agribank-vietnam-airlines

Khởi sắc vùng “trắng” “tín dụng đen" (Kỳ 1)

Mỹ Linh - Minh Lý
Mỹ Linh - Minh Lý  - 
Gia Lai là tỉnh miền núi, biên giới có 44 dân tộc anh em cùng sinh sống, dân số hơn 1,6 triệu người, trong đó đồng bào DTTS chiếm 46,2%. Lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin, ít hiểu biết về pháp luật của bà con vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là vùng đồng bào DTTS, có thời điểm, tình trạng “tín dụng đen” người dân đi vay tư thương với lãi suất cao đã diễn ra ở nhiều buôn làng vùng sâu, vùng xa của tỉnh Gia Lai. Trước tình hình đó, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của các lực lượng chức năng, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Gia Lai đã triển khai đồng bộ các giải pháp, nhằm giúp các đối tượng có nhu cầu vay vốn được tiếp cận nguồn vốn kịp thời, hạn chế những hệ lụy từ hoạt động tín dụng đen. Nhờ chính sách tín dụng, đã giúp nhiều địa phương đẩy lùi tình trạng tín dụng đen, tạo khởi sắc cho đời sống người dân vùng “Trắng tín dụng đen”.
aa

Kỳ 1: Khởi sắc nhờ nguồn vốn tín dụng

Trước đây, vì không có tiền đầu tư, mua vật tư, phân bón để chăm sóc mía nên chị Đinh Thị Ren, làng Chro Ktu Đăk Yang, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ đã phải vay nóng vốn cơ sở kinh doanh trong làng để mua giống, phân bón, vật tư sản xuất. Sau khi thu hoạch, chị phải trả bằng nông sản, tính ra lãi suất rất cao nên sau một vụ sản xuất, gia đình chị không có dư dả để tích lũy. Từ khi được vay vốn của NHCSXH huyện 50 triệu đồng; chị Ren đã dùng 30 triệu đồng để mua phân bón chăm sóc diện tích mía và mua bò sinh sản, 20 triệu đồng còn lại chị đầu tư xây dựng công trình nhà vệ sinh nước sạch cho gia đình. Hiện gia đình chị đã thoát diện hộ nghèo, xây dựng được nhà cửa khang trang. Chị Ren chia sẻ: “Trước kia không có tiền nên bắt đầu mùa vụ cần đầu tư là toàn vay bên ngoài. Họ cho mình vay đến mùa thu hoạch thì họ lấy nông sản, làm miết mà không có dư. Mấy năm nay vay vốn Ngân hàng chính sách, lãi suất thấp nên làm ăn cũng đỡ hơn, mình cũng có thể tiết kiệm gửi vào ngân hàng mỗi tháng”.

Những hộ như gia đình Đinh Thị Ren ở xã Yang Bắc bây giờ không hiếm gặp. Toàn xã có gần 1.200 hộ dân với hơn 80% là người dân tộc Bahnar, sinh sống tại 8 làng, trong đó có 5 làng đặc biệt khó khăn. Đời sống của người dân trên địa bàn xã chủ yếu dựa vào thu nhập từ trồng mía, mỳ. Những năm gần đây, nhờ nguồn lực hỗ trợ từ các chương trình Mục tiêu quốc gia, sự đồng bộ trong triển khai chính sách giảm nghèo, phát triển đời sống kinh tế xã hội cho Nhân dân. Đặc biệt, tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị xã hội đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân tiếp cận vốn vay Ngân hàng chính sách để đầu tư vào sản xuất. Đến nay, toàn xã có Yang Bắc có 619 hộ vay vốn của NHCSXH với dư nợ hơn 5,3 tỷ đồng. Đa phần nguồn vốn vay các hộ dân đầu tư hoàn thiện điều kiện sống, phát triển sản xuất, chăn nuôi gia súc lớn. Ông Võ Viết Nghĩa, Chủ tịch UBND xã Yang Bắc, huyện Đăk Pơ chia sẻ: “Các hộ vay trung bình từ 30-50 triệu đồng/người, bà con chủ yếu đầu tư vào chăn nuôi bò, hay đầu tư trồng mía. Hiện tại, đàn bò của xã có khoảng gần 4.000 con. Nhờ nguồn vốn Ngân hàng chính sách lãi xuất ưu đãi, mà nay tình trạng vay nóng, tín dụng đen trong dân hầu như không còn. Đây là điều cấp ủy chính quyền xã mừng nhất sau nhiều năm cùng làm công tác vận động tuyên truyền”.

Yang Bắc, Đak Pơ hôm nay
Yang Bắc, Đak Pơ hôm nay

Gần kề Đăk Pơ, Kongchro là huyện nghèo duy nhất của tỉnh Gia Lai, với 70% dân số là đồng bào DTTS, đời sống của một bộ phận người dân, nhất là đồng bào DTTS còn gặp nhiều khó khăn. Cứ vào đầu vụ sản xuất, nhiều bà con dân tộc thiểu số ở các thôn làng trên địa bàn huyện lại phải vay “nóng” tại các đại lý phân bón, đại lý nông sản ....với lãi suất rất cao. Các hộ vay với nhiều hình thức như: bằng vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hoặc bằng tiền mặt. Một số vừa xuống giống rẫy mì đã “bán non” cho thương lái để lấy tiền tiêu dùng. Nhiều nơi không trả được nợ phải gán đất, bán rẫy cho tư thương. Hoạt động tín dụng đen ngày càng trở nên phổ biến dưới nhiều hình thức, gây rất nhiều hệ lụy trong đời sống người dân. Vay nợ, tiêu dùng trước, làm trả nợ sau khiến nhiều hộ dân giải quyết được nhu cầu trước mắt nhưng hầu như không có tích lũy. Làm mãi cũng không thoát được đói nghèo.

Đó là thực trạng của vài năm trước. Đến với những thôn làng vùng đồng bào DTTS của huyện Kông chro hôm nay, nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cấp ủy, các ngành chức năng và chính sách tín dụng được triển khai rộng rãi đến từng hộ dân, đã đẩy lùi, căn bản được tình trạng “tín dụng đen” trong dân.

Gia đình anh Đinh Văn Poi ở làng Tờ Nùng, xã Ia Ma, huyện Kông Chro có nhiều năm là hộ nghèo. Năm 2022 anh bắt đầu được tiếp cận với vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội thông qua kênh Hội Nông dân xã với số tiền 30 triệu đồng. Anh đầu tư mua 2 bò cái sinh sản, làm lại chuồng trại và trồng thêm cỏ voi để đàn bò có thức ăn tốt khi không có thời gian chăn dắt. Đến nay, đàn bò của anh đã tăng lên 5 con, chưa tính số bò anh bán đi lấy tiền làm nhà. Chăn nuôi kết hợp với trồng mía, mì, có việc vợ chồng lại đi làm thuê để có thêm thu nhập trả gốc, lãi và tiết kiệm hàng tháng. Năm ngoái gia đình anh đã chính thức thoát diện hộ nghèo. Phấn khởi hơn cả là anh không còn phải đi vay nóng tiền mỗi khi có việc lớn như những năm trước đây. Với đàn bò đang không ngừng sinh trưởng, khỏe mạnh sẽ là vốn tích lũy để đưa kinh tế gia đình anh ngày càng phát triển hơn. Anh Đinh Văn Poi tâm sự: “Mình nghĩ không vay vốn Ngân hàng thì chắc khó mà có được cuộc sống như ngày hôm nay, đỡ hơn trước nhiều rồi”.

Nhờ nguồn vốn chính sách, nhiều hộ nghèo huyện Kông Chro đã ổn định đời sống
Nhờ nguồn vốn chính sách, nhiều hộ nghèo huyện Kông Chro đã ổn định đời sống

Toàn xã Ya Ma, huyện Kông Chro có 426 hộ, trong đó có 266 hộ nghèo, 68 hộ cận nghèo. 100% hộ nghèo, cận nghèo là người DTTS. Từ việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân “nói không với tín dụng đen”, mạnh dạn vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới, số hộ dân được tiếp cận vốn tín dụng ngày càng tăng. Tổng dư nợ toàn xã hiện đạt gần 13 tỷ đồng với trên 90% hộ dân đã được vay vốn chính sách.

Ông Huỳnh Ngọc Ẩn – Phó Chủ tịch UBND huyện Kongchro cho biết: “ Thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi dành cho người DTTS, số hộ vay là đồng bào DTTS tại Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện là 6.195 hộ, chiếm 80,6% dư nợ. Tỷ lệ hộ được tiếp cận vốn tín dụng chính sách đạt 60,06%/tổng số hộ dân toàn huyện. Nguồn vốn tín dụng chính sách với lãi suất thấp, thủ tục công khai minh bạch nên người dân dễ tiếp cận. Nhờ kịp thời đưa nguồn vốn đến với người dân nên đã hạn chế tối đa việc vay nặng lãi, tình trạng tín dụng đen trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện”.

Khởi sắc vùng “trắng” “tín dụng đen
Khởi sắc vùng “trắng” “tín dụng đen
Vốn tín dụng chính sách góp phần xây dựng Nông thôn mới Kông Chro

Vốn tín dụng chính sách bao phủ rộng rãi đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào còn nhiều khó khăn đã giải quyết những vấn đề bức thiết của người dân. Nhờ có nguồn vốn chính sách, bà con dân tộc thiểu số ở Gia Lai đã thay đổi nhận thức, hạn chế tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Tín dụng chính sách đã thực sự trở thành đòn bẩy kinh tế, kích thích hộ nghèo và các đối tượng chính sách vươn lên, tập tính toán, lo toan làm ăn, dần tiếp cận với sản xuất hàng hóa, tạo nguồn lợi từ vốn vay để cải thiện sinh kế.

Mỹ Linh - Minh Lý

Tin liên quan

Tin khác

Tín dụng chính sách đưa đường cho "Đảng viên đi trước"

Tín dụng chính sách đưa đường cho "Đảng viên đi trước"

Những ngày này khi hoa đào, hoa mơ nở rắng núi rừng Tây Bắc, cũng là “Tết ấm no, Xuân hạnh phúc” đang tràn ngập khắp các bản làng, thôn quê của cả nước, trong đó có cả những thành viên HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp thanh niên ở Bản Ké, thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh (Hà Giang). Bởi ở đó, có những đảng viên đi trước, vươn lên thoát nghèo, làm giàu, đã và đang góp phần thay đổi bộ mặt quê hương từ đồng vốn chính sách của Đảng.

Tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Tín dụng Chính sách Xã hội – Ý Đảng Lòng Dân”

Ngày 26/12, tại trụ sở NHNN, Thời báo Ngân hàng đã phối hợp cùng Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tổ chức Lễ tổng kết Cuộc thi viết “Tín dụng Chính sách Xã hội – Ý Đảng Lòng Dân”.

Tín dụng chính sách xã hội đáp ứng nguyện vọng của nhân dân

Hiệu quả của tín dụng chính sách đem đến không chỉ là giá trị kinh tế mà hơn cả là những vấn đề xã hội được giải quyết, cuộc sống của một bộ phận không nhỏ người nghèo, người yếu thế đã từng bước được cải thiện, nâng cao. Qua đó góp phần củng cố thêm niềm tin của nhân dân đối với đảng, nhà nước trên cơ sở hòa hợp ý đảng, lòng dân.

Tín dụng chính sách xã hội - Ý Đảng, lòng dân – kết nối sức mạnh - phát triển bền vững

“Đảng lãnh đạo, cầm quyền, nhưng dân là gốc, là chủ” Theo Hồ Chí Minh, giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản thì nhất định phải có Đảng cộng sản theo lý luận đảng kiểu mới của Lênin lãnh đạo. Không có Đảng lãnh đạo, cách mạng không thể thắng lợi. Đảng có vững cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy. Đảng muốn vững cần phải có nhiều nhân tố, trong đó đặc biệt là mối quan hệ Đảng với Dân. Nói đến dân là nói đến tài dân, sức dân, của dân, lòng dân, quyền dân, toát ra từ đó quyết tâm, đồng tâm, tín tâm, sự hăng hái, khôn khéo, sáng tạo, anh hùng. Ở Việt Nam chủ nghĩa dân tộc, tinh thần yêu nước và phong trào yêu nước luôn hiện hữu mọi lúc, mọi nơi, mọi thời đại của dân tộc.

Tín dụng chính sách: Khơi dậy ý chí thoát nghèo ở Tuần Giáo

Thời gian qua, hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Tuần Giáo được triển khai hiệu quả đã tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác từng bước nâng cao đời sống, góp phần quan trọng vào việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Tín dụng chính sách: Sức bật kinh tế cho người dân tộc thiểu số tại huyện Bình Liêu

Bình Liêu – vùng đất miền núi yên bình, nằm bên biên giới Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, nơi hơn 96% dân số là người dân tộc thiểu số, đã trở thành điểm sáng trong nỗ lực giảm nghèo, phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới. Kết quả này không thể đạt được nếu thiếu sự hỗ trợ của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cùng các cấp chính quyền địa phương, với tín dụng chính sách đóng vai trò chủ lực, giúp người dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống.

Tổ tiết kiệm và vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội phát huy hiệu quả nguồn vốn vay

Tín dụng chính sách xã hội tiếp sức cho công cuộc giảm nghèo bền vững và hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Phát huy vai trò của Ngân hàng chính sách xã hội trong việc nhận nguồn vốn ủy thác để cho vay Hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng hoạt động tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Tiểu Cần: Hiệu quả tín dụng chính sách từ khi thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW

Tín dụng chính sách xã hội là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ vốn cho các hộ gia đỉnh có thu nhập thấp, nhiều hộ khó khăn tự vươn lên, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới. Chính sách xã hội ở nước ta thể hiện tính ưu việt và bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa.

Tín dụng chính sách là “điểm sáng” trong giảm nghèo

Trong năm qua, hoạt động tín dụng chính sách xã hội được Ủy ban về các vấn đề xã hội đánh giá là đã “tiếp tục khẳng định hiệu quả thiết thực và là điểm nhấn trong công tác giảm nghèo, nguồn vốn tín dụng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo được tăng cường từ nhiều nguồn đa dạng…”.

Chính sách mang ý Đảng, lòng dân

Thành tựu 30 năm đổi mới đã ảnh hưởng ngày càng sâu rộng tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng và bước vào một giai đoạn phát triển mới, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế tiến tới công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Tuy vậy Việt Nam vẫn được xếp vào nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp của thế giới, Theo quy luật khoảng cách giầu nghèo sẽ càng nới rộng hơn trong nền kinh tế thị trường
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data