết sức quan trọng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt theo chỉ đạo của Ban Bí thư phải Chỉ thị số 32 ngày 10/4/2024, Chính phủ đã ban hành ba chỉ thị, 7 công điện và tám quyết định liên quan đến triển khai Chỉ thị của Ban Bí thư. Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp chủ trì 3 hội nghị trực tuyến để quán triệt đến các đồng chí Bí thư, Chủ tịch cấp xã ven biển. Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU đã chủ trì nhiều cuộc họp và trực tiếp đi khảo sát, kiểm tra thực tế tại các địa phương ven biển.

Đặc biệt, Chính phủ cũng đã kiến nghị để Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết số 04 ngày 12/6/2024 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thủy sản. Đây cũng là một cái cố gắng rất là lớn. Chúng ta phải phân tích và nghiên cứu rất là kỹ về các quy định của Bộ luật Hình sự và sau đó thì Chính phủ đề xuất với Hội đồng, với Tòa án tối cao, Hội đồng thẩm phán đã ra một cái hướng dẫn. Cho đến nay, về cơ bản là chúng ta cũng đã vận dụng một cách theo đúng cái quy định của pháp luật và cũng đã làm một số vụ việc.

Đến nay công tác quản lý, theo dõi, kiểm soát hoạt động tàu cá đã có những tiến triển, số lượng tàu cá đã lắp thiết bị giám sát hành trình đạt gần 100 %. Cơ quan điều tra đã khởi tố 4 vụ án liên quan đến môi giới, móc nối, đưa tàu cá, ngư dân đi khai thác bất hợp pháp. EC tiếp tục đánh giá cao các cam kết, quyết tâm chính trị và nỗ lực của Việt Nam trong triển khai chống khai thác IUU.

Trong thời gian tới, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện nghiêm, quyết liệt, có hiệu quả Chỉ thị số 32 của Ban Bí thư, đồng thời tiếp tục trao đổi, vận động các nước thành viên EC ủng hộ sớm bỏ thẻ vàng cho Việt Nam.

Kinh tế tiếp tục phát triển tích cực, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm

Đảm an ninh năng lượng, đấu tranh phòng chống hảng giả, hàng nhái

Về lĩnh vực công thương, về bảo đảm an ninh năng lượng, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo từ sớm, từ xa việc cung ứng đủ điện, xăng dầu cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân. Đã chỉ đạo quyết liệt xây dựng dự án Luật Điện lực sửa đổi để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8; xây dựng chính sách khuyến khích phát triển nhằm đa dạng các nguồn điện xanh, sạch như điện mặt trời, điện gió, điện sinh khối; đã ban hành Nghị định số 80 quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn nhằm thúc đẩy phát triển các nguồn điện, nhất là khuyến khích thu hút đầu tư và phát triển thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, công khai, minh bạch, huy động nguồn lực từ xã hội để phát triển nguồn điện.

Chính phủ sẽ sớm ban hành Nghị định về cơ chế điện mặt trời, mái nhà tự sản tự tiêu nhằm khuyến khích người dân sử dụng năng lượng sạch, góp phần phát thải khí nhà kính theo các cam kết tại cóp 26.

Để bảo đảm đủ xăng dầu cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan phối hợp chặt chẽ, bám sát thị trường xăng dầu thế giới để có biện pháp điều chỉnh phù hợp, sát thực tiễn, đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Trong thời gian tới, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan thực hiện đồng bộ các giải pháp phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, không để xảy ra thiếu hụt nguồn trong mọi tình huống quản lý và sử dụng Quỹ Bình ổn giá phù hợp, đúng quy định; tăng cường công tác buôn lậu, gian lận thương mại, phòng chống công tác buôn lậu, buôn lậu, gian trận thương mại, đầu cơ xăng dầu kịp thời xử lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý xăng dầu, dự trữ quốc gia; tiếp tục hoàn thiện phương án nâng mức dự trữ quốc gia xăng dầu, ban hành Nghị định thay thế các Nghị định về kinh doanh xăng dầu.

