agribank-vietnam-airlines

Khánh Hòa: Thêm 7 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP

 - 
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành quyết định về việc bổ sung danh mục sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018-2020.
aa

Theo quyết định, 7 sản phẩm được bổ sung tham gia Chương trình OCOP, gồm: nước uống đóng chai của xã Vạn Phú, chả cá của xã Vạn Thắng, dừa xiêm của xã Xuân Sơn (huyện Vạn Ninh), nem chua và chả lụa của phường Ninh Hiệp (thị xã Ninh Hòa), xoài sấy dẻo của xã Cam Thành Nam, thịt dê thương phẩm của xã Cam Phước Đông (TP. Cam Ranh).

Khánh Hòa: Thêm 7 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP
Dưa lưới Ô Xanh là một trong những sản phẩm của xã Sông Cầu, huyện Khánh Vĩnh tham gia Chương trình OCOP.

Trước đó, Khánh Hòa đã có 28 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP giai đoạn 2018-2020.

Trong đó, huyện Vạn Ninh có 5 sản phẩm, gồm: tỏi Vạn Hưng, dừa xiêm Vạn Thọ, chả cá Vạn Phú, kẹo dừa Vạn Long, chế tác trầm hương của xã Vạn Thắng.

Thị xã Ninh Hòa có 6 sản phẩm, gồm: tỏi Ninh Vân, nấm Ninh Hưng, gạo Ninh Quang, sản phẩm đồ nội thất bằng gỗ Ninh Phú, hoa cúc Ninh Giang, chế tác đá mỹ nghệ Ninh Giang.

TP. Nha Trang có 2 sản phẩm, gồm: nấm hữu cơ của Hợp tác xã nấm Vĩnh Ngọc, chuối của Tổ hợp tác cây ăn quả xã Vĩnh Lương.

Huyện Diên Khánh 4 sản phẩm, gồm: chế biến bún, bánh và chế biến nem chả của thị trấn Diên Khánh, xã Diên Thạnh, bánh tráng Diên Hòa, đúc đồng của thị trấn Diên Khánh.

Huyện Cam Lâm có 2 sản phẩm, gồm: xoài trên địa bàn huyện, khoai sáp Cam Hòa.

Huyện Khánh Vĩnh có 3 sản phẩm, gồm: bưởi da xanh, dưa lưới Ô Xanh và cà chua trái cây của xã Sông Cầu.

TP. Cam Ranh có 3 sản phẩm, gồm: táo Cam Thành Nam, rau VietGap Cam Phước Đông, tôm hùm Cam Bình và Cam Lập.

Huyện Khánh Sơn có 3 sản phẩm, gồm: sầu riêng, chuối, mía tím.

KHP

Tin liên quan

Tin khác

Kon Tum đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng

Kon Tum đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng

Trong bối cảnh nền kinh tế cả nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức, việc đẩy mạnh đầu tư công trở thành một trong những giải pháp quan trọng để đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững. “Tại Kon Tum, tỉnh miền núi Tây Nguyên, công tác này đang được nỗ lực thực hiện với mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng GRDP 2 con số vào năm 2025”.
Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Theo Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh TP. Hà Nội, tính đến cuối tháng 2/2025, tổng dư nợ các chương trình tín dụng trên địa bàn đạt 16.794 tỷ đồng với 269.415 khách hàng đang vay vốn, tăng 227 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, dư nợ ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội chiếm trên 99,9%, với sự tham gia của Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên.
Hà Nội tăng tốc ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp

Hà Nội tăng tốc ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 73/KH-UBND, đặt nền móng cho chiến lược phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố đến năm 2030. Đây là bước đi quan trọng nhằm hiện đại hóa ngành nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất và đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của Thủ đô.
Người dân đổi đời nhờ ngân hàng

Người dân đổi đời nhờ ngân hàng

Trên những triền đồi ở xã Tây Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, những vựa cam chín vàng óng ánh dưới nắng sớm, tỏa hương thơm dịu ngọt hứa hẹn mang đến một vụ mùa bội thu. Cũng từ nơi đây, cam Cao Phong đã theo những chuyến xe tỏa đi muôn nơi.

Sản phẩm OCOP rộn ràng vào vụ Tết

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang cận kề, cả nước lại rộn ràng chuẩn bị cho mùa lễ hội quan trọng trong năm. Hòa vào không khí đó, các chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP ở khu vực miền Trung cũng đang bước vào giai đoạn cao điểm, tăng tốc sản xuất để kịp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong dịp này.

Nhà băng hướng tín dụng về nông thôn

Tại Đại hội Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII mới đây, Ngân hàng TMCP Phát triển Việt Nam (HDBank) đã giới thiệu và ra mắt dịch vụ HDBank Nông thôn và chính thức triển khai chương trình cho vay nông nghiệp nông thôn với lãi suất 0% (trong thời gian ưu đãi) trên toàn hệ thống.

Nâng cao chuỗi giá trị dừa trong xu hướng xanh hóa

Trồng dừa không chỉ là ngành nông nghiệp mà khai thác các sản phẩm từ dừa còn là một ngành công nghiệp quan trọng của thế giới. Nhưng cũng như mọi ngành công nghiệp khác, ngành công nghiệp khai thác, chế biến dừa cũng phải thích ứng với những bối cảnh mới của công nghệ và môi trường trong xu hướng xanh hóa của nền kinh tế.

“Mỏ vàng xanh” đang dần lộ diện ở Gia Lai

Gia Lai, một tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, đang dần trở thành điểm sáng thu hút các dự án đầu tư nông nghiệp công nghệ cao. Có được kết quả khả quan đó, chính nhờ sự nỗ lực của địa phương trong việc tập trung khai thác những lợi thế về điều kiện tự nhiên và xây dựng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Hiện trên địa bàn có 295 dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, với diện tích lên tới gần 3.500 ha.

Băn khoăn nguồn nhân lực xây dựng nông thôn mới

Nhân lực chất lượng cao chính là “chìa khóa” để nâng tầm chương trình xây dựng nông thôn mới tại Bắc Trung Bộ cũng như ở các khu vực khác, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội toàn diện.

QTDND Thọ Nghiệp: Điểm tựa giảm nghèo, phát triển nông thôn mới

30 năm hình thành và phát triển (1994-2024), Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) Thọ Nghiệp, huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định đã phát huy làm tròn được sứ mệnh và nhiệm vụ mà Đảng và Nhà Nước giao cho đó là kênh tín dụng ngân hàng của dân, hoạt động vì lợi ích của các thành viên, góp phần xóa bỏ và ngăn chặn tệ nạn hoạt động tín dụng đen cho vay nặng lãi trong quần chúng nhân dân địa phương.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data