Kiểm tra chuyên ngành vẫn là rào cản
![]() | Kiểm tra chuyên ngành với thực phẩm: Quá rộng, quá mức cần thiết |
![]() | Khi hàng hóa bớt kiểm tra chuyên ngành |
Theo thống kê của VCCI, hiện có tới hơn 800 văn bản quy phạm pháp luật, 365 thủ tục, hơn 300 biện pháp kiểm tra, kiểm soát liên quan tới quản lý chuyên ngành. Trong đó, có một số mặt hàng phải thực hiện nhiều yêu cầu kiểm tra chuyên ngành khác nhau, do nhiều bộ, ngành khác nhau quản lý.
![]() |
Còn nhiều bất cập trong cải cách thủ tục hành chính và kiểm tra chuyên ngành |
Trong khi đó, CIEM cũng đưa ra thống kê số lượng mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành quá lớn với khoảng 78.000 nhóm/mặt hàng, có xu hướng mở rộng hơn so với quy định của luật. Chính vì vậy, tồn tại vấn đề nhiều mặt hàng chịu sự kiểm tra chồng chéo giữa các bộ hoặc giữa các đơn vị trong một bộ. Tình trạng này đã được DN phản ánh nhiều lần, nhiều nơi nhưng chưa được giải quyết.
Trên thực tế, có rất nhiều bất cập trong cải cách thủ tục hành chính và kiểm tra chuyên ngành. Đơn cử, nhiều thủ tục hành chính đã được điện tử hóa nhằm rút ngắn thời gian, chi phí, nhưng DN vẫn phải nộp chứng từ gốc cho hải quan mới được thông quan.
Theo ông Nguyễn Đình Tuệ, Giám đốc Trung tâm dịch vụ hỗ trợ DNNVV TP.HCM, cần xem xét, đánh giá một cách nghiêm túc sự cần thiết của các thủ tục kiểm tra chuyên ngành để có cải cách mang tính đột phá. Không nên để tình trạng ngành nào, bộ nào cũng tham gia, ban hành và thực hiện kiểm tra chuyên ngành, mà nên mạnh dạn thực hiện quy trình ngược lại là tạm thời xóa bỏ các thủ tục kiểm tra chuyên ngành, trừ các thủ tục nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn thực phẩm…
Sau đó, bộ - ngành nào đề xuất kiểm tra thì phải chứng minh sự cần thiết của thủ tục đó. Cũng cần tập hợp các thủ tục/yêu cầu kiểm tra chuyên ngành vào một nghị định duy nhất, tránh việc ban hành văn bản chồng chéo giữa các bộ, ngành.
Theo ông Tuệ, phải thay đổi cách làm trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành, thay vì để các DN xin cấp chứng nhận các loại ở nhiều cơ quan khác nhau thì nên tổ chức các địa điểm nhất định như cảng, cửa khẩu để thực hiện chức năng kiểm soát. Chỉ khi nào hoạt động kiểm tra chuyên ngành thoát ra khỏi cơ chế “xin – cho” thì mới có thể đáp ứng được mục tiêu đảm bảo công tác quản lý Nhà nước mà vẫn tạo điều kiện thuận lợi cho DN phát triển.
Nhìn nhận một cách khách quan, thì nỗ lực của Chính phủ cùng sự phản biện quyết liệt của cộng đồng DN, trong vài năm trở lại đây, thủ tục kiểm tra chuyên ngành đã có chuyển biến khá tốt. Trong khi một số bộ, ngành như Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế đã có những cải cách tích cực trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành thì ở một số bộ, ngành khác chưa có sự chuyển biến nào cụ thể.
Chính vì thế, vẫn còn tồn đọng những vấn đề nhức nhối đối với các DN như, thời gian thực hiện các thủ tục kiểm tra chuyên ngành vẫn còn kéo dài, gây khó khăn cho DN trong việc đưa nguyên vật liệu vào sản xuất và giao hàng tới đối tác. Điều đó kéo theo việc gia tăng chi phí, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của DN và tác động tiêu cực lên môi trường kinh doanh.
Theo ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng CIEM, muốn cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành cần phải chuyển đổi mạnh mẽ cách thức quản lý Nhà nước từ tiền kiểm sang hậu kiểm, áp dụng phương thức quản lý rủi ro dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân.
Để thực hiện được điều đó, cần loại trừ lợi ích riêng của các bộ, ngành trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành; nên xã hội hóa các trung tâm kiểm định, giám định, cấp giấy chứng nhận… để đảm bảo sự khách quan. Thêm vào đó, cần phải nâng cao năng lực nhận biết, đánh giá mức độ rủi ro cho đội ngũ nhân lực thực hiện hoạt động kiểm tra chuyên ngành.
“Chúng ta cần có cơ chế chủ động công nhận chất lượng của các nhãn hiệu, các nhà sản xuất nổi tiếng, hàng hóa được sản xuất tại các nước, khu vực có tiêu chuẩn chất lượng cao hơn. Đồng thời, phải điện tử hóa một cách thống nhất giữa các bộ, ngành quản lý với cổng thông tin một cửa quốc gia, xóa bỏ tình trạng cải cách, điện tử hóa nhưng vẫn yêu cầu hồ sơ giấy”, ông Hiếu đề xuất.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp
