Không Make in Viet Nam thì Việt Nam không thể hùng cường, thịnh vượng
Nhiều con số đáng tự hào
Nhận định về tầm quan trọng của việc làm chủ công nghệ của các doanh nghiệp Việt, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT) nhấn mạnh: “Make in Viet Nam” là một khẩu hiệu hành động để thúc giục tinh thần sáng tạo tại Việt Nam, làm ra tại Việt Nam. Từ đó, Việt Nam có thể làm chủ công nghệ, tự bảo vệ và trở thành một Việt Nam hùng cường thịnh vượng”.
Thực tế trong năm 2020, “Make in Viet Nam” đã giúp tạo nên nhiều thành tựu. Theo Bộ trưởng TT&TT, nước ta đã có nhiều kết quả bất ngờ ở một số lĩnh vực, như phòng chống dịch Covid-19, công nghệ 5G và an toàn không gian mạng.
Cụ thể, trong bối cảnh phòng chống dịch Covid-19 và chuyển đổi cuộc sống sang trạng thái bình thường mới, các sản phẩm như Ncovi, Bluezone, CoMeet tới các nền tảng học trực tuyến, tư vấn khám chữa bệnh từ xa, kế toán từ xa... đã ra đời.
![]() |
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Diễn đàn. Ảnh: Vnexpress |
Đánh giá Việt Nam thuộc top đầu thế giới về sáng tạo các nền tảng số thời Covid-19, ông Hùng cho rằng: “Nếu không làm chủ công nghệ, nếu không Make in Viet Nam thì chúng ta đã không làm được như vậy bởi phản ứng nhanh là yếu tố sống còn trong thời đại hiện nay”.
Nhờ “Make in Viet Nam”, các doanh nghiệp an toàn, an ninh mạng trong nước đã có thể làm chủ 90% hệ sinh thái sản phẩm trong lĩnh vực của mình. Bộ trưởng TT&TT khẳng định sứ mệnh của Việt Nam là trở thành cường quốc về an toàn, an ninh mạng, bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng.
Ngoài ra, ở lĩnh vực viễn thông, Việt Nam được ghi nhận là nước thứ năm trên thế giới làm chủ công nghệ 5G, sản xuất được thiết bị hạ tầng và điện thoại 5G. Theo Bộ trưởng, đây là một điều bất ngờ và rất ít người, kể cả trong nước và nước ngoài, tin rằng Việt Nam có thể làm được.
Trong năm 2020, số lượng doanh nghiệp công nghệ số tại Việt Nam tăng nhiều kỷ lục, đạt mức 28%. “Chúng ta chỉ dám nghĩ đến con số cao nhất là 6.000 doanh nghiệp một năm. Vậy mà ngay năm đầu tiên đã có 13.000 doanh nghiệp mới ra đời”, Bộ trưởng Hùng nói về kết quả đạt được sau Chỉ thị số 01/CT-TTg.
Với mức tăng trưởng trên, mục tiêu có 100.000 doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam có thể đạt được sớm 5 năm, vào năm 2025, thay vì năm 2030 như ban đầu. Hiện nay, số lượng này là trên 58.000 doanh nghiệp, Bộ trưởng thông tin.
Cần tầm nhìn và chiến lược dài hạn
Nhấn mạnh thông điệp “Không Make in Viet Nam thì Việt Nam không thể trở thành nước phát triển. Không Make in Viet Nam thì chúng ta không thể đi ra thế giới. Không Make in Viet Nam thì Việt Nam không thể tự cường. Không Make in Viet Nam thì Việt Nam không thể hùng cường thịnh vượng”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng cần có tầm nhìn và chiến lược dài hạn để phát triển doanh nghiệp công nghệ số ở Việt Nam.
Về mặt chính sách, vào tháng 6/2020, Thủ tướng đã ban hành Chương trình Chuyển đổi số quốc gia. Từ đó, các doanh nghiệp số có thêm sứ mệnh mới là “xây dựng một Việt Nam số”, chuyển đổi Việt Nam từ thế giới thực vào thế giới ảo.
Theo ông Hùng, cần lựa chọn công nghệ mở để phát triển, xây dựng một bộ chỉ số đo lường, khích lệ bằng giải thưởng quốc gia về sản phẩm công nghệ số trong thời gian tới.
“Chúng ta có tên Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, có ngày 12/12 là ngày Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Như vậy là đã được sinh ra, đã được đặt tên, được giao sứ mệnh, bây giờ là lớn lên và phụng sự Tổ quốc. Hãy lớn nhanh như Phù Đổng”, Bộ trưởng nhấn mạnh đồng thời tin tưởng năm 2021 sẽ là một năm phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, một năm với rất nhiều sản phẩm “Make in Viet Nam” mới.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
