Khơi thông nguồn lực, tháo gỡ khó khăn để "chiếc bánh" to hơn mang về nguồn thu lớn hơn
![]() | Ngân sách vượt thu 9,1% so với dự toán, bội chi còn 3,4% GDP |
![]() | Bội thu ngân sách nhà nước gần 100 nghìn tỷ đồng trong năm 2019 |
![]() |
Thủ tướng ghi nhận, ngành Tài chính đã thắng lợi toàn diện với nhiều mặt xuất sắc. Ảnh Đức Minh |
Thắng lợi toàn diện, nhiều điểm xuất sắc
Tại Hội nghị, đánh giá lại công tác điều hành và hoạt động của Bộ Tài chính năm 2019, Thủ tướng ghi nhận, ngành Tài chính đã có một năm hoạt động đạt nhiều kết quả tích cực. Điểm nổi bật nhất là cả thu ngân sách trung ương và địa phương đều vượt dự toán. Đây là năm thứ năm thứ 4 liên tiếp thu ngân sách vượt dự toán.
Bộ Tài chính đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, các địa phương trong công tác điều hành giá, kiểm soát chặt chẽ giá cả thị trường, bảo đảm bình ổn giá và kiểm soát lạm phát theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Tại Hội nghị, lãnh đạo một số địa phương vui mừng cho biết, nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước cán đích ngoạn mục với mức tăng trưởng cao, đóng góp vào thành tích chung của ngành. Ông Nguyễn Doãn Toản, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, cho biết năm 2019 là năm cả thu nội địa và thu xuất nhập khẩu đều vượt dự toán, tổng ngân sách của Hà Nội vượt dự toán 3%.
Lãnh đạo TP. Hải Phòng cho biết năm 2019 Bộ Tài chính đã điều hành quyết liệt nhiệm vụ thu chi ngân sách Nhà nước. Bộ trưởng Bộ Tài chính đã thường xuyên phối hợp với lãnh đạo các tỉnh, thành phố trên cả nước để đẩy mạnh tăng thu ngân sách Nhà nước. Nhờ sự sát sao quyết liệt đó, năm 2019 thu ngân sách Nhà nước của Hải Phòng vượt dự toán tới 8,9%.
![]() |
Năm 2019 Bộ Tài chính đã tổ chức điều hành thu, chi ngân sách Nhà nước chủ động, đảm bảo chặt chẽ, kỷ luật, kỷ cương và hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đề ra. Tổng thu ngân sách Nhà nước vượt 9,79% so với dự toán, là năm thứ 4 liên tiếp thu vượt dự toán ở mức cao.
Mặc dù khối lượng văn bản quy phạm pháp luật được giao chủ trì xây dựng là khá lớn, Bộ Tài chính đã hoàn thành 100% kế hoạch xây dựng luật, pháp lệnh. Trong đó, Bộ Tài chính đã trình Quốc hội xem xét, thông qua 2 dự án luật; 1 nghị quyết; trình Chính phủ ban hành 11 nghị định, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 3 quyết định; đồng thời, ban hành theo thẩm quyền 88 thông tư.
Bộ Tài chính phải đề xuất giải pháp mạnh
Công tác điều hành chi ngân sách Nhà nước chủ động, tích cực với những yêu cầu chặt chẽ về thời gian phân bổ, nội dung phân bổ và tổ chức thực hiện dự toán, đảm bảo phù hợp với thực tế, tiết kiệm và phát huy được hiệu quả kinh phí.
Cơ cấu chi tiếp tục chuyển dịch tích cực, tỷ trọng chi đầu tư phát triển năm 2019 đạt khoảng 27% tổng chi (mục tiêu là 25 - 26%), chi thường xuyên còn khoảng 61% tổng chi ngân sách Nhà nước (mục tiêu là dưới 64%).
![]() |
Bội chi ngân sách Nhà nước năm 2019 ước khoảng 3,4% GDP thực hiện (dự toán là 3,7% GDP). Việc phát hành trái phiếu chính phủ để bù đắp bội chi và trả nợ gốc được thực hiện chủ động, phù hợp với khả năng ngân quỹ Nhà nước.
Bộ Tài chính cũng đã tăng cường quản lý, giám sát, kiểm soát bội chi và vay nợ của ngân sách địa phương; siết chặt quản lý vay và bảo lãnh chính phủ, góp phần giảm nợ công. Đến cuối năm 2019, dư nợ công dưới 55% GDP, nợ chính phủ dưới 48,5% GDP.
Năm 2020 Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phấn đấu để hoàn thành các nhiệm vụ được giao ở mức cao nhất.
Sau khi nghe các ý kiến tại hội nghị, và ghi nhận những kết quả đạt được một cách toàn diện xuất sắc của Bộ Tài chính và nghe về kế hoạch năm 2020 của ngành, Thủ tướng nói rằng: "Ngành Tài chính phải xông lên phía trước, tiên phong trong sự nghiệp đổi mới và thúc đẩy phát triển của đất nước, phải tiếp tục đổi mới tư duy chiến lược, thể hiện rõ tinh thần kiến tạo phục vụ".
Bộ Tài chính cần tập trung giải quyết các vấn đề tồn tại, như giải ngân vốn đầu tư công và cổ phần hóa thoái vốn chậm. Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành khắc phục tình trạng này ngay từ đầu năm nay, không để “bài ca chậm muôn thuở” tái diễn trong năm 2020. Bộ phải đề xuất giải pháp mạnh đối với Chính phủ để xử lý, tháo gỡ ách tắc, nhất là vấn đề đất đai trong cổ phần hóa.
“Chúng ta đang nói đến khát vọng hùng cường của Việt Nam, vậy thì ngành tài chính với 7 vạn người đóng góp vào sự khát vọng này như thế nào?” Thủ tướng đặt câu hỏi và chỉ đạo: Ngành cần tham mưu, tư vấn cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ những định hướng, giải pháp cụ thể để nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế, tận dụng cơ hội khoa học công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững, ứng phó hiệu quả hơn với biến đổi khí hậu.
Nhấn mạnh, ngành tài chính là huyết mạch quan trọng, có vai trò dẫn dắt nền kinh tế phát triển.Thủ tướng yêu cầu: Bộ Tài chính phải đổi mới tư duy và xây dựng chiến lược chính sách. Tài chính không chỉ là con số thu chi ngân sách Nhà nước, là khư khư giữ tiền; tài chính phải biết huy động, biết sử dụng tiền hiệu quả hơn và làm tiền đẻ ra tiền. Tài chính là kinh tế, nguồn lực, tiềm lực của đất nước, không chỉ đã có, đang có, mà sẽ có. Vì vậy phải tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh phát triển, khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực làm sao cho “chiếc bánh” to hơn để có nguồn thu lớn hơn.
Bộ Tài chính cần phối hợp tốt với các bộ, ngành thực hiện các nhiệm vụ, nhất là các nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Nghị quyết 01 và 02 của Chính phủ. Đặc biệt, Bộ Tài chính cần phối hợp tốt với Ngân hàng Nhà nước để kiểm soát lạm phát, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, nhất là trong dịp Tết là thời gian có thể dễ gây lạm phát tâm lý. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc |
Tin liên quan
Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng
