agribank-vietnam-airlines

Khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm

NHNN chi nhánh TP. Hồ Chí Minh
NHNN chi nhánh TP. Hồ Chí Minh  - 
Vay nước ngoài tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng trưởng và phát triển, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế. Hiện tại doanh nghiệp vay nước ngoài dưới 2 hình thức: vay bằng tiền và hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm. Trong đó khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Vậy, doanh nghiệp cần lưu ý những gì đối với khoản vay này?
aa
Điều kiện thẩm định, chấp thuận khoản vay nước ngoài Techcombank huy động thành công khoản vay nước ngoài 800 triệu USD Đề xuất quy định vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh

Khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 12/2022/TT-NHNN ngày 30/9/2022 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp, khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm là khoản nhập khẩu hàng hóa có ngày rút vốn đầu tiên trước ngày thanh toán cuối cùng. Trong đó:

a) Ngày rút vốn của khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm là:

- Ngày thứ 90 kể từ ngày phát hành chứng từ vận tải trong trường hợp ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản yêu cầu bộ chứng từ thanh toán phải có chứng từ vận tải;

- Ngày thứ 45 kể từ ngày hoàn thành kiểm tra ghi trên tờ khai hải quan đã được thông quan trong trường hợp ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản không yêu cầu bộ chứng từ thanh toán phải có chứng từ vận tải;

b) Ngày thanh toán cuối cùng được xác định là:

- Ngày thanh toán cuối cùng của thời hạn thanh toán theo hợp đồng;

- Ngày thanh toán thực tế cuối cùng trong trường hợp không thực hiện theo hợp đồng hoặc hợp đồng không quy định cụ thể thời hạn thanh toán;

c) Thời hạn khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm là thời hạn được xác định từ ngày rút vốn đầu tiên đến ngày thanh toán cuối cùng.

Khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm
Khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm phải báo cáo NHNN

Các khoản vay dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm có phải đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước không? Các giao dịch chuyển tiền trả nợ (gốc, lãi), trả phí liên quan đến khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm có bắt buộc phải thực hiện qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài hay không?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 12/2022/TT-NHNN ngày 30/9/2022 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp, các khoản vay tự vay, tự trả dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, Công ty có các khoản vay dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm phải có trách nhiệm nộp báo cáo vay trả nợ nước ngoài cho Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại điều 41 Thông tư 12/2022/TT-NHNN.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư số 12/2022/TT-NHNN ngày 30/9/202, các giao dịch chuyển tiền trả nợ (gốc, lãi), trả phí liên quan đến khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm không bắt buộc phải thực hiện qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài. Như vậy, Công ty có thể thực hiện chuyển tiền trả nợ (gốc, lãi), trả phí liên quan đến khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm thông qua tài khoản thanh toán thông thường hoặc tài khoản vay, trả nợ nước ngoài tùy lựa chọn của Công ty.

NHNN chi nhánh TP. Hồ Chí Minh

Tin liên quan

Tin khác

Tất toán nợ xấu, người dân có được tiếp tục vay ngân hàng?

Tất toán nợ xấu, người dân có được tiếp tục vay ngân hàng?

Thời gian vừa qua, có nhiều trường hợp khách hàng băn khoăn sau khi đã tất toán khoản nợ xấu thì bao lâu sau được vay vốn tiếp, vì thông tin nợ xấu vẫn còn lưu giữ tại Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC).
FCBV gia nhập thị trường thông tin tín dụng

FCBV gia nhập thị trường thông tin tín dụng

Công ty CP Thông tin Tín dụng Fintech Việt Nam (Fintech Vietnam Credit Information Joint Stock Company, viết tắt FCBV) vừa chính thức được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp Giấy Chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng số 03/NHNN-GCN, mở ra bước phát triển mới trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ thông tin tín dụng.

Quy định trách nhiệm bảo mật thông tin khách hàng của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking

Dịch vụ Online Banking là gì? Đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking có trách nhiệm gì trong bảo mật thông tin khách hàng theo Thông tư 50/2024 quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng?

Chức năng bắt buộc của phần mềm ứng dụng Online Banking gồm những gì?

Khoản 6, Điều 7, Thông tư 50/2024/TT-NHNN quy định 8 chức năng bắt buộc của phần mềm ứng dụng Online Banking, gồm:

Từ đầu năm 2025 ứng dụng Mobile Banking có được dùng chức năng ghi nhớ mật khẩu không?

Các ứng dụng Mobile Banking có được dùng chức năng ghi nhớ mật khẩu từ đầu năm 2025 không?

Quy định mới về thủ tục phát hành thẻ ngân hàng

Thủ tục phát hành thẻ ngân hàng từ ngày 01/10/2024 ra sao? Việc thu thập, lưu trữ các tài liệu, thông tin, dữ liệu của khách hàng phải đáp ứng yêu cầu gì?

Người có mức sống trung bình có được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội?

Người dân có mức sống trung bình, không có tài sản đảm bảo nhưng có nhu cầu vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) có được không?

Chủ tài khoản sẽ được thanh toán cho những hoạt động nào?

Theo quy định thì chủ tài khoản thanh toán sẽ được quyền sử dụng tài khoản thanh toán của mình cho những hoạt động nào?

Trách nhiệm tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trong việc kiểm tra tại chỗ như thế nào?

Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có trách nhiệm như thế nào trong việc kiểm tra tại chỗ?

Thành viên Quỹ TDND có phải cung cấp các thông tin theo quy định của Luật Các TCTD hay không?

Thành viên Quỹ Tín dụng nhân dân sở hữu 01% vốn điều lệ trở lên của Quỹ Tín dụng nhân dân có phải cung cấp cho Quỹ Tín dụng nhân dân các thông tin theo quy định tại Khoản 2 – Điều 49 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 không?
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data