Khởi công 2 tuyến đường kết nối sân bay Long Thành với khu vực
Theo quyết định phê duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật, tuyến đường số 1 có chiều dài 4,3km, vận tốc thiết kế 80km/h; kéo dài từ ranh phía Tây của sân bay Long Thành đến Quốc lộ 51. Tuyến số 1 sẽ là tuyến đường kết nối giao thông từ sân bay Long Thành (Đồng Nai) về TP.HCM và các tỉnh phía tây của sân bay.
![]() |
Lễ khởi công 2 tuyến đường kết nối sân bay Long Thành với khu vực |
Tuyến số 2 dài 3,5 km, vận tốc thiết kế 100 km/h; tuyến này chạy song song cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Tuyến đường số 2 sẽ kết nối với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.
Tuyến số 1 ngoài chức năng kết nối còn là tuyến đường vận chuyển máy móc, trang thiết bị phục vụ xây dựng các hạng mục tại sân bay Long Thành.
Hai tuyến đường này là gói thầu 6.12, thuộc Dự án thành phần 3 – các công trình thiết yếu trong sân bay Long Thành giai đoạn 1, do ACV làm chủ đầu tư. Gói thầu 6.12 do liên danh các công ty thực hiện, trong đó Tập đoàn Đèo Cả đứng đầu liên danh; gói thầu có thời gian thực hiện là 885 ngày, giá trị hơn 2.630 tỉ đồng.
Việc xây dựng 2 đường kết nối có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là dấu mốc mở ra một đại công trường với nhiều hạng mục cùng được triển khai tại sân bay Long Thành. Với trách nhiệm là Chủ đầu tư gói thầu 6.12, ACV cam kết nỗ lực, vượt qua những khó khăn, hoàn thành gói thầu đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ.
![]() |
Phối cảnh tuyến đường số 1 kết nối sân bay Long Thành vói quốc lộ 51 để về TP.HCM và các tỉnh miền Tây |
Đại diện liên danh xây dựng, Tập đoàn Đèo Cả cho biết liên danh nhà thầu quyết tâm đưa gói thầu 6.12 về đích đúng hẹn, góp phần vào sự thành công chung của dự án trọng điểm quốc gia.
Sân bay Long Thành là dự án do ACV làm chủ đầu tư, quy mô 5.000 ha, đã khởi công đầu năm 2021. Theo ACV, sân bay Long Thành là dự án quan trọng đặc biệt cấp Quốc gia, có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam. Giai đoạn 1 của sân bay quy mô 1 đường cất hạ cánh và 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất mỗi năm 25 triệu hành khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa. Sau khi hoàn thành tất cả các giai đoạn, sân bay Long Thành sẽ là sân bay lớn nhất Việt Nam với công suất 100 triệu hành khách/năm.
Việc xây dựng hệ thống giao thông kết nối giữa sân bay Long Thành với giao thông các khu vực là rất quan trọng và cần thiết, đảm bảo khả năng tiếp cận của hành khách, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế từ dự án.
Tin liên quan
Tin khác

Sẽ tháo gỡ triệt để nút thắt về nhà ở xã hội

Vista Residence Da Nang: Giá trị thặng dư bền vững hay “cơn sốt” nhất thời?

Siêu phẩm “hạng S” Vịnh Bình Minh: “Một tấc đất một tấc kim cương”

TP. Hồ Chí Minh thu hồi 230 ha đất để xây dựng 10 dự án phục vụ công cộng

HoREA: TP. Hồ Chí Minh cần tháo gỡ vướng mắc, tái khởi động các dự án bất động sản

Dự án cải tạo, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm tăng lên hơn 17.000 tỷ đồng
Cơ chế đặc thù tháo gỡ khó khăn các dự án, đất đai

TP. Hồ Chí Minh mở rộng Quốc lộ 13 nối Bình Dương
Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài
