agribank-vietnam-airlines

Khai thác tốt dữ liệu dân cư cho phát triển dịch vụ

Minh Phương
Minh Phương  - 
Tính đến đầu tháng 11/2024, có 9 NHTM hoàn thành kết nối luồng liên kết tài khoản an sinh xã hội với tài khoản ngân hàng phục vụ cho chi trả an sinh xã hội.
aa
Ứng dụng dữ liệu dân cư phục vụ chuyển đổi số ngân hàng Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 Thủ tướng chỉ đạo gỡ "điểm nghẽn” trong triển khai Đề án 06

Tại Thông báo số 530 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tại Hội nghị thúc đẩy các nhiệm vụ Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), trong đó có đánh giá về thủ tục hành chính, quy định kinh doanh tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa, số lượng và chất lượng dịch vụ công trực tuyến được nâng lên. Trong đó, 23 trên 25 dịch vụ công thiết yếu trên Cổng dịch vụ Công quốc gia theo Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ được thực hiện toàn trình - tức là các dịch vụ hành chính công người dùng tải mẫu điền thông tin, chụp hình, hoàn thiện đến khâu thanh toán qua tài khoản ngân hàng hoặc các ví điện tử. Giúp tiết kiệm cho nhà nước và xã hội gần 3.500 tỷ đồng mỗi năm.

Thanh toán không dùng tiền mặt khâu quan trọng hoàn tất một giao dịch trực tuyến toàn trình
Thanh toán không dùng tiền mặt khâu quan trọng hoàn tất một giao dịch trực tuyến toàn trình

Đối với ngành Ngân hàng, thực hiện các nhiệm vụ của Đề án 06, thời gian qua, NHNN luôn chú trọng công tác chỉnh sửa, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về thanh toán không dùng tiền mặt và thúc đẩy phát triển tiện ích thanh toán điện tử. Đồng thời, NHNN đã ban hành chiến lược thúc đẩy hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt đến năm 2030. Bên cạnh đó, NHNN đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành tham mưu cho Chính phủ, trình Quốc hội Luật Các TCTD sửa đổi vào tháng 1/2024 và đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán không dùng tiền mặt.

Thống kê cho thấy, số lượng giao dịch thanh toán qua kênh internet và mobile bình quân giai đoạn 2021-2023 lần lượt tăng trưởng ở mức 52% và 103,3%. Tăng trưởng về số lượng và giá trị thanh toán qua phương thức QR Code đạt hơn 170%.

Năm 2023, có gần 62 triệu mã VietQR được sử dụng để nhận tiền, gấp hơn 10 lần so với số lượng mã VietQR được tạo năm 2022. Hiện đã có hơn 87,08% người trưởng thành tại Việt Nam có tài khoản ngân hàng, 182 triệu tài khoản thanh toán của khách hàng cá nhân và hơn 147 triệu thẻ ngân hàng đang hoạt động. Những kết quả trên cho thấy việc chuyển đổi số ngành Ngân hàng có bước phát triển mạnh mẽ.

Đặc biệt, tại các thành phố lớn, tốc độ triển khai các dịch vụ và kết nối với hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt đang diễn ra mạnh mẽ. Với lĩnh vực giao thông - một trong những trụ cột quan trọng của thành phố thông minh, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) đã phối hợp chặt chẽ với đơn vị quản lý và vận hành giao thông công cộng của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh để triển khai phương thức thanh toán thẻ vé bằng thẻ NAPAS không tiếp xúc (contactless). Hiện, NAPAS đang triển khai thanh toán thẻ vé với 11 tuyến xe buýt điện Vinbus tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, dự kiến tiếp tục sẽ triển khai thanh toán thẻ NAPAS trên các tuyến metro thông qua thẻ nội địa.

Về kết quả triển khai chi trả an sinh xã hội, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, số liệu mới nhất tính đến thời điểm hiện nay của NHNN chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, cho thấy nhiều quận huyện trên địa bàn có tỷ lệ chi trả lương hưu đạt trên 70%, một số quận huyện chi trả trợ cấp bảo hiểm, triển khai chi cho người có công lên đến 40%.

Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TP. Hồ Chí Minh cho biết, UBND thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án 06 và chỉ đạo tổ chức triển khai chi trả an sinh xã hội không bằng tiền mặt. Theo đó, các TCTD trên địa bàn chủ động phối hợp với các quận, huyện để thực hiện các hoạt động mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt. Các TCTD kết hợp sự kiện tổ chức hội chợ với ngày thanh toán không dùng tiền mặt, chỉ trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt, tư vấn mở tài khoản, mở thẻ miễn phí.

Đơn cử như tại Ngân hàng Quân đội (MB), tất cả các tài khoản của ngân hàng mở cho người dân trong chương trình thực hiện Đề án 06 đều miễn phí; nhân viên ngân hàng luôn sẵn sàng hướng dẫn người dùng dịch vụ ngân hàng hiện đại nhận tiền, chuyển tiền, thanh toán… qua ứng dụng (App) ngân hàng điện tử. Hiện nay, các ngân hàng đã liên kết mạng lưới liên thông nên việc chuyển tiền không còn lo mất phí. Bên cạnh đó ngân hàng có các chương trình tính điểm cho khách hàng nhận thêm ưu đãi khi thanh toán qua ngân hàng càng nhiều càng nhận nhiều lợi ích để gia tăng dịch vụ và thu hút người dùng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

Đại diện NHNN thành phố cho biết, sẽ tiếp tục thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong các dịch vụ công với tỷ lệ tối đa đối với người nhận lương hưu, tiếp đến là người thuộc diện chính sách có công và chi trả trợ cấp xã hội với người đủ điều kiện về sức khỏe. Trong đó, chỉ đạo các TCTD tích cực và chủ động phối hợp với UBND các quận, huyện, thành phố Thủ Đức; phường, xã trong việc truyền thông lợi ích của việc thanh toán không dùng tiền mặt, hướng dẫn người dân thực hiện mở tài khoản nhận an sinh xã hội, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tại các điểm chi trả, đồng thời xây dựng những chính sách ưu đãi về phí.

Theo các chuyên gia công nghệ, thanh toán không dùng tiền mặt là công cụ quan trọng để hoàn tất toàn trình một dịch vụ công và còn tác động lan tỏa ra nhiều lĩnh vực kinh doanh khác. Qua đó, ngành Ngân hàng thời gian qua đã nâng cấp Cổng dịch vụ Công và Một cửa điện tử NHNN đáp ứng quy định mới của Chính phủ và các bộ ngành hữu quan. Đặc biệt là sau khi kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, nhiều dịch vụ ngân hàng đã mở ra cho xã hội. Trong đó, Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) đến nay đã xác thực khoảng 57 triệu lượt hồ sơ khách hàng theo phương thức offline. Từ đó, mở ra cơ hội cho các TCTD cho vay bằng phương thức điện tử phát triển sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống.

Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đang mở ra cho một TCTD triển khai dịch vụ chấm điểm khả tín, 9 NHTM và công ty tài chính đang nghiên cứu tích hợp kỹ thuật số triển khai kết nối khai thác dịch vụ chấm điểm khả tín của Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06). Theo các ngân hàng, việc chấm điểm khả tín sẽ giúp các ngân hàng và công ty tài chính cấp các khoản tín dụng tín chấp có giá trị nhỏ, trước mắt là dựa vào nguồn thu nhập, tiền công, tiền lương… thanh toán qua ngân hàng.

Để thực hiện tốt hơn nữa Đề án 06, một số nhiệm vụ được ngành Ngân hàng ưu tiên thời gian tới là đẩy mạnh kết nối, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong việc quản lý nhà nước về phòng chống rửa tiền; Kết nối, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư liên quan đến nghiệp vụ thông tin tín dụng…; Kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử phục vụ phát triển kinh tế, xã hội như ứng dụng xác thực người dân qua thẻ căn cước công dân gắn chip và tài khoản định danh điện tử khi cung cấp dịch vụ ngân hàng; Kết nối, khai thác dữ liệu dân cư phục vụ các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng…

Minh Phương

Tin liên quan

Tin khác

Kiến thức tài chính – hành trang không thể thiếu trong học đường

Kiến thức tài chính – hành trang không thể thiếu trong học đường

Vừa qua, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 172/TB-VPCP ngày 11/4/2025 kết luận của Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện tại Phiên họp lần thứ hai. Trong đó nêu rõ cần chú trọng công tác truyền thông, giáo dục, nâng cao kiến thức, hiểu biết về tài chính và kỹ năng sử dụng dịch vụ tài chính, quản lý tài chính cá nhân cho người dân.
Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Theo các chuyên gia kinh tế, khi thời điểm thị trường vàng biến động, nắm bắt tâm lý người dân đổ xô đi mua, các nhà vàng sẽ tăng biên độ giá mua vào và bán ra đẩy rủi ro cho người tiêu dùng. Vì thế cần thận trọng giao dịch lúc này bởi giá mua - bán vàng chênh lệch cao người dân rất dễ chịu thiệt.
Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (14/4), tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại phần lớn các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 25-50 đồng so với phiên trước.
Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Trên khắp nẻo đường quê hương núi Ấn - sông Trà, phong trào thi đua yêu nước đã trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy tập thể NHCSXH chi nhánh Quảng Ngãi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và phát triển bền vững.
Hà Nội bố trí 6.000 tỷ đồng uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội

Hà Nội bố trí 6.000 tỷ đồng uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội

Giai đoạn 2025 - 2030, Hà Nội dự kiến bố trí khoảng 6.000 tỷ đồng từ ngân sách thành phố để ủy thác qua chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của các nhóm đối tượng chính sách.
Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 12/04/2025, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) đồng tổ chức Diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân lần thứ 2 với chủ đề: "Chân dung và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân với sự phát triển bền vững của thị trường tài chính".
Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (12/4), tỷ giá trung tâm không đổi so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng - giảm với biên độ phổ biến từ 50-90 đồng so với phiên trước.
Dịch vụ tài chính hướng đến sự tiếp cận bình đẳng, an toàn cho người dân

Dịch vụ tài chính hướng đến sự tiếp cận bình đẳng, an toàn cho người dân

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 172/TB-VPCP ngày 11/4/2025 kết luận của Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện tại Phiên họp lần thứ hai.
Lan tỏa tri thức tài chính từ trường học đến cộng đồng

Lan tỏa tri thức tài chính từ trường học đến cộng đồng

Lần đầu tiên tại Việt Nam, một sân chơi giáo dục tài chính dành cho học sinh phổ thông chính thức được ra mắt. Tại buổi lễ ký kết hợp tác triển khai "Tài chính thông minh" - sân chơi giáo dục tài chính trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam giữa Thời báo Ngân hàng và Tập đoàn FPT, nhiều phụ huynh đã bày tỏ niềm vui và kỳ vọng sân chơi này sẽ mang đến những bài học bổ ích, gần gũi, giúp các bạn trẻ tiếp cận kiến thức tài chính một cách dễ dàng và hiệu quả.
Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

Hiện ở các ngân hàng, tiền gửi 1 tháng có tính chất linh hoạt, phù hợp với những người thường xuyên có nhu cầu sử dụng tiền gấp, nhưng lãi suất lại cao hơn hẳn so với tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi thanh toán.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data