Về phát triển thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất nhập khẩu, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam giai đoạn 2021-2025; Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021-2025 Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 và Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030. Tình hình thị trường hàng hóa trong nước tương đối ổn định, nguồn cung và các hàng hóa thiết yếu được bảo đảm. Khai thác phát huy hiệu quả các FTA đã ký kết và phát triển các thị trường mới, cán cân thương mại tích cực, duy trì xuất siêu liên tục và tăng dần trong nhiều năm, góp phần ổn định các cân đối lớn của nền kinh tế, hỗ trợ thực hiện chính sách tỷ giá ngoại hối, tạo việc làm, nâng cao năng lực sản xuất, trình độ quản lý của doanh nghiệp.

Trong thời gian tới, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp trọng tâm như: Bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường; triển khai các giải pháp kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường truyền thống, thị trường lớn; khai thác hiệu quả các FTA, mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin; tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp nhằm đáp ứng tiêu chuẩn và quy định ngày càng khắt khe của các nước phát triển; đẩy mạnh phát triển xuất nhập khẩu thông qua hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới; đẩy mạnh và đa dạng hóa công tác thông tin, tuyên truyền về các FTA cho doanh nghiệp và người dân.

Về công tác quản lý thị trường, thực hiện Nghị quyết số 499 ngày 28/3/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về hoạt động chất vấn, tại phiên họp thứ 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, quán triệt các bộ, ngành và địa phương nghiêm túc tổ chức thực hiện.

Nhiều mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD
Nhiều mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD

Theo đó, lực lượng quản trị, quản lý thị trường toàn quốc đã kịp thời xây dựng và triển khai các phương án, kế hoạch kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, làm tốt công tác quản lý địa bàn, chú trọng kiểm tra, xử lý các vấn đề nổi cộm, gây bức xúc trong dư luận xã hội; đồng thời thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về các lĩnh vực trong hoạt động thương mại đối với các cơ sở kinh doanh, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, hạn chế sai phạm của đối tượng trong hoạt động kinh doanh.

Từ đầu năm 2022 đến nay, lực lượng Quản lý thị trường đã phối hợp với các đơn vị, lực lượng chức năng thanh tra, kiểm tra trên 190.000 vụ, chuyển cơ quan điều tra 406 vụ việc có dấu hiệu tội phạm. Đồng thời đã có 102 cán bộ, công chức bị kỷ luật, 23 công chức bị khởi tố.

Để đấu tranh có hiệu quả từng bước ngăn chặn, đẩy lùi hoạt động buôn lận buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong thời gian tới, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện các giải pháp trọng tâm như: Tăng cường phối hợp kiểm tra, kiểm soát thị trường; xử lý nghiêm các vi phạm, bao che tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền để nâng cao ý thức người dân; thực hiện có hiệu quả Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025…

Trần Hương

Tin liên quan

Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Cục Thuế vừa có công văn gửi chi cục trưởng các chi cục thuế khu vực; trưởng các ban, đơn vị thuộc Cục Thuế về việc đẩy nhanh việc giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng. trong đó, Cục Thuế nhấn mạnh, phấn đấu đến hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ tồn quá hạn, ngoại trừ hồ sơ có rủi ro cao, có nghi vấn gian lận thuế đang xác minh, kiểm tra.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Sau ít phút hứng khởi ban đầu, đồng USD lại quay đầu giảm trong phiên giao dịch sáng thứ Hai (14/4) do những tuyên bố liên quan đến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tuần trước đã làm lung lay niềm tin của nhà đầu tư vào đồng tiền dự trữ số một thế giới.
Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Năm 2025 được xem là thời điểm bản lề trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu dần phục hồi, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng GDP tăng ít nhất 8%, vượt xa các dự báo thận trọng từ IMF, WB hay ADB. Để hiện thực hóa điều này, cải cách thể chế kinh tế trở thành nền tảng không thể thiếu.
Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 12/04/2025, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) đồng tổ chức Diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân lần thứ 2 với chủ đề: "Chân dung và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân với sự phát triển bền vững của thị trường tài chính".
GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Trao đổi với phóng viên, GS.TS. Tô Trung Thành, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường, đây cũng là cơ hội để Việt Nam phát huy động lực nội tại như kinh tế tư nhân, tiêu dùng trong nước… để hướng tới mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Các bộ, ngành, địa phương ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng cao gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế... kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.

Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 751/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data