agribank-vietnam-airlines

Khi xuất khẩu giảm tốc

Ngọc Khanh
Ngọc Khanh  - 
Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố cho thấy, tính chung 6 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng cao ở mức 16,4% so với cùng kỳ năm trước, song xu thế giảm tốc ở cả hai chiều xuất khẩu và nhập khẩu vẫn đang hiện hữu.
aa
khi xuat khau giam toc Doanh nghiệp xuất khẩu “oằn mình” vì chi phí

Nguy cơ hàng xuất khẩu trong tương lai giảm

Sau 3 tháng đầu năm tăng tốc mạnh mẽ, tăng trưởng xuất khẩu đã bắt đầu giảm từ mức 25,2% (so với cùng kỳ năm trước) trong tháng 4 xuống còn 18% trong tháng 5, và tính chung 6 tháng đầu năm thì chỉ còn tăng 15,5%. Tăng trưởng xuất khẩu chậm lại chủ yếu do kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam đều chậm lại. Theo đó, tăng trưởng xuất khẩu điện thoại giảm mạnh từ 52% (so với cùng kỳ năm trước) trong tháng 4 xuống 15,2% trong tháng 5; và hết tháng 6 chỉ còn 14,1%. Xuất khẩu máy vi tính và điện tử sau khi được đẩy mạnh từ mức tăng 14,7% trong tháng 4 lên 25,2% trong tháng 5, thì hết tháng 6 chỉ còn tăng 14,1%. Xuất khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác cũng tăng tốc từ 3,9% trong tháng 3 lên 20,6% trong tháng 4 và 41,4% trong tháng 5; nhưng kết thúc 6 tháng chỉ còn tăng 24,3%.

Ở chiều ngược lại, tăng trưởng nhập khẩu thể hiện xu thế không rõ ràng, với tốc độ tăng 16,5% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 4, sau đó giảm xuống 14,6% trong tháng 5; và kết thúc 6 tháng mức tăng là 15,5%. Trong Báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 6/2022, Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định tăng trưởng nhập khẩu đang đi ngang, cho thấy sự không đồng đều giữa các nhóm hàng. WB lưu ý, sản xuất máy móc chững lại và kim ngạch nhập khẩu nhóm sản phẩm này vẫn tiếp diễn xu hướng giảm. Trong tháng 6, kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác giảm 0,8% và là tháng giảm thứ tư liên tiếp từ đầu năm đến nay. Sở dĩ phải lưu ý tới xu hướng giảm tốc nhập khẩu của nhóm hàng này vì đây là máy móc quan trọng trong sản xuất, chiếm khoảng 14% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm.

khi xuat khau giam toc
Thủy sản nằm trong số ít nhóm hàng duy trì được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao từ đầu năm tới nay

Bên cạnh đó, một số nhóm hàng là nguyên liệu đầu vào quan trọng cho sản xuất hàng xuất khẩu cũng đang giảm tốc. Đơn cử như tăng trưởng nhập khẩu điện thoại giảm từ 37,8% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 4 xuống chỉ còn 3,9% trong tháng 5 và 0,2% trong tháng 6 do nhập khẩu từ Trung Quốc giảm mạnh và nhập khẩu từ Hàn Quốc tăng chậm hơn đáng kể. Xu hướng tương tự cũng được ghi nhận ở các nhóm hàng bông; sợi dệt; vải; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép, là những mặt hàng đầu vào phục vụ cho xuất khẩu dệt may, da giày. Khi kim ngạch nhập khẩu giảm tốc, lại tập trung vào các nhóm hàng máy móc, nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu, thì đó là dấu hiệu cho thấy đơn hàng xuất khẩu trong tương lai đang giảm dần.

Sức ép từ nhiều phía

Bộ Công thương đánh giá, lạm phát tăng cao tại các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam dẫn tới việc người tiêu dùng thế giới thắt lưng buộc bụng mạnh hơn. Dự báo từ nay đến hết quý III/2022, việc đảm bảo cán cân thương mại thặng dư sẽ rất thách thức khi nhu cầu từ các thị trường nhập khẩu đang chịu ảnh hưởng từ cả hai phía lạm phát và suy thoái kinh tế. Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương lo ngại, lạm phát dẫn tới việc thu hẹp nhu cầu tiêu dùng, trước hết là các mặt hàng chưa thiết yếu như dệt may, da giày, đồ gỗ… cũng là những mặt hàng mà Việt Nam đang có thế mạnh.

TS. Hồ Quốc Tuấn, Đại học Bristol, Vương quốc Anh cho biết, tình trạng thắt lưng buộc bụng đang phổ biến hơn ở châu Âu. Các DN phân phối, bán lẻ trong khu vực này đã chuẩn bị hàng tồn kho từ trước, khi thấy sức mua sụt giảm thì họ quyết định huỷ đơn hàng, dẫn tới việc các đơn hàng xuất khẩu giảm dần. “Đây là vấn đề sẽ kéo dài trong ngắn hạn hay dài hạn thì rất khó để nhận định. Tuy nhiên, vừa qua một ngân hàng lớn ở châu Âu dự báo sức mua trong quý III ở khu vực này sẽ tiếp tục giảm”, ông Tuấn chia sẻ.

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, một khảo sát được thực hiện vào tháng 4/2022 cho thấy, 44% người tiêu dùng Mỹ sẽ cắt giảm chi tiêu cho hàng may mặc, mức cắt giảm nhiều nhất bên cạnh 4 nhóm hàng khác gồm: lương thực, thực phẩm; xăng dầu; nhà hàng; chi phí sinh hoạt cho hộ gia đình. Cùng với đó, nhu cầu nhập khẩu dệt may của Mỹ dự báo sẽ giảm khoảng 8-12 tỷ USD trong năm 2022, tương ứng 7-10% tổng cầu dệt may của nước này. Do nhu cầu của thị trường Mỹ thu hẹp, nên tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dệt may của Việt Nam đi Mỹ trong các tháng gần đây cũng đang giảm dần.

Ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Tổng Công ty May 10 cho biết, hiện nay khó khăn lớn nhất đối với DN là giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao. Đặc biệt 50% nguyên phụ liệu dệt may nhập khẩu từ Trung Quốc, trong khi nước này áp dụng chiến lược “zero-Covid” , dẫn tới thiếu nguyên liệu trong ngắn hạn và chi phí tăng cao. “Dù chi phí tăng nhưng giá bán sản phẩm sẽ khó tăng, hoặc nếu tăng cũng không thể theo được tốc độ tăng của nguyên liệu đầu vào, khiến DN càng làm càng khó”, ông Việt bày tỏ lo ngại.

Độ mở của nền kinh tế hiện nay đã lên tới 200% GDP nên xuất khẩu tăng trưởng chậm lại sẽ ảnh hưởng lớn tới nhiều chỉ số vĩ mô nói riêng và tăng trưởng nói chung. Nhiều ngành xuất khẩu chủ lực cũng chính là các ngành sản xuất công nghiệp chủ lực của nền kinh tế. Do đó, nếu xuất khẩu tiếp tục chững lại trong 6 tháng cuối năm, sẽ dẫn tới sản xuất công nghiệp của Việt Nam giảm tốc. Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu còn mang lại nguồn thu ngoại tệ để ổn định cán cân thanh toán. Trong khi lạm phát còn khó lường, xu hướng tăng lãi suất trên thế giới vẫn tiếp diễn, thì câu chuyện cán cân thương mại thâm hụt hay thặng dư sẽ là điều cần chú ý.

TS. Trương Văn Phước, Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng đánh giá, những năm qua trong bối cảnh thương mại thuận lợi, Việt Nam liên tục duy trì được cán cân thương mại thặng dư, NHNN đã tích cực tăng dự trữ ngoại tệ. Nhờ dự trữ ngoại hối cao, nên trong những ngày gần đây khi lãi suất thế giới biến động mạnh, nhiều đồng nội tệ của các quốc gia mất giá so với đồng USD, sức ép tỷ giá tăng, NHNN đã mạnh tay bán ngoại tệ để bình ổn thị trường. Vì vậy theo các chuyên gia, khi xuất khẩu thuận lợi sẽ tạo được nguồn thu ngoại tệ để ổn định thị trường ngoại hối trong nước trước bối cảnh biến động. Nếu xuất khẩu giảm, cán cân thanh toán khó giữ trạng thái thặng dư, tất yếu sẽ ảnh hưởng tới công cụ điều hành chính sách của NHNN trong tương lai.

Ngọc Khanh

Tin liên quan

Tin khác

Nông thôn đang là thị trường tiềm năng của thương mại điện tử

Nông thôn đang là thị trường tiềm năng của thương mại điện tử

Không chỉ ở các đô thị lớn, làn sóng tiêu dùng số hóa đang len lỏi mạnh mẽ cùng bước đi của thương mại điện tử vào đời sống nông thôn, nơi sinh sống của đa phần dân số Việt Nam.
ChatGPT nâng cấp mạnh mẽ với tính năng ghi nhớ toàn bộ lịch sử trò chuyện

ChatGPT nâng cấp mạnh mẽ với tính năng ghi nhớ toàn bộ lịch sử trò chuyện

OpenAI vừa triển khai một nâng cấp quan trọng cho ChatGPT: tính năng “Bộ nhớ” (Memory) cho phép chatbot ghi nhớ và tham chiếu toàn bộ lịch sử trò chuyện với người dùng. Đây được xem là bước tiến đáng kể giúp ChatGPT trở nên thông minh và "cá nhân hóa" hơn bao giờ hết.
Ferrari Purosangue ấn tượng với gói độ thân rộng Novitec Esteso

Ferrari Purosangue ấn tượng với gói độ thân rộng Novitec Esteso

Purosangue, siêu SUV đầu tiên của thương hiệu Ferrari được hãng độ danh tiếng Novitec nâng tầm với gói Esteso, mang đến ngoại thất hầm hố và sức mạnh vượt trội lên đến 755 mã lực.
Sáng 14/4: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng

Sáng 14/4: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay giảm 16,480 USD xuống 3.221,45 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.245,41 USD/oz, tăng 0,81 USD so với đầu phiên.
Ducati Panigale V4 Lamborghini – kiệt tác kết hợp hai biểu tượng Ý

Ducati Panigale V4 Lamborghini – kiệt tác kết hợp hai biểu tượng Ý

Trong khuôn khổ Tuần lễ Thiết kế Milan 2025, Ducati chính thức ra mắt mẫu xe Panigale V4 Lamborghini – một tuyệt phẩm hai bánh được tạo ra từ sự hợp tác giữa hai biểu tượng xe Ý: Ducati và Lamborghini.
Tiffany ra mắt đồng hồ đính 771 viên kim cương, giới hạn chỉ 10 chiếc

Tiffany ra mắt đồng hồ đính 771 viên kim cương, giới hạn chỉ 10 chiếc

Tiffany & Co. vừa trình làng kiệt tác đồng hồ trang sức cao cấp mới nhất – Tiffany Bird on a Flying Tourbillon Azure Blossom, một tuyệt phẩm giới hạn chỉ 10 chiếc.
Giá vàng thế giới tuần tới: Căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính

Giá vàng thế giới tuần tới: Căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính

Các chuyên gia và nhà đầu tư cùng chung nhận định rằng căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính hỗ trợ kim loại quý. Thị trường đang báo hiệu rằng vàng là tài sản dẫn đầu trong thời kỳ bất định phía trước.
Mất 2 năm để hoàn thiện Porsche 911 GT3 RS với gói độ Sonderwunsch hiếm có

Mất 2 năm để hoàn thiện Porsche 911 GT3 RS với gói độ Sonderwunsch hiếm có

Porsche 911 GT3 RS Sonderwunsch siêu hiếm là phiên bản 992 cuối cùng tại Brazil, sở hữu gói nâng cấp đỉnh cao với màu sơn làm thủ công Explosive Gold Chromaflair và thời gian thực hiện 2 năm.
Robot Samsung mới được hỗ trợ bởi AI này sẽ theo bạn khắp nhà để trả lời các câu hỏi

Robot Samsung mới được hỗ trợ bởi AI này sẽ theo bạn khắp nhà để trả lời các câu hỏi

Samsung vừa công bố kế hoạch ra mắt robot Ballie - một trợ lý AI di động độc đáo - vào mùa hè này tại Hàn Quốc và Mỹ. Được giới thiệu lần đầu tại CES 2020, chú robot hình cầu dễ thương này hứa hẹn mang đến trải nghiệm hỗ trợ cá nhân hóa, theo chân người dùng khắp nhà để trả lời câu hỏi và đáp ứng nhu cầu hàng ngày.
Hà Nội vào cuộc kiểm tra an toàn thực phẩm từ 15/4

Hà Nội vào cuộc kiểm tra an toàn thực phẩm từ 15/4

UBND TP. Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1969/QĐ-UBND về việc thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành công tác An toàn thực phẩm “Tháng hành động vì An toàn thực phẩm” năm 2025.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data