Khó kích hoạt dòng tiền đầu tư lớn
![]() | 5 dòng tiền lớn đang đổ vào bất động sản |
![]() | Biệt thự nghỉ dưỡng đã vận hành: Kênh đầu tư lý tưởng |
Theo ông, kênh đầu tư nào cũng đang có lực cản. Chẳng hạn thị trường chứng khoán (TTCK) toàn cầu đang chứng kiến chu kỳ suy giảm khá nhanh, Việt Nam không ngoại lệ. Sau khi đạt mức cao nhất gần 1.030 điểm vào những ngày đầu tháng 11, VN-Index đảo chiều và đà giảm kéo dài cho đến ngày hôm nay.
![]() |
Từ đầu năm đến nay, thanh khoản thị trường giảm tới 35%. Thanh khoản giảm chứng tỏ dòng tiền vào thị trường giảm do nhà đầu tư giao dịch ít đi. Sự biến động mạnh của TTCK Việt Nam được nhận định do ảnh hưởng nhiều từ thị trường chứng khoán toàn cầu mà chủ yếu do tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc, rồi tranh chấp về thương mại giữa một số nước khá khốc liệt như Nhật Bản – Hàn Quốc, Mỹ - Pháp... Đấy đều là những đối tác thương mại lớn của thế giới.
“Cho đến khi Mỹ - Trung có thể bước vào một sự thỏa hiệp nào đó, chiến tranh thương mại giảm bớt gay gắt thì lúc đó mức độ tác động đến TTCK giảm đi. Người đầu tư có thể yên tâm hơn để quay trở lại TTCK. May ra 6 tháng cuối năm 2020, thị trường này mới khởi sắc”, TS. Nghĩa nhận định về tình hình TTCK trong năm 2020.
Ông Phan Dũng Khánh - Giám đốc Tư vấn đầu tư của CTCK Maybank Kim Eng cho hay, TTCK Mỹ có gần 11 năm tăng điểm và đây chính là rủi ro vì chu kỳ quá dài sẽ làm lực yếu hơn. Năm 2020, kênh đầu tư này sẽ vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro mà các nhà đầu tư khó có thể lường trước. Chỉ những ai thực sự am hiểu và có kiến thức sâu rộng mới nên đầu tư vào lĩnh vực này.
“Người hàng xóm” trên thị trường vốn là trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) có vẻ diễn biến khả quan hơn TTCK. Theo số liệu cập nhật mới nhất từ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, giá trị TPDN phát hành trong tháng 11 lên đến hơn 26,7 ngàn tỷ đồng, tăng mạnh 58% so với tháng trước. Trong đó, nhóm ngân hàng tiếp tục dẫn đầu phát hành với gần 14,7 ngàn tỷ đồng, tăng hơn 3,2 lần so với tháng trước chiếm tỷ trọng gần 55% trong tổng giá trị phát hành. Khả năng hấp thụ số TPDN trên cũng được đánh giá khả quan bởi lãi suất phát hành TPDN vẫn đang khá hấp dẫn so với mặt bằng lãi suất hiện nay.
Tất nhiên, lãi suất cao đi kèm với rủi ro lớn. Nhất là khi Việt Nam vẫn chưa có tổ chức xếp hạng tín nhiệm cho các DN phát hành trái phiếu nên đối với NĐT nghiệp dư khả năng phân tích tài chính DN, tiếp cận thông tin còn hạn chế thì đầu tư TPDN không phải lúc nào cũng là trái ngọt. Dẫu sao kênh TPDN vẫn được xem là một trong những kênh đầu tư hấp dẫn nhất trong thời điểm hiện nay nếu xét về khả năng sinh lời.
Còn với thị trường bất động sản (BĐS), mặc dù là một kênh đầu tư luôn hút khách, nhưng theo nhận định của TS. Lê Xuân Nghĩa nhận thấy, phải đến nửa sau của năm thị trường BĐS mới ấm dần và cơ hội đầu tư mới rõ nét. Còn hiện tại, thị trường này vẫn đang nguội lạnh gặp khá nhiều trục trặc do bị bởi tác động nhiều yếu tố. Trước tiên từ dòng vốn cho BĐS không còn dồi dào sau khi NHNN đã chính thức ban hành lộ trình giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, đồng thời tăng hệ số rủi ro đối với cho vay BĐS.Khó khăn nữa ảnh hưởng đến thị trường này là rủi ro lớn từ dự án condotel. Sau một thời kỳ tăng trưởng nóng, các dự án condotel đang có dấu hiệu vỡ trần gây nhiều khó khăn cho các tập đoàn BĐS lớn và có thể khiến lan sang các phân khúc khác trong thị trường này.
“Nói như vậy không có nghĩa là thị trường này sẽ đi xuống mà cơ hội vẫn đến đối với nhà đầu tư nắm bắt được thời cơ”, vị chuyên gia này trấn an và chia sẻ thêm: Cả người đi vay và cho vay đều phải chặt chẽ cẩn thận hơn chứ không thể dễ dãi như trước được. Với hướng đi này, thời gian tới, người dân hay nhà đầu tư sẽ được mua hay đầu tư vào các sản phẩm tốt chứ không phải lo nơm nớp về những dự án ma, lừa đảo như vừa qua. Có thể 6 tháng cuối năm thị trường ấm trở lại và kênh đầu tư BĐS vẫn là kênh đầu tư được nhiều người lựa chọn.
Nếu không có những thông tin tích cực, chứng khoán và BĐS, ông Phan Dũng Khánh cho rằng, trong năm 2020 sẽ khó kích hoạt được dòng tiền lớn vào một lĩnh vực nào. Các nhà đầu tư sẽ hướng vào những kênh an toàn như tiết kiệm, vàng, trái phiếu... Cùng nhận định này, TS. Nguyễn Đức Độ cho rằng, lãi suất tiết kiệm vẫn thực dương khá nhiều. Đối với những ai chưa có dự định đầu tư lớn hoặc khả năng kinh doanh còn hạn chế, thì gửi tiết kiệm là một lựa chọn hợp lý, vừa an toàn, vẫn đảm bảo khả năng sinh lời cho đồng vốn.
Nói chung, câu chuyện kinh doanh tùy theo tính toán cũng như kỳ vọng lợi nhuận của mỗi nhà đầu tư. TS. Nguyễn Trí Hiếu đưa ra lời khuyên: Dù lựa chọn bất cứ kênh đầu tư nào, nhà đầu tư cũng cần trang bị kiến thức cần thiết về lĩnh vực mình dự định đầu tư và dự liệu trước những rủi ro có thể gặp phải. Nguyên tắc khi đầu tư, nhất là đối với nhà đầu tư nhỏ: không nên bỏ tất cả trứng vào một giỏ.
Tin liên quan
Tin khác

Thị trường bất động sản bán lẻ Hà Nội tăng trưởng ấn tượng

Phát triển nhà ở xã hội: Tăng lợi nhuận cho chủ đầu tư có phải là giải pháp căn cơ?

Bất động sản TP. Hồ Chí Minh: Sức cầu ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực

Niềm tin người mua nhà được củng cố

Thế hệ trẻ nan giải bài toán an cư

Lừa đảo mua nhà ở xã hội: Cẩn thận tiền mất, tật mang

“Kiềng ba chân” bảo chứng cho lợi thế kinh doanh vững chắc tại Asia Vibe

Mở ra cơ hội cho người trẻ mua nhà

Sốt đất ảo tại Quảng Nam, chính quyền tăng cường kiểm soát
