Khi hiệp hội nhập cuộc
![]() | Gian nan bảo vệ chỉ dẫn địa lý cà phê |
![]() | Phổ biến các cam kết trong EVFTA về chỉ dẫn địa lý |
Nhờ chất lượng hảo hạng với hương thơm đặc trưng, vị dịu, độ axít thấp, hàm lượng caffeine trung bình, hàm lượng chất tan cao cùng với lợi thế về đất đai, khí hậu và bề dày lịch sử, cà phê nhân Robusta của tỉnh Đắk Lắk mang chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột đã được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.
Tuy vậy, hiện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk mới có 12 công ty kinh doanh cà phê được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột, với sản lượng đăng ký 40.950 tấn cà phê nhân/năm.
![]() |
Người tiêu dùng khó nhận biết thương hiệu có chỉ dẫn địa lý của nước mắm Phú Quốc |
Hay nước mắm Phú Quốc là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được Liên minh châu Âu công nhận đạt chỉ dẫn địa lý vào năm 2013, song dù được Nhà nước hỗ trợ để phát triển thành “thương hiệu quốc gia”, được công nhận là làng nghề truyền thống nhưng nước mắm Phú Quốc vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức.
Đó là đánh giá của bà Hồ Kim Liên, Chủ tịch Hội Nước mắm Phú Quốc tại Hội thảo “Chỉ dẫn địa lý Việt Nam – Italia: chia sẻ thông tin và kinh nghiệm” vừa tổ chức mới đây.
Về lý thuyết, chỉ dẫn địa lý thực sự là một công cụ tuyệt vời để bảo vệ và gia tăng giá trị cho hàng hoá chất lượng với những đặc tính và phương pháp sản xuất truyền thống được kế thừa ở một vùng cụ thể. Do đó, chỉ dẫn địa lý có thể đóng góp đáng kể cho sự phát triển bền vững của toàn bộ khu vực xuất xứ, tăng thêm doanh thu và việc làm mới cho các DN sản xuất cũng như quảng bá di sản của khu vực đó, với những lợi ích kinh tế - xã hội rộng lớn hơn.
Italia được biết đến là một trong những quốc gia phát triển nhất trên thế giới. Những thương hiệu “Made in Italy” đã trở nên nổi tiếng và khẳng định được vị thế trên mọi lĩnh vực, từ máy móc công nghiệp, xe máy, đồ điện gia dụng cho đến các mặt hàng thực phẩm như cà phê, mỳ Ý, thịt nguội, phô mai, rượu...
Ông Lê Ngọc Lâm, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu Trí tuệ dẫn chứng, Italia cũng có số lượng chỉ dẫn địa lý lớn nhất EU, với 571 sản phẩm mang tên gọi xuất xứ được bảo hộ (PDO), 243 sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ (PGI) và 2 sản phẩm đạt chứng nhận sản phẩm truyền thống (TSG). Doanh thu mà các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý hàng năm chiếm khoảng 10% doanh thu của nền kinh tế nông nghiệp và thực phẩm, đạt khoảng 7,8 tỷ Euro giá trị xuất khẩu và chiếm 21% tổng sản phẩm xuất khẩu của ngành nông nghiệp và thực phẩm.
Những con số ấn tượng đó cho thấy vai trò và đóng góp rất quan trọng của chỉ dẫn địa lý đối với sự phát triển của nền kinh tế cũng là minh chứng cụ thể nhất cho sự phát triển của hệ thống chỉ dẫn địa lý của Italia.
Hội thảo chính là cơ hội để các nhà quản lý, hiệp hội, DN, các nhà sản xuất, chế biến và kinh doanh trong lĩnh vực chỉ dẫn địa lý của Việt Nam có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc bảo hộ, quản lý và phát triển sản phẩm chỉ dẫn địa lý của châu Âu cũng như của Italia; và có thể nói đây cũng là diễn đàn trao đổi, hợp tác tiềm năng giữa các DN hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm, du lịch thông qua việc nắm bắt được các cơ hội phát triển, hợp tác trong lĩnh vực chỉ dẫn địa lý, ông Lâm kỳ vọng.
Trên thực tế, chỉ dẫn địa lý không chỉ mang lại giá trị cho các cộng đồng địa phương mà còn mang lại sự phát triển cho vùng nông thôn và thúc đẩy, tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới qua ngành sản xuất, chế biến, cũng như là các dịch vụ có liên quan khác. Có đăng ký chỉ dẫn địa lý, các sản phẩm của DN đó mới được đảm bảo về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, dễ dàng phát triển, quảng bá, do đó cơ hội xuất khẩu sẽ cao hơn, cơ hội tiếp cận được những thị trường tốt hơn.
Hiện, Việt Nam có 60 sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý vừa đa dạng về loại hình sản phẩm (hoa quả, thực phẩm, sản phẩm tiêu dùng), vừa mang tính đại diện cho các vùng miền trên khắp cả nước như cà phê Sơn La, nước mắm Phú Quốc…
Theo đó, chỉ dẫn địa lý còn là công cụ cho phép bảo tồn, chống lại sự lạm dụng, gian lận thương mại. Trong rất nhiều trường hợp, một chỉ dẫn địa lý bị sử dụng sai mục đích hay bị làm giả đã hạn chế việc tiếp cận đối với một số thị trường cụ thể, làm ảnh hưởng đến sự trung thành của khách hàng và ảnh hưởng đến cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp
