agribank-vietnam-airlines

Khó giải quyết dứt điểm nạn dân di cư tự do

Bài và ảnh Công Thái
Bài và ảnh Công Thái  - 
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ, vấn đề di dân tự do trên địa bàn Tây Nguyên không chỉ cần đúng pháp luật mà phải hài hòa, linh hoạt, đồng bộ từ các cấp, các ngành. Mục đích làm sao người dân di cư có cuộc sống ổn định và phát triển, con cái được học hành, người già được chăm sóc, chữa bệnh, không ai bị bỏ lại phía sau.
aa

Từ làng không hộ khẩu

Tình trạng người dân di cư tự do đến các tỉnh khu vực Tây Nguyên diễn ra phức tạp từ nhiều năm qua. Tình trạng này khiến chính quyền các địa phương “đau đầu” tìm các giải pháp xử lý và giải quyết những tồn tại do vấn nạn này gây ra. Không ít diện tích rừng đã mất đi vĩnh viễn, nạn xâm canh diễn ra thường xuyên do người di cư đến lấn chiếm, đốt rừng, rẫy lấy đất sản xuất. Cùng với đó, chính người dân di cư tự do cũng phải đeo theo cái khó, cái khổ…

Đơn cử, tại Đăk Nông, nhiều hộ dân dư cư tự do vào nơi đây hàng chục năm trước, tự phát chiếm đất, lập làng… qua nhiều năm vẫn chưa có hộ khẩu tại nơi ở mới. Đó là thực tế của nhiều hộ dân sinh sống thôn Phú Vinh, xã Quảng Phú, huyện Krông Nô, Đăk Nông.

Khó giải quyết dứt điểm nạn dân di cư tự do
Di cư tự do, kéo theo nhiều hệ lụy đối với các địa phương

Năm 2016, chính quyền tỉnh Đăk Nông mới công nhận sự tồn tại của khu dân cư này và đặt tên thôn Phú Vinh dưới sự quản lý của xã Quảng Phú. Thống kê của chính quyền địa phương, cả thôn có đến 350 hộ, khoảng 1.200 nhân khẩu, 100% đồng bào dân tộc thiểu số H'Mông, Dao, Thái… từ khu vực phía Bắc di cư vào.

Theo ông Vũ Hoàng Phú - Chủ tịch UNND xã Quảng Phú, thời điểm được công nhận, toàn bộ người dân đều không có hộ khẩu. Thời gian qua, chính quyền địa phương tích cực xử lý, song rất khó. Bởi đa số người dân bị thất lạc hoặc không có giấy tờ tùy thân nào nên khó để làm các thủ tục theo đúng quy định.

Trong khi ông Lục Văn Hiệp - Trưởng thôn Phú Vinh cho hay, phần lớn hộ dân nơi đây đều thuộc diện hộ nghèo.

Để ổn định cuộc sống cho người dân và đảm bảo an sinh xã hội, ông Lê Quang Dân - Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đăk Nông cho biết, từ năm 2005 đến nay, tỉnh Đăk Nông lập và triển khai thực hiện 16 dự án đầu tư, mục tiêu bố trí, sắp xếp cho gần 11.000 hộ, tổng số vốn phê duyệt dự án 1.530 tỷ đồng. Tuy nhiên, vì số lượng dân di cư tự do đến rất lớn nên gây ra nhiều hệ lụy, vượt quá khả năng giải quyết của địa phương. Bởi đặc điểm dân di cư tự do chủ yếu sinh sống phân tán, rải rác ở các khu vực vùng sâu, vùng xa, xen lẫn trong các khu rừng nên công tác quản lý gặp nhiều khó khăn.

Trong thời gian tới, Đăk Nông tập trung lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư dứt điểm các dự án đã được phê duyệt, đến năm 2020 cơ bản bố trí, sắp xếp ổn định cho 11.511 hộ/51.753 khẩu dân di cư tự do đã đến, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hộ di cư tự do được nhập khẩu tại địa phương, giúp người dân nhanh chóng ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất.

Cần có giải pháp giảm thiểu di cư tự do

Tương tự, Đăk Lăk được đánh giá là một trong những địa phương có nạn di cư tự do diễn ra phức tạp trong nhiều năm qua.

Theo Chi cục Kiểm lâm Đăk Lăk trong năm 2018, Đăk Lăk có 786,4ha rừng và đất lâm nghiệp bị phá và lấn chiếm trái phép. Trong đó, diện tích rừng bị phá, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm tập trung ở các huyện Ea Súp 520,2ha, Ea H’leo 122,4ha, M’Đrăk 29,5ha, Ea Kar 48,8ha, Krông Bông 30,2ha, Cư M’gar 22,2ha... Để xảy ra tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp này nguyên nhân chính là do các đơn vị chủ rừng, các doanh nghiệp được nhà nước cho thuê rừng và đất rừng để lập dự án không đủ năng lực để bảo vệ rừng, thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý…

Ví như, Công ty Lâm nghiệp Ea Wy hiện quản lý hơn 10.849ha, trong đó có 5.900ha rừng tự nhiên, 2.800ha rừng trồng và rừng liên kết với các hộ dân tại 4 xã Ea Wy, Cư Mok, Ea Ral, Cư Amung, huyện Ea H’Leo (Đăk Lăk). Cuộc sống của người dân tại đây còn nhiều khó khăn, nhất là khi đất đai ngày càng xói mòn, bạc màu, năng suất cây trồng giảm. Vậy nên, tình trạng xâm canh, lấn chiếm đất rừng càng trở nên phức tạp.

Hơn 5 năm qua, DN thu hồi được 333,45ha bị người dân lấn chiến, xâm canh. Việc thu hồi đất gặp không ít khó khăn. Bởi đất rừng bị dân di cư tự do vào lấn chiếm để canh tác cây công nghiệp ngắn ngày, có diện tích đã trồng ăn trái thu nhập hàng năm rồi nên vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với mục đích lâm nghiệp là không dễ...

Mới đây tại Hội nghị Giải pháp ổn định dân di cư tự do trên địa bàn cả nước và quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường tại Tây Nguyên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ, vấn đề di dân tự do trên địa bàn Tây Nguyên không chỉ cần đúng pháp luật mà phải hài hòa, linh hoạt, đồng bộ từ các cấp, các ngành. Mục đích làm sao người dân di cư có cuộc sống ổn định và phát triển, con cái được học hành, người già được chăm sóc, chữa bệnh, không ai bị bỏ lại phía sau. Mục tiêu đến năm 2020, giảm thiểu tình trạng dân di cư tự do; ưu tiên thực hiện bố trí, sắp xếp ổn định cho các hộ dân thực sự khó khăn. Hoàn thành dứt điểm 32 dự án bố trí ổn định dân di cư đang thực hiện. Bảo đảm mức sống của người dân di cư bằng mức trung bình của người dân địa phương…

Bài và ảnh Công Thái

Tin liên quan

Tin khác

Kon Tum đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng

Kon Tum đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng

Trong bối cảnh nền kinh tế cả nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức, việc đẩy mạnh đầu tư công trở thành một trong những giải pháp quan trọng để đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững. “Tại Kon Tum, tỉnh miền núi Tây Nguyên, công tác này đang được nỗ lực thực hiện với mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng GRDP 2 con số vào năm 2025”.
Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Theo Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh TP. Hà Nội, tính đến cuối tháng 2/2025, tổng dư nợ các chương trình tín dụng trên địa bàn đạt 16.794 tỷ đồng với 269.415 khách hàng đang vay vốn, tăng 227 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, dư nợ ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội chiếm trên 99,9%, với sự tham gia của Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên.
Hà Nội tăng tốc ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp

Hà Nội tăng tốc ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 73/KH-UBND, đặt nền móng cho chiến lược phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố đến năm 2030. Đây là bước đi quan trọng nhằm hiện đại hóa ngành nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất và đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của Thủ đô.
Người dân đổi đời nhờ ngân hàng

Người dân đổi đời nhờ ngân hàng

Trên những triền đồi ở xã Tây Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, những vựa cam chín vàng óng ánh dưới nắng sớm, tỏa hương thơm dịu ngọt hứa hẹn mang đến một vụ mùa bội thu. Cũng từ nơi đây, cam Cao Phong đã theo những chuyến xe tỏa đi muôn nơi.

Sản phẩm OCOP rộn ràng vào vụ Tết

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang cận kề, cả nước lại rộn ràng chuẩn bị cho mùa lễ hội quan trọng trong năm. Hòa vào không khí đó, các chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP ở khu vực miền Trung cũng đang bước vào giai đoạn cao điểm, tăng tốc sản xuất để kịp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong dịp này.

Nhà băng hướng tín dụng về nông thôn

Tại Đại hội Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII mới đây, Ngân hàng TMCP Phát triển Việt Nam (HDBank) đã giới thiệu và ra mắt dịch vụ HDBank Nông thôn và chính thức triển khai chương trình cho vay nông nghiệp nông thôn với lãi suất 0% (trong thời gian ưu đãi) trên toàn hệ thống.

Nâng cao chuỗi giá trị dừa trong xu hướng xanh hóa

Trồng dừa không chỉ là ngành nông nghiệp mà khai thác các sản phẩm từ dừa còn là một ngành công nghiệp quan trọng của thế giới. Nhưng cũng như mọi ngành công nghiệp khác, ngành công nghiệp khai thác, chế biến dừa cũng phải thích ứng với những bối cảnh mới của công nghệ và môi trường trong xu hướng xanh hóa của nền kinh tế.

“Mỏ vàng xanh” đang dần lộ diện ở Gia Lai

Gia Lai, một tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, đang dần trở thành điểm sáng thu hút các dự án đầu tư nông nghiệp công nghệ cao. Có được kết quả khả quan đó, chính nhờ sự nỗ lực của địa phương trong việc tập trung khai thác những lợi thế về điều kiện tự nhiên và xây dựng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Hiện trên địa bàn có 295 dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, với diện tích lên tới gần 3.500 ha.

Băn khoăn nguồn nhân lực xây dựng nông thôn mới

Nhân lực chất lượng cao chính là “chìa khóa” để nâng tầm chương trình xây dựng nông thôn mới tại Bắc Trung Bộ cũng như ở các khu vực khác, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội toàn diện.

QTDND Thọ Nghiệp: Điểm tựa giảm nghèo, phát triển nông thôn mới

30 năm hình thành và phát triển (1994-2024), Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) Thọ Nghiệp, huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định đã phát huy làm tròn được sứ mệnh và nhiệm vụ mà Đảng và Nhà Nước giao cho đó là kênh tín dụng ngân hàng của dân, hoạt động vì lợi ích của các thành viên, góp phần xóa bỏ và ngăn chặn tệ nạn hoạt động tín dụng đen cho vay nặng lãi trong quần chúng nhân dân địa phương.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data