Kinh tế Eurozone: Nguy cơ suy thoái cận kề
Cụ thể chỉ số nhà quản lý mua hàng tổng hợp (PMI) của S&P Global - một trong những thước đo tốt nhất về sức khỏe kinh tế khu vực - đã giảm xuống 48,2 điểm trong tháng 9 từ mức 48,9 điểm của tháng 8.
Đáng quan ngại là nhu cầu tổng thể ở khu vực đồng euro giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2020. Chỉ số PMI dịch vụ của khu vực đã giảm xuống 48,9 điểm từ mức 49,8 điểm, tháng thứ hai liên tiếp nằm dưới ngưỡng 50 điểm và là mức thấp nhất kể từ tháng 2/2021.
![]() |
Ảnh minh họa |
Với việc giá cả đang tăng trở lại và nhu cầu giảm, sự lạc quan về 12 tháng tới cũng đã suy yếu. Chỉ số kỳ vọng kinh doanh giảm từ 56,6 xuống 53,8, mức thấp nhất kể từ tháng 5/2020.
Các nhà sản xuất cũng có một tháng tồi tệ hơn dự đoán khi PMI của khu vực sản xuất giảm xuống 48,5 điểm từ mức 49,6 điểm, mức thấp nhất kể từ tháng 6/2020. Một chỉ số đo sản lượng, cung cấp cho PMI tổng hợp, cũng giảm xuống 46,2 điểm từ 46,5 điểm.
"Sự sụt giảm thứ ba liên tiếp của chỉ số PMI cho thấy hoạt động kinh doanh của khu vực đồng euro đã thu hẹp trong suốt quý. Điều này khẳng định quan điểm của chúng tôi rằng một cuộc suy thoái có thể đã bắt đầu", Bert Colijn tại ING cho biết.
Kết quả một cuộc khảo sát được thực hiện hồi đầu tháng này cho thấy, có 60% khả năng xảy ra suy thoái trong khu vực đồng euro trong vòng một năm.
Dữ liệu cho thấy sự suy thoái trong hoạt động kinh doanh của Đức ngày càng sâu sắc khi chi phí năng lượng cao hơn ảnh hưởng đến nền kinh tế lớn nhất châu Âu và các công ty đã chứng kiến sự sụt giảm trong hoạt động kinh doanh mới.
Tuy nhiên tại Pháp hoạt động mạnh hơn dự kiến mặc dù chỉ số PMI cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai của khu vực đồng euro vẫn đang gặp khó khăn do sự phục hồi khiêm tốn của dịch vụ chưa đủ bù đắp cho sự sụt giảm trong ngành sản xuất.
“Có thể GDP của Đức giảm trong quý III trong khi nền kinh tế Pháp có một sự mở rộng nhỏ, phù hợp với quan điểm của chúng tôi, Đức sẽ chịu nhiều thiệt hại hơn hầu hết các nền kinh tế khác trong các quý tới do chi phí năng lượng cao đè nặng lên ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng cũng như ngân sách hộ gia đình”, Jack Allen-Reynolds tại Capital Economics cho biết.
Một điểm đáng quan ngại nữa là bất chấp nỗ lực kiềm chế lạm phát của NHTW châu Âu khi cơ quan này vừa tăng lãi suất tới 75 điểm cơ bản vào đầu tháng 9, cuộc khảo sát cho thấy giá đã tăng nhanh hơn trong tháng này.
Theo đó, cả chỉ số giá sản xuất đầu vào và đầu ra đều đảo ngược xu hướng giảm trước đó. Trong đó, chỉ số giá đầu vào đạt mức cao nhất trong ba tháng là 76,4 từ mức 71,7.
Điều đó có thể khiến ECB phải tiếp tục thắt chặt chính sách trong thời gian tới. Thế nhưng lãi suất tăng nhanh càng làm tăng nguy cơ suy thoái của kinh tế khu vực.
Trong khi đó tại Anh, quốc gia đã rời khỏi Liên minh châu Âu, nền kinh tế cũng trở nên tồi tệ hơn khi các công ty phải chống chọi với chi phí tăng cao và nhu cầu giảm, hệ quả là nguy cơ suy thoái cũng đang gia tăng. Việc NHTW Anh tăng mạnh lãi suất để chống lạm phát cũng làm tăng nguy cơ suy thoái cho nền kinh tế.
Trong một nỗ lực để thúc đẩy tăng trưởng, Bộ trưởng Tài chính mới của Vương quốc Anh Nadhim Zahawi hôm thứ Sáu đã trình bày kế hoạch trị giá gần 200 tỷ bảng Anh (223,2 tỷ USD) cắt giảm thuế, trợ cấp năng lượng...
Tin liên quan
Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ
