Kiểm soát Quỹ Tín dụng nhân dân và vai trò của DIV
![]() | Ngân hàng Hợp tác: Vững tay chèo hỗ trợ hệ thống QTDND |
![]() | NHHT Chi nhánh Phú Thọ: Điểm tựa vững chắc cho QTDND |
![]() | QTDND Thị trấn Nông trường Mộc Châu: 20 năm tạo lập vị thế từ niềm tin |
Hầu hết các Quỹ Tín dụng nhân dân (QTD) bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt (KSĐB) trong thời gian qua là kết quả của công tác thanh tra, giám sát của NHNN tỉnh, thành phố.
Thực tiễn cho thấy các QTD bị đặt trong trạng thái này đều do vi phạm trong nghiệp vụ tín dụng. Nguyên nhân chủ yếu có thể phân làm hai nhóm: Vi phạm các quy định của NHNN trong lĩnh vực cho vay như dễ dãi trong thẩm định trước, trong và sau khi cho vay; Hay cố tình cho vay đối với cán bộ nhân viên của QTD vượt 5% vốn tự có.
![]() |
DIV cần tham gia Ban KSĐB một cách toàn diện với tư cách thành viên |
Vi phạm cũng có thể liên quan đến quy chế cho vay, đến rủi ro đạo đức trong hoạt động tín dụng. Một số cán bộ chủ chốt của QTD thường lợi dụng chức vụ, mức ảnh hưởng của mình để nhờ nhiều thành viên của QTD lập hồ sơ, cho vay rồi tiến hành vay lại ngoài phạm vi của Quỹ nhằm sử dụng các khoản tiền vay lớn cho các mục đích cá nhân. Hay còn được biết đến với tên gọi là vay hộ.
Hoạt động quan trọng của Ban KSĐB trong thời gian qua là giúp QTD thực hiện phương án củng cố, khắc phục hậu quả của các nhóm nguyên nhân trên. Với vai trò quyết định đặt QTD trong tình trạng KSĐB, ngay sau công bố quyết định NHNN tỉnh, thành phố đã thực hiện việc củng cố, tổ chức nhân sự và hoạt động của QTD.
Việc củng cố công tác nhân sự và hoạt động đã thực sự phát huy hiệu quả trong công tác thu hồi nợ của QTD, khắc phục được hầu hết các khoản vay thuộc nhóm nguyên nhân thứ nhất. Cùng với cơ chế công bố thông tin hợp lý, có kiểm soát, ngăn chặn khủng hoảng lan truyền đã tạo sự ổn định của công tác huy động vốn và hầu như không thấy dấu hiệu rút tiền trước hạn. Đây chính là yếu tố rất cơ bản mà Ban KSĐB giúp các QTD có thể hoạt động bình thường trở lại chỉ trong thời gian từ 2-3 tháng.
Tuy nhiên, để QTD có đủ điều kiện chấm dứt KSĐB lại phụ thuộc rất lớn vào khả năng khắc phục hậu quả vi phạm của các khoản vay thuộc nhóm nguyên nhân thứ hai: Nhóm rủi ro đạo đức. Đây thường là các khoản vay lớn được tập trung vào một số cán bộ có cương vị của QTD, liên quan đến rất nhiều thành viên đã thực hiện vay hộ và là các mối quan hệ mang tính dân sự. Vì vậy việc thu hồi nợ thường phải thông qua hoạt động tố tụng tại tòa án địa phương, thời gian kéo dài, hiệu quả thu hồi thấp.
Một trong các giải pháp được Ban KSĐB đề nghị áp dụng là bổ sung vốn điều lệ đảm bảo không thấp hơn mức vốn pháp định. Nhưng trong thực tế, việc bổ sung vốn điều lệ khi trạng thái QTD bị KSĐB là không dễ dàng đạt được sự đồng thuận của các thành viên QTD. Với những khó khăn, vướng mắc trên đã làm kéo dài tình trạng KSĐB của các QTD giai đoạn hiện nay.
Theo đó, việc phân loại, xác định những đặc điểm của công tác KSĐB các QTD một cách cụ thể giúp Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam (DIV) chủ động đề xuất, xây dựng cơ chế tham gia cụ thể, phù hợp thời hạn được ghi trong Điều 19 Thông tư 07/2013/TT-NHNN quy định về việc KSĐB đối với TCTD của NH Nhà nước với vai trò là thành viên Ban KSĐB.
Chi nhánh DIV có đặc điểm địa bàn hoạt động rộng, số lượng các QTD trên địa bàn quản lý nhiều và nguồn nhân lực cho việc tham gia thành viên của Ban KSĐB hạn chế. Để làm tốt vai trò tham gia kiểm soát tình hình huy động vốn, ngăn chặn khủng hoảng lan truyền và giảm thiểu rủi ro trong việc thực hiện nhiệm vụ chi trả bảo hiểm, DIV cần tham gia Ban KSĐB một cách toàn diện với tư cách thành viên ngay trong giai đoạn đưa QTD trở lại hoạt động bình thường, trong 3 tháng đầu tiên sau khi QTD bị đưa vào diện KSĐB.
Giai đoạn củng cố, giúp QTD ra khỏi trạng thái KSĐB, hay áp dụng các biện pháp khác thường diễn ra trong thời gian dài, DIV cần thống nhất với NHNN tỉnh, thành phố việc tham gia KSĐB chuyển sang giám sát định kỳ từ xa, nhằm đáp ứng hiệu quả công việc và phù hợp với đặc điểm hoạt động trên địa bàn rộng của các Chi nhánh DIV.
Điều 19. Trách nhiệm của DIV Đối với những trường hợp tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt tham gia bảo hiểm tiền gửi, DIV có trách nhiệm: 1. Cử cán bộ tham gia Ban kiểm soát đặc biệt theo yêu cầu của NHNN. 2. Trong thời hạn tối đa bảy (07) ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Cơ quan Thanh tra, giám sát NH, NHNN chi nhánh, Ban kiểm soát đặc biệt, DIV có ý kiến bằng văn bản về các vấn đề liên quan đến kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng. |
Tin liên quan
Tin khác

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

Bảo hiểm nông nghiệp – "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại
