agribank-vietnam-airlines

Khó chồng khó nếu giá điện tăng mạnh

Hải Yến
Hải Yến  - 
Cộng đồng doanh nghiệp vẫn đang ở trong giai đoạn cực kỳ khó khăn khi tình hình kinh tế thế giới biến động khó lường, tác động tiêu cực tới thị trường đầu ra. Do vậy, nếu giá điện điều chỉnh tăng mạnh có thể đẩy nhiều doanh nghiệp rơi vào tình cảnh khó khăn hơn.
aa
kho chong kho neu gia dien tang manh Doanh nghiệp gặp khó khi giá điện tăng
kho chong kho neu gia dien tang manh Trao quyền cho EVN thay đổi giá điện có phù hợp?
kho chong kho neu gia dien tang manh Bộ Công Thương đề xuất phương án mới tính giá điện sinh hoạt

Thêm áp lực cho doanh nghiệp

Thị trường đầu ra thu hẹp khiến nhiều DN đang phải gắng gượng từng ngày để đảm bảo việc làm cho người lao động. Trong bối cảnh đó, mới đây thông tin Bộ Công thương đang trình Chính phủ phương án điều chỉnh giá điện không khỏi khiến nhiều DN lo lắng.

Vừa qua, Bộ này công bố số liệu cho thấy trong năm 2022, EVN lỗ 26.235 tỷ đồng. Giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2022 là 2.032,26 đồng/kWh, cao hơn mức giá bán lẻ điện bình quân hiện hành 167,82 đồng. Giá thành năm 2022 tăng 9,27% so với năm 2021 (giá thành năm 2021 là 1.859,90 đồng/kWh, tăng 1,84% so với năm 2020).

kho chong kho neu gia dien tang manh
Cân nhắc bài toán tăng giá điện để tránh tác động quá lớn tới DN và người dân

Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết, Bộ đang trình Chính phủ phương án tăng giá bán lẻ điện bình quân. Hiện, giá bán lẻ điện bình quân là 1.864,44 đồng/kWh, áp dụng từ năm 2019 đến nay. Tuy vậy, thời điểm tăng cần được tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo tổng hòa lợi ích giữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), lợi ích cho người dân, DN sản xuất và mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Thực tế, cộng đồng DN vẫn đang ở trong giai đoạn cực kỳ khó khăn khi tình hình kinh tế thế giới biến động khó lường, tác động tiêu cực tới thị trường đầu ra. Do vậy, nếu giá điện điều chỉnh tăng mạnh có thể đẩy nhiều DN rơi vào tình cảnh khó khăn hơn.

Ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores) chia sẻ, nhiều DN ngành gỗ đang không có đơn hàng, thị trường tiêu thụ giảm mạnh. Trong lúc này, DN chưa thể biết sẽ có giải pháp gì để ứng phó và duy trì sản xuất nếu giá điện được điều chỉnh tăng.

Tương tự, ông Phan Văn Tứ, Giám đốc Công ty TNHH MTV Kim Vĩnh Thắng cho biết, lượng đơn hàng của DN này đã sụt giảm mạnh từ tháng 7 năm ngoái, đến nay chưa có dấu hiệu khởi sắc, thậm chí còn xấu đi. Trong bối cảnh này thì giá điện không nên được điều chỉnh tăng, và nếu buộc phải tăng thì cơ quan quản lý cần có giải pháp hỗ trợ để DN giảm chi phí năng lượng. “Hiện mỗi tháng, DN của tôi phải chi khoảng 300 triệu đồng tiền điện, nếu giá điện tăng thì chi phí sẽ bị đội lên, gây áp lực rất lớn cho DN. Chúng tôi cũng không thể tính phần tăng thêm của giá điện vào giá thành sản xuất bởi thị trường đầu ra đang rất khó khăn, nếu tăng giá thì càng không tìm kiếm được đơn hàng”, ông Tứ chia sẻ.

Đề xuất điều chỉnh giá điện làm 2 đợt

Theo TS. Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, giá điện tăng chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng và lạm phát. Theo tính toán, giá điện tăng 8% khiến tăng trưởng GDP giảm 0,36%, làm cho lạm phát tăng thêm 0,4 - 0,5%. Vì thế, cần phải tính toán tác động ngược của việc điều chỉnh giá điện, từ đó có giải pháp hỗ trợ kịp thời cho người lao động, DN chịu tác động mạnh của điều chỉnh lần này.

Mặt khác, Việt Nam cần phải tìm cách đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu năng lượng từ điện hóa thạch sang điện tái tạo như mặt trời, gió, sinh khối, rác.

Để hạn chế tác động tiêu cực của việc điều chỉnh tăng giá điện, TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhấn mạnh, cần có lộ trình phù hợp, tăng từng bước, từng thời gian cụ thể đảm bảo sức chịu đựng của nền kinh tế, đồng thời giữ an toàn toàn tài chính cho ngành điện.

“Tuyệt đối không nên tăng giá điện bất thình lình khiến người dân, DN “không kịp trở tay”, mà cần linh hoạt. Đồng thời, gỡ nút thắt để mua điện từ các nguồn điện sạch đang chờ, không để nhà đầu tư chịu cảnh bỏ núi tiền để chờ đợi mòn mỏi bán được với giá hợp lý”, TS. Doanh nhấn mạnh thêm.

Trong bối cảnh này, nhiều chuyên gia cũng cho rằng nên xem xét điều chỉnh giá điện làm nhiều lần để hạn chế tác động lớn và đột ngột tới nền kinh tế và đời sống của người dân. Cụ thể, TS. Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam cho rằng, để giảm thiểu tác động của giá điện lên sản xuất, đời sống và lạm phát, có thể chia lộ trình điều chỉnh giá thành 2 đợt. Đợt 1 có thể điều chỉnh trong tháng 4. Trong trường hợp cuối năm, tình hình kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát vẫn kiểm soát tốt và kinh tế phục hồi thì có thể thực hiện điều chỉnh giá đợt 2.

Giá than nhập khẩu tăng đã làm cho chi phí mua điện từ các nhà máy sử dụng than nhập khẩu và các nhà máy điện sử dụng than pha trộn giữa than nhập khẩu và than trong nước năm 2022 tăng khoảng 25% so với năm 2021, tức là khoảng từ 1.635 đồng/kWh lên 2.043 đồng/kWh.

Đối với giá dầu làm cơ sở để tính giá khí trong các nhà máy sử dụng nhiên liệu khí thì năm 2022 tăng gấp 2,2 lần so với năm 2020 và tăng gấp 1,3 lần so với năm 2021.

Việc tăng giá này đã làm cho giá điện bình quân của các nhà máy turbine khí tăng khoảng 11,31% tức là từ khoảng 1.620 đồng/kWh lên 1.803 đồng kW/h.

Theo phân tích của các chuyên gia, chi phí sản xuất kinh doanh điện tăng, trong khi giá bán điện bình quân hiện hành vẫn giữ ổn định từ năm 2019 cho đến nay đã làm cho giá hiện hành không bù đắp được chi phí sản xuất kinh doanh. "Tình trạng này dẫn đến ngành điện gặp nhiều khó khăn và sản xuất kinh doanh điện lỗ là điều không thể tránh khỏi", Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam Nguyễn Tiến Thỏa nhấn mạnh.

Hải Yến

Tin liên quan

Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ, việc thu thuế từ hoạt động kinh doanh trực tuyến đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng vừa ban hành Kế hoạch số 383/QĐ-BXD, cụ thể hóa Nghị quyết 66/NQ-CP của Chính phủ bằng những mục tiêu cắt giảm mạnh mẽ: tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, giảm 30% thời gian và 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính ngay trong năm 2025.
Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ngày 11/4, tại Hà Nội, Đảng bộ Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bà Lê Hằng, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, kể từ khi Tổng Thống Mỹ công bố các mức thuế đối ứng hồi đầu tháng 4, các doanh nghiệp trong ngành thủy sản như “ngồi trên đống lửa”.
Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Sáng ngày 12/4/2025, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP. Hồ Chí Minh (HAMEE) tổ chức chương trình Tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm”.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 733/QĐ-TTg, chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Vừa qua, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và CitiBank - tổ chức tài chính hàng đầu của Hoa Kỳ - đã ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) về cam kết tài trợ vốn trị giá từ 560 triệu USD trở lên cho các dự án đầu tư chiến lược của Vietnam Airlines.
Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phát đi thông báo giảm thuế đối ứng còn 10%, hoãn thi hành các mức thuế cao hơn trong 90 ngày.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data