agribank-vietnam-airlines

Kinh tế Mỹ bất ổn vì Omicron

Hồng Quân
Hồng Quân  - 
Hàng nghìn chuyến bay bị hủy; các kế hoạch trở lại văn phòng bị gác lại; nhiều hoạt động thể thao phải hoãn, hủy; các cửa hàng của Apple tạm đóng cửa… tất cả đang cho thấy Covid đang một lần nữa gây ra tình trạng xáo trộn trong nền kinh tế Mỹ, đe dọa khả năng phục hồi.
aa

Áp lực đang tăng trở lại

Tốc độ lây lan nhanh chóng các ca nhiễm Omicron đang gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho các gia đình, người lao động và doanh nghiệp vốn đã mệt mỏi vì Covid. Kathryn Wylde, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Partnership for New York City - một nhóm kinh doanh có ảnh hưởng tại thành phố này - nói với CNN trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại: “Đây chắc chắn là một bước thụt lùi cho sự phục hồi.

Trong bối cảnh các ca nhiễm Covid tăng đột biến, nhiều công ty đã buộc phải thông báo cho nhân viên làm việc tại nhà và khả năng nhân viên trở lại làm việc trực tiếp tại văn phòng vào tháng Giêng tới là không cao. Theo Wylde, sự kết hợp giữa biến chủng Omicron, số ca nhiễm tăng cao và yêu cầu của New York City là toàn bộ người làm việc trong lĩnh vực tư nhân ở thành phố New York bắt buộc phải tiêm vắc xin đang khiến tình hình tiêu cực trở lại như trước. "Tình trạng này càng kéo dài, sẽ càng khó để thu hút mọi người trở lại văn phòng", Kathryn Wylde nói.

kinh te my bat on vi omicron
Những diễn biến mới của dịch Covid có thể làm giảm tốc độ hồi phục của kinh tế Mỹ năm 2022

Cơn ác mộng tái diễn và sự hỗn loạn vì Covid có thể thấy rõ ràng nhất ở các sân bay. Đã có hàng chục nghìn chuyến bay bị hủy, hoãn trên toàn cầu. Ví dụ trong ngày thứ Ba có hơn 2.000 chuyến bay bị hủy, hay ngày thứ Hai trước đó là 2.500 chuyến. Đáng chú ý, những vụ hủy chuyến này lại xảy ra đúng vào thời điểm bận rộn nhất trong năm với kỳ nghỉ lễ Noel và đón năm mới. David Kelly, chiến lược gia trưởng toàn cầu tại JPMorgan Funds cho biết: "Cả thế giới đang mệt mỏi với điều này. Nó dẫn đến sự thất vọng quốc tế. Đây là một loại virus thông minh hơn các hệ thống chính trị của chúng ta".

Trong một nỗ lực để giảm bớt căng thẳng cho nền kinh tế, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ hôm thứ Hai đã quyết định rút ngắn thời gian khuyến cáo cách ly đối với những người nhiễm Covid-19 từ 10 ngày xuống còn 5 ngày với điều kiện họ không có triệu chứng và phải mang khẩu trang khi tiếp xúc với người xung quanh trong 5 ngày tiếp theo. TS. Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia, nói với Jim Acosta của CNN: “Chúng tôi muốn mọi người quay trở lại với công việc, đặc biệt là những công việc thiết yếu, để giữ cho xã hội vận hành trơn tru”.

Trong khi đó, các nhà hàng - một trong những ngành kinh doanh bị tác động nặng nhất do Covid cũng đang phải chịu áp lực trở lại. Nếu như trong tuần kết thúc vào ngày 13/11, số lượng thực khách đến ăn uống tại các nhà hàng ở Mỹ chỉ giảm 5% so với cùng kỳ năm 2019 thì đã chậm lại đáng kể sau sự xuất hiện của biến thể Omicron vào cuối tháng 11. Trong tuần kết thúc vào ngày 27/12, số lượng thực khách đặt chỗ đã giảm 27% so với hai năm trước đó, theo OpenTable.

