agribank-vietnam-airlines

Khoảng 80% sàn bất động sản đóng cửa vì dịch Covid-19

Hồng Hạnh
Hồng Hạnh  - 
Theo Bộ Xây dựng, trong quý II/2021, chỉ một số sàn giao dịch bất động sản thuộc những doanh nghiệp quy mô lớn, có tiềm lực tài chính mới tiếp tục duy trì hoạt động, còn lại khoảng 80% chỉ làm trung gian môi giới thì hầu như phải tạm dừng hoạt động. 
aa
khoang 80 san bat dong san dong cua vi dich covid 19
Ảnh minh họa

Nguồn cung căn hộ thấp

Theo Bộ Xây dựng, trong quý II/2021, đối với dự án phát triển nhà ở thương mại, cả nước chỉ có 69 dự án với 27.462 căn được cấp phép, số lượng dự án chỉ bằng 73% so với quý I và bằng 21% so với cùng kỳ năm 2020.

Ngoài ra, có 1.119 dự án với 352.575 căn đang triển khai xây dựng, số lượng dự án bằng 81% so với quý trước và bằng khoảng 79% so với cùng kỳ năm 2020.

Cả nước chỉ có 34 dự án với 2.801 căn hoàn thành, số lượng dự án bằng khoảng 83% so với quý trước và chỉ bằng khoảng 47% so với cùng kỳ năm 2020.

Cụ thể, tại miền Bắc có 37 dự án với 9.174 căn được cấp phép; 236 dự án với 179.672 căn đang triển khai xây dựng; 26 dự án với 2.280 căn hoàn thành.

Tại miền Trung có 9 dự án với 1.227 căn được cấp phép; 163 dự án với 68.936 căn đang triển khai xây dựng; 7 dự án với 497 căn hoàn thành.

Còn tại miền Nam có 23 dự án với 17.061 căn được cấp phép; 720 dự án với 103.967 căn đang triển khai xây dựng;14 dự án với 24 căn hoàn thành.

Theo Bộ Xây dựng, số lượng nhà ở đủ điều kiện bán trong quý II/2021 tăng. Cụ thể, tổng số có 92 dự án với 29.557 căn hộ được các Sở Xây dựng có văn bản thông báo đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai. Số lượng dự án bằng khoảng 105% so với quý trước và bằng khoảng 98% so với cùng kỳ năm 2020.

Riêng tại Hà Nội có 6 dự án với 3.386 căn hộ, tại TP. Hồ Chí Minh có 7 dự án với 3.002 căn hộ.

Đối với dự án nhà ở xã hội, trong quý II/2021, chỉ có 3 dự án với 1.766 căn được cấp phép mới tại Đà Nẵng, Thanh Hóa và Lạng Sơn.

Sàn bất động sản đóng cửa hàng loạt

Cùng với việc nguồn cung bất động sản thấp, từ cuối tháng 4/ 2021, khi đại dịch Covid-19 lần thứ tư bùng phát, các sàn giao dịch bất động sản sau khi chưa kịp phục hồi hoàn toàn từ những lần bùng phát dịch trước thì nay một lần nữa chịu tác động nặng nề hơn.

Tính đến thời điểm này, hầu như chỉ có các sàn giao dịch bất động sản thuộc những doanh nghiệp quy mô lớn, có tiềm lực tài chính và trực tiếp làm chủ đầu tư dự án như Công ty CP Dịch vụ địa ốc Đất Xanh Miền Bắc, Công ty CP Đầu tư và kinh doanh Bất động sản Hải Phát Land, Tập đoàn Cen Group… mới tiếp tục duy trì hoạt động.

Tuy nhiên, hầu hết các sàn giao dịch đều hoạt động theo phương thức kinh doanh như bán hàng trực tuyến, áp dụng công nghệ 4.0 vào việc quản lý thông tin, quản lý giao dịch, thanh toán, quảng cáo. Còn lại, khoảng 80% các sàn giao dịch bất động sản chỉ làm trung gian môi giới thì hầu như phải tạm dừng hoạt động.

Một thực tế là, không phải chỉ khi dịch bệnh bùng phát mà từ trước đó, các sàn giao dịch bất động sản đã phải đối mặt với nhiều khó khăn. Trong hoạt động kinh doanh, sàn giao dịch, môi giới bất động sản luôn phải chịu đựng áp lực, cạnh tranh khốc liệt, thậm chí cả những sự bất công đối với sàn giao dịch để có thể nhận được dự án, sản phẩm từ chủ đầu tư.

Bên cạnh việc các sàn giao dịch bất động sản phải giảm phí hoa hồng, phí môi giới xuống mức thấp nhất, để cạnh tranh, họ còn phải chuẩn bị một lượng tài chính không nhỏ, thường dao động từ 30 -50 triệu đồng trên một căn hộ được nhận bán, để nộp cho chủ đầu tư. Có những dự án, khoản tiền phải nộp này lên đến cả trăm tỷ đồng.

Ông Nguyễn Văn Đính, Tổng Thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam nhìn nhận, đây là khoản chi phí lớn nhất mà những tổ chức, cá nhân làm môi giới bất động sản phải đối mặt. Phần lớn các sàn giao dịch đều phải đi vay và gặp rất nhiều rủi ro như chịu lãi quá hạn vì tiêu thụ chậm… Đặc biệt, nhiều sàn giao dịch sau khi đã hoàn thành bán sản phẩm cho dự án nhưng lại bị chây ì hoàn trả tiền ký cược, thậm chí cả tiền công môi giới khiến họ lâm vào cảnh khốn đốn.

Hồng Hạnh

Tin liên quan

Tin khác

Thị trường bất động sản bán lẻ Hà Nội tăng trưởng ấn tượng

Thị trường bất động sản bán lẻ Hà Nội tăng trưởng ấn tượng

Thị trường bất động sản bán lẻ Hà Nội quý I/2025 đang trên đà khởi sắc rõ rệt, ghi nhận mức hấp thụ ròng diện tích bán lẻ cao so với quý trước, cho thấy sức hút mạnh mẽ của thị trường. Giá thuê tại khu vực trung tâm cũng ghi nhận mức tăng trưởng đáng chú ý.
Phát triển nhà ở xã hội: Tăng lợi nhuận cho chủ đầu tư có phải là giải pháp căn cơ?

Phát triển nhà ở xã hội: Tăng lợi nhuận cho chủ đầu tư có phải là giải pháp căn cơ?

Nguồn cung nhà ở xã hội (NƠXH) tại Việt Nam vẫn còn hạn chế, trong khi nhu cầu về loại hình nhà ở giá rẻ này ngày càng bức thiết. Để khơi thông nút thắt, Bộ Xây dựng đề xuất nâng mức lợi nhuận tối đa cho chủ đầu tư NƠXH từ 10% lên 13%. Động thái này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy đầu tư và hiện thực hóa mục tiêu 1 triệu căn hộ NƠXH, nhưng liệu đây có phải là giải pháp bền vững để đáp ứng nhu cầu an cư của người thu nhập thấp?
Bất động sản TP. Hồ Chí Minh: Sức cầu ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực

Bất động sản TP. Hồ Chí Minh: Sức cầu ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực

Theo nghiên cứu của Công ty DKRA, trong quý 1/2025, thị trường bất động sản nhà ở khu vực TP. Hồ Chí Minh và vùng phụ cận ghi nhận sự cải thiện đáng kể về sức cầu ở một số phân khúc so với cùng kỳ năm trước.
Niềm tin người mua nhà được củng cố

Niềm tin người mua nhà được củng cố

Tại cuộc họp về Tiêu điểm Thị trường Bất động sản quý 1/2025 diễn ra mới đây, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Trưởng bộ phận tiếp thị Nhà ở CBRE Việt Nam nhận định, ba tháng đầu năm 2025, nguồn cung nhà ở tại TP. Hồ Chí Minh tiếp tục hạn chế, với 350 căn hộ và 58 căn nhà phố, biệt thự xây sẵn mở bán mới.
Thế hệ trẻ nan giải bài toán an cư

Thế hệ trẻ nan giải bài toán an cư

Trong khi thị trường bất động sản liên tục thiết lập những đỉnh giá mới, bỏ xa tốc độ tăng trưởng thu nhập, thế hệ trẻ đang phải đối mặt với bài toán an cư ngày càng nan giải.
Lừa đảo mua nhà ở xã hội: Cẩn thận tiền mất, tật mang

Lừa đảo mua nhà ở xã hội: Cẩn thận tiền mất, tật mang

Là mái ấm mơ ước của nhiều người thu nhập thấp, nhưng nhà ở xã hội đang trở thành “miếng mồi béo bở” cho những kẻ lợi dụng sự cả tin của người dân để trục lợi. Thời gian gần đây, tại TP. Đà Nẵng, nhiều thủ đoạn lừa đảo tinh vi đã bị phát hiện, cho thấy thực trạng đáng lo ngại trong giao dịch nhà ở xã hội…
“Kiềng ba chân” bảo chứng cho lợi thế kinh doanh vững chắc tại Asia Vibe

“Kiềng ba chân” bảo chứng cho lợi thế kinh doanh vững chắc tại Asia Vibe

Sự kiện khởi công vòng xuyến dự án Vinhomes Golden Avenue (TP Móng Cái, Quảng Ninh) đã góp phần nâng giá trị bất động sản tại đây lên tầm cao mới. Trong đó, dòng sản phẩm shophouse deluxe Asia Vibe càng trở nên đắt giá nhờ hội tụ “kiềng ba chân”: hạ tầng bứt phá, tiềm năng kinh doanh đa dạng và chính sách ưu đãi hấp dẫn.
Mở ra cơ hội cho người trẻ mua nhà

Mở ra cơ hội cho người trẻ mua nhà

Nhiều lao động trẻ hiện nay vẫn loay hoay với bài toán làm sao có thể sở hữu cho mình căn nhà đầu tiên khi chưa đáp ứng được điều kiện mua nhà ở xã hội và cũng chẳng đủ khả năng tài chính để mua nhà ở thương mại.
Sốt đất ảo tại Quảng Nam, chính quyền tăng cường kiểm soát

Sốt đất ảo tại Quảng Nam, chính quyền tăng cường kiểm soát

Những ngày gần đây, thị trường bất động sản tại Quảng Nam, đặc biệt là khu vực giáp ranh TP. Đà Nẵng, đang nóng lên bất thường trước tin đồn về việc sáp nhập hai địa phương. Giá đất tại một số khu vực thuộc thị xã Điện Bàn tăng mạnh chỉ trong thời gian ngắn, khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại về nguy cơ sốt ảo, thổi giá.
Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất

Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2025/NĐ-CP ngày 1/4/2025 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data