“Khát” lao động đi biển
![]() |
Ảnh minh họa |
Đơn cử tại tỉnh Khánh Hòa, thời gian qua có đến hàng chục chiếc ghe, tàu phải nằm bờ mỏi mòn trông chờ những lao động đi biển. Khi được hỏi nguyên nhân thiếu hụt lao động tham gia đi biển, nhiều chủ tàu cho hay, do hoạt động đánh bắt thủy sản trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn vì chi phí xăng dầu và nhu yếu phẩm tăng cao, trong khi lao động tham gia đánh bắt thường được trả công theo sản lượng sau khi trừ chi phí nên dẫn đến ngày công lao động quá thấp, không có lãi làm cho nhiều lao động nam không còn mặn mà với nghề đi biển, nhiều lao động đã chuyển sang nghề khác.
Tại cảng cá Hòn Rớ, TP. Nha Trang (Khánh Hòa) chỉ còn cảnh tàu cá ra vào đìu hiu chứ không còn nhộn nhịp như những năm trước. Anh Nguyễn Ngọc Long, chủ tàu KH 90109TS, phường Vĩnh Thọ, Nha Trang, Khánh Hòa cho biết, mỗi chuyến tàu đánh bắt cần tới 20 lao động nam, nhưng hơn 10 ngày nay chỉ tìm được vỏn vẹn 14 lao động, còn thiếu tới 6 lao động nữa.
Anh Long cho biết, mỗi chuyến đánh bắt thủy sản xa bờ các chủ tàu phải bỏ ra chi phí trên 120 triệu đồng, trong đó tiền tạm ứng cho lao động chiếm tới 40%, số còn lại mua nhu yếu phẩm và xăng dầu. Sau chuyến đánh bắt về các chủ tàu và lao động thường chia theo tỷ lệ ăn chia 5/5, 6/4 hoặc 7/3.
Theo anh Long, những năm trước đây, sau khi đánh bắt, các chủ tàu lãi từ 50 – 100 triệu đồng/chuyến, còn lao động thu nhập từ 7 – 10 triệu đồng/người. Thế nhưng, gần 1 năm trở lại đây các lao động không có lãi, chỉ có huề vốn và lỗ. Đơn cử như chuyến đánh bắt vừa mới đây của anh Long có doanh thu 120 triệu đồng, trong khi chi phí phải bỏ ra là 130 triệu đồng, như vậy anh đã lỗ 10 triệu đồng.
Cũng trong tình trạng loay hoay tìm lao động giống anh Long là anh Phan Văn Trận, Hòn Rớ, TP. Nha Trang, chủ tàu KH 91827TS. Tàu của anh Trận cần đến 10 lao động nhưng hiện chỉ tìm được 8 lao động, không đủ lao động tham gia đi biển nên đành phải nằm bờ.
Ngư dân Lê Văn Nam cho hay, 2 năm trước, mỗi chuyến đi, sau khi trừ chi phí anh còn dư được trung bình khoảng 7 triệu đồng tiền công tham gia đi biển. Nhưng từ gần 1 năm trở lại đây, đi chỉ huề vốn, không còn tiền đem về cho gia đình chi phí, hơn nữa, nghề biển rất nặng nhọc kèm theo nhiều rủi ro rình rập nên anh đang dự định chuyển sang nghề khác.
Hiện toàn tỉnh Khánh Hòa có trên 9.600 ghe tàu đang hoạt động đánh bắt thủy sản. Để các ngư dân yên tâm bám biển, thiết nghĩ các ngành chức năng cần có nhiều chính sách hơn nữa để hỗ trợ cho các ngư dân vươn khơi bám biển, phát triển hoạt động khai thác hải sản xa bờ, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc.
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