Aneta Markowska, kinh tế gia trưởng tại ngân hàng đầu tư Jefferies nhận định: “Đây không chỉ là việc trì hoãn việc mở cửa trở lại mà dường như đang làm đảo ngược tình hình”. Markowska cho biết, đã có hàng chục nhân viên tại Jefferies có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19 vào đầu tháng 12, buộc ngân hàng phải yêu cầu nhân viên làm việc tại nhà, đồng thời ngừng hầu như tất cả các chuyến công tác cũng như hủy bỏ các sự kiện dự định tổ chức. Việc các công ty phải đóng cửa văn phòng giống như những gì đang diễn ra với Jefferies cũng khiến các nhân viên dịch vụ tòa nhà, các quán cà phê, nhà hàng… phải dừng hoặc giảm hoạt động, gây ra những ảnh hưởng kinh tế sâu sắc hơn.

Khởi đầu năm mới không như mong đợi

Trong một dấu hiệu khác của thời điểm khó khăn hiện nay, một số công ty công nghệ lớn trong đó có Amazon, Facebook và Twitter đã tuyên bố không tham dự sự kiện Triển lãm điện tử tiêu dùng (CES) trực tiếp diễn ra vào tháng tới, giáng một đòn mạnh vào một trong những sự kiện lớn nhất ở Las Vegas. Thế giới thể thao cũng “quay cuồng” trước những diễn biến mới của Covid. Liên đoàn Khúc côn cầu Quốc gia vào tuần trước đã tuyên bố tạm dừng mùa giải, trong khi nhiều trận bóng đá của các trường đại học cũng bị hủy do các ca nhiễm tăng cao. Ngay cả hệ thống tàu điện ngầm của Thành phố New York cũng bị cắt giảm hoạt động do tình trạng thiếu nhân viên phục vụ vì mắc Covid.

Tất cả những điều này cho thấy nền kinh tế năm 2022 sẽ không dễ dàng và giải thích tại sao một số nhà kinh tế đã hạ dự báo của họ, trước mắt cho giai đoạn đầu năm 2022. “Những tín hiệu như vậy cho thấy quý I/2022 sẽ tăng trưởng yếu”, bà Aneta Markowska nhận định, với kỳ vọng kinh tế Mỹ sẽ chỉ tăng trưởng 1,5% trong ba tháng đầu năm 2022. Nếu đúng, đây là quý tồi tệ nhất kể từ khi sự phục hồi bắt đầu vào giữa năm 2020. Đồng quan điểm này, Mark Zandi, kinh tế gia trưởng tại Moody's Analytics, cho biết có thể hạ dự báo triển vọng kinh tế Mỹ năm tới khi chi tiêu có thể sẽ yếu hơn vào đầu năm do tác động của biến chủng Omicron.

Một ẩn số quan trọng khác là việc các ca nhiễm tăng đột biến sẽ tác động như thế nào đối với lạm phát và chuỗi cung ứng trong thời gian tới. Làn sóng Delta xuất hiện vào đầu năm 2021 đã tạo thêm áp lực đáng kể cho chuỗi cung ứng toàn cầu. Dù còn quá sớm để khẳng định liệu Omicron xóa mất một số tiến triển gần đây trong cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng, vốn là yếu tố chính dẫn đến đợt lạm phát tăng lớn nhất ở Mỹ trong nhiều thập kỷ hay không nhưng rủi ro như vậy là không thể loại trừ.

"Một phần quan trọng của vấn đề là liệu mảng sản xuất ở các nước sẽ bị ảnh hưởng ra sao, cũng như sự thiếu hụt tài xế xe tải và công nhân kho hàng ở Mỹ sẽ như thế nào. Nếu Omicron khiến mọi người không thể làm việc, đồng nghĩa với khả năng các vấn đề của chuỗi cung ứng sẽ trầm trọng thêm và tiếp tục đẩy giá cả lên cao", Gus Faucher, chuyên gia kinh tế trưởng của PNC nhận định.

Tuy nhiên ở góc nhìn lạc quan, tin tốt là Omicron xảy ra vào thời điểm mà nhu cầu thường chậm lại trong tháng Giêng và tháng Hai, do đó áp lực đối với chuỗi cung ứng toàn cầu cũng giảm bớt. Hơn nữa, sự gián đoạn là khác nhau bởi lần này, các loại vắc xin và thuốc đặc trị đã được cung cấp rộng rãi. Cùng với đó, các triệu chứng của Omicron dường như nhẹ hơn so với các biến thể trước đó và các quan chức chính phủ đã “thề” sẽ không bắt buộc tái đóng cửa nền kinh tế.

Tín hiệu tích cực khác đến từ thị trường tài chính. Sau đợt bán tháo vào thứ Sáu Đen vừa qua, thị trường chứng khoán Mỹ đã phục hồi nhanh chóng và đang trở lại với các mức cao kỷ lục mới, cho thấy “lăn tăn” về Omicron không còn là yếu tố ngự trị trên thị trường. Nhưng xét cho cùng, những tác động đến nền kinh tế, chuỗi cung ứng và cuộc sống hàng ngày ra sao sẽ được định hình bởi làn sóng Omicron tồn tại trong bao lâu và cách xã hội phản ứng/đối phó với nó như thế nào.

Hồng Quân

Tin liên quan

Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Theo nhà đàm phán hàng đầu của Nhật Bản, chính sách tiền tệ của nước này có thể là một nội dung thảo luận tại cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Nhật sắp tới. Liệu đây có là một áp lực đối với NHTW Nhật Bản (BOJ) phải sớm tăng lãi suất?
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường nguyên liệu công nghiệp và nông sản đã gây thu hút các nhà đầu tư trong tuần giao dịch vừa qua.
Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore đã nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp vào thứ Hai, khi quốc gia này công bố mức tăng trưởng GDP thấp hơn dự kiến trong quý đầu năm.
Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Nhật Bản phải củng cố sức mạnh của đồng yên vì sự suy yếu của đồng nội tệ đã đẩy chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình lên cao, Itsunori Onodera - Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu chính sách của Đảng Dân chủ tự do (đảng cầm quyền) cầm quyền cho biết hôm Chủ Nhật (13/4).
Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh, trong khi kỳ vọng lạm phát vọt lên mức chưa từng thấy kể từ đầu những năm 1980, đã khuếch đại tình thế tiến thoái lưỡng nan của Fed trong việc xác định liệu nền kinh tế đang phải đối mặt với cú sốc giá mới hay đang hướng đến suy thoái, hay thậm chí là cả hai.
Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu biến động mạnh do căng thẳng thương mại leo thang, đồng euro bất ngờ trở thành điểm sáng trên thị trường ngoại hối, khi tăng vọt lên mức cao nhất trong 3 năm so với USD.
Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh trong tháng 4, trong khi kỳ vọng lạm phát trong 12 tháng tới tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 1981, giữa lúc lo ngại về căng thẳng thương mại leo thang làm chao đảo thị trường tài chính và tăng nguy cơ suy thoái kinh tế.
Các quan chức Fed chuẩn bị ứng phó với lạm phát cao hơn

Các quan chức Fed chuẩn bị ứng phó với lạm phát cao hơn

Nền kinh tế Mỹ đang đối mặt với nguy cơ đình lạm khi cuộc thương chiến dưới thời Tổng thống Donald Trump ngày càng leo thang, theo phát biểu của các quan chức Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong tuần này.
Nhà đầu tư toàn cầu vẫn thận trọng dù ông Trump hoãn thuế

Nhà đầu tư toàn cầu vẫn thận trọng dù ông Trump hoãn thuế

Sau một tuần đầy biến động, được xoa dịu phần nào bởi quyết định tạm hoãn áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump, thông điệp từ giới đầu tư toàn cầu đã trở nên rõ ràng: thị trường sẽ tiếp tục đối mặt với những biến động kéo dài.
Fed phản ứng thế nào trước các rủi ro thuế quan?

Fed phản ứng thế nào trước các rủi ro thuế quan?

Trong các phiểu mới đây, nhiều quan chức Fed cho biết họ tiếp tục coi thuế quan là một đòn giáng vào tăng trưởng kinh tế, đồng thời làm tăng nguy cơ lạm phát cao hơn. Điều đó khiến chính sách tiền tệ đứng trước ngã ba đường khó khăn.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